Những điều cần chú ý về phong tục đi chùa ngày Tết

732

Từ lâu phong tục đi chùa ngày Tết trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt. Khi đi chùa dịp Tết bạn cần chú ý gì không? Để hiểu rõ về điều này mời bạn tìm hiểu gợi ý của JAMJA’s Blog dưới đây.

Việc đi chùa đầu năm không chỉ đơn giản là ước nguyện điều may mắn, đây còn là khoảnh khắc con người được hòa mình ở chốn thanh tịnh, tâm linh. Việc đi chùa không phân biệt nam nữ nhưng thường được chị em quan tâm nhiều hơn.

Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục đi chùa ngày Tết của người Việt. cùng tìm hiểu thêm nhé!

Điều cần biết khi đi lễ chùa ngày Tết

– Mùng 1

Đi chùa mùng 1 Tết là tục lệ quen thuộc, thậm chí nhiều gia đình lên chùa vào đêm Giao thừa. Gia chủ mong muốn cầu xin cho bản thân và cả gia đình thêm khỏe mạnh, tài lộc, tai qua nạn khỏi. Mong muốn gia đình hòa thuận với thế giới hòa bình và chúng sinh an lạc hơn.

Theo phong tục, đi chùa mùng 1 cũng mong muốn cho cả năm an lạc, may mắn và hứa hẹn một năm tràn ngập niềm vui.

– Mùng 2, 3

Đây là thời điểm lễ đón Hỷ thần, vị thần của sự may mắn và hạnh phúc. Vì thế mà đi chùa vào hai ngày này sẽ cầu tài lộc, tiền bạc trong năm mới.

– Mùng 4

Thường thì mùng 4 cá gia đình sẽ đón những vị thần từ thiên đình về hạ giới để cai quản công việc trong một năm. Bạn thành tâm đi chùa vào ngày này thường mong muốn được linh ứng, mọi cầu mong đều thành hiện thực. Vì thế mà nếu cầu tình duyên bạn nên lựa chọn ngày này để đi chùa.

– Mùng 6

Ông bà ta quan niệm rằng, mùng 6 Tết là ngày bình an, ngày tốt cho mọi công việc và chuyến đi, xuất hành. Chính vì thế nếu đi chùa vào ngày này bạn sẽ cầu mong được sự bình an và sức khỏe cho bản thân, các thành viên trong gia đình.

Chi tiết phong tục đi chùa ngày Tết

Khi đi lễ chùa vào ngày Tết bạn nên tiến hành theo 5 bước cụ thể dưới đây:

– Ban thờ đức Ông: Đây là ban nên đến hành lễ trước, đặt lễ vật và thắp hương sau đó cầu khấn những điều mình mong muốn.

– Đặt lễ và lên hương án ở chính điện, lên điện nhang rồi làm lễ chư Phật – Bồ Tát.

– Tiếp đó là làm lễ ở tất cả các ban, sau khi lên hương hãy hành lễ 3 hoặc 5 vái. Với các chùa có điện thờ Thánh Mẫu thì nên đặt lễ và dâng hương.

– Sau đó là làm lễ ở ban thờ Tổ – nhà Hậu.

– Chuẩn bị ra về, đến các bạn hạ lễ rồi đến nhà trai giới hay khu vực tiếp khách để thăm hỏi sức khỏe các vị sư, tăng ở chùa và công đức theo tâm của mình.

Trên đây là một số lưu ý và chi tiết về phong tục đi chùa ngày Tết. Đây là nét văn hóa độc đáo và ấn tượng nhưng nên tiến hành đúng, tránh mê tín dị đoan gây ảnh hưởng đến tài vận và may mắn cho bạn trong năm mới nhé!

Rate this post

Comments

comments