Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Điểm đến an nhiên tịnh tâm ở Đắk Lắk

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Điểm đến an nhiên tịnh tâm ở Đắk Lắk

Với lối kiến trúc nhà rường Huế, ngôi Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Đắk Lắk không quá vươn cao mà trải dài theo bề rộng uy nghi. Đây được kenhhomestay.com nhiều lần giới thiệu rằng: Ngôi chùa nghiêm mật, trang trọng và lớn ở Đắk Lắk, hợp cho những ai muốn ghé đến chiêm bái hay thưởng ngoạn.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan nơi dành cho tham quan và chiêm bái.

Nhắc đến Đắk Lắk, là nghĩ đến du lịch Buôn Đôn, Buôn Ako Dhong, đồi Tâm Linh, Vườn quốc gia Yok Đôn…những nơi thuộc về đại ngàn hoang sơ. Nhưng ngoài ra còn có một nơi rất đỗi an nhiên, thanh tịnh, thiền tâm, đó chính là chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk.

1-Sơ lược về chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk

*Tọa độ của Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa có địa chỉ chính xác ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, đây cũng chính là chùa cổ lớn nhất của Buôn Ma Thuột nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Đồng thời cũng là nơi cuối cùng được vua chúa nhà Nguyễn sắc tứ.

*Lịch sử hình thành Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Khải Đoan Tự cái tên này là ghép bởi họ của Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (mẹ vùa Bảo Đaị) và vua Khải Định để ghi nhớ công đức của họ. Khi xây dựng, đích thân hoàng thái hậu đã chỉ định nơi này bởi bà nói theo phong thủy có thế “tiền thủy hậu sơn” là thế vượng phát đồng trời duy trì rất tốt cho chùa. Tiền thủy là hướng nhìn ra suối Đốc Học, hậu sơn là vùng đất cao bồi vững chãi.

Chùa có địa chỉ chính xác ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất

Tên gọi của chùa còn có tên Sắc tứ Khải Đoan tự, chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội. Vào khoảng 1951 đến 1953 chùa được đích thân Hoàng Thái Hậu chỉ đạo xây dựng, năm đầu hoàn thành hậu tổ và nhà giảng, 2 năm sau mới xây đến phần chánh điện.

XEM THÊM:  Bàn lại “cách sống” cùng The WoodCoffee, chứ bao lâu nay sống lỗi quá rồi

Toàn bộ quá trình dựng chùa được trực tiếp Đoan Huy Hoàng Thái Hậu chỉ thị nên các công đoạn đều chu đáo, tỉ mỉ từng khu một. Toàn bộ ngôi chùa được xây trên khu đất rộng gần 7 mẫu 8 sào 28m2 tạo nên một tổng thể rộng lớn, vững chãi.

2-Nét kiến trúc độc đáo của chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk

Không chỉ dành cho tâm linh, ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan, còn là nơi thưởng cảnh tuyệt đẹp nhờ vào kiến trúc độc đáo, tinh xảo.

Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc cung đình Huế rất cổ kính.

*Tổng quan kiến trúc Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa do các kiến trúc cùng thợ từ cố đô Huế thiết kế, xây dựng nên về tổng thể dáng dấp mang cung cách của cung đình cổ kính, pha trộn thêm một số nét kiến trúc của buôn làng nhà sàn Tây Nguyên, nên nhờ đó đẹp nền nã, độc đáo.

Tổng quan về kiến trúc chùa được thiết kế theo chũ Tam với trước mặt, lối vào là cổng tam quan, giữa là chánh điện, phần hậu là nhà thờ linh cốt và khu khuôn viên.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Điểm đến an nhiên tịnh tâm ở Đắk Lắk Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Điểm đến an nhiên tịnh tâm ở Đắk LắkChùa do các kiến trúc cùng thợ từ cố đô Huế thiết kế nhưng bạn sẽ vẫn bắt gặp ở đó dáng dấp nhà dài của dân tộc Tây Nguyên

Cũng giống như nhiều kiến trúc chùa thường thấy, nơi này phần mái được thiết kế uốn cong hình vòm theo kiến trúc mái nhà rông, uốn lượn với đôi giao long quyện mây lướt gió vừa đẹp mắt, trang trọng. Nhìn từ xa, ngôi chùa cùng mái vòm hòa vào nền trời, thật đẹp mắt, uy nghi.

*Cổng Tam Quan Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Thiết kế cổng tam quan là thường thấy ở phần lớn các chùa chiền. Đây là nơi đầu tiên du khách nhìn thấy và biết tên chùa cũng như là phần cổng chào đón du khách. Cổng tam quan chính là 3 phần cửa, cao 7m rộng hơn 10m có 2 tầng mái.

XEM THÊM:  Lảo Thẩn - Điểm du lịch trekking nổi tiếng tại Lào Cai

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Điểm đến an nhiên tịnh tâm ở Đắk LắkPhần cổng tam quan cũng như nhiều ngôi chùa khác

Đặc biệt phần tầng mái trên của cổng tam quan còn được thờ phụng thần Hộ Pháp Vi Đà, 2 cửa còn lại thờ Hộ Pháp và Tiêu Diện. Tên của chùa được khắc bằng phiên âm tiếng Hán tự, cổng có màu nâu vàng để toát lên sự cổ kính, nhã nhặn thường thấy.

*Chánh điện Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Từ khi khởi công, đến 2 năm sau, phần chánh điện mới được xây dựng. Riêng chánh điện được đầu tư và bỏ nhiều tâm huyết nhất nên đây cũng là điểm nhấn ấn tượng cho chùa Sắc Tứ Khải Đoan.

Phần công trình chính và được đầu tư công phu nhất là chính điện

Chánh điện thôi cũng có đến 2 kiến trúc khác nhau: Nửa phần trước là kiến trúc nhà rông dân tộc với hệ thống cột kèo theo thiết kế cung đình Huế, phần sau lại được dựng nên với dáng dấp hiện đại.

Chánh điện trải dài với những dãy nhà thấp cột gỗ gỗ lim đỏ vững chãi, bên trên là các mái ngói đỏ tươi với 8 mái chầu diên cùng đỉnh mái lưỡng long chầu nguyệt. Bên trong chánh điện có rất nhiều các pho tượng phật mạ vàng, cùng bảng hoành phi chạm trổ công phu chữ Hán.

Nét kiến trúc của Sắc Tứ Khải Đoan độc đáo mà lại hài hoà

Nội điện nơi tôn trí: Tượng Phật Thích Ca, chuông đồng cao 1,1m, đài sen gỗ quý, tượng Quan Âm Bồ tát.

Không gian này thờ phụng các vị phật, để du khách lễ bái, thăm quan và còn để nhắc nhở mọi người về Phật phổ độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về việc phát tâm thiện lành.

*Đại Hồng Chum

Đến chùa Sắc Tứ Khải Đoan, mọi người thường ghi dấu ấn về Đại hồng chung. Đây chính là một kiệt tác, là quả chuông nặng 380kg, cao 1,15m, chu vi đáy 2,7m, món quà quý của thái tử Nguyễn Phúc Bảo vào năm 1954. Để tạo nên chuông, người đã nhờ đến các nghệ nhân phường đúc Huế thực hiện tỉ mỉ, đầu tư nhất.

XEM THÊM:  Biển An Bàng - Thiên nhiên hoang sơ nơi Hội An cổ kính

Chuông đồng này là biểu tượng của Sắc Tứ Khải Đoan tự.

Vì thế khi chuông đồng ngân vang, âm thanh của nó dường như lan tỏa, vang xa khắp núi rừng và mang đến sự trang nghiêm, uy nghi.

*Quan Âm Cát

Quan Âm Cát của chùa Sắc Tứ Khải Đoan có thiết kế mới lạ, đẹp mắt ở việc được dựng hình lục giác 6 trụ cạnh trên 1 tòa sen giữa hồ tron. 6 trụ, mỗi một trụ đều được chạm khắc nổi hình rồng đang quẫy đuôi mềm mại.

Quan Âm Cát của chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Đằng trước quan âm cát chính là biểu long mã phù đồ cùng một cây cầu nho nhỏ nối liên đến. Nhìn thấy quan âm là thấy sự bao dung, hiền hòa, sự cứu khổ cứu nạn nên người người đến đây lễ bái khá nhiều.

*Tòa Đài Bảo Tháp

Như bất cứ ngôi chùa nào khác, nơi này có khu Bảo Tháp thờ phật A Di Đà cao 1,1m bằng đồng, bên dưới là linh cốt, thờ hòa thượng Thích Quang Huy. Cũng như thiết kế của Quan Âm Cát, cổ lầu có 6 cạnh nhưng có đến 2 tầng. Trên đỉnh là 1 đài sen bằng gỗ cao 0,35m. Dưới cột trụ là lục lăng và các linh cốt có công với chùa.

Tượng Phật Thích Ca ở giữa chính điện được xây dựng bằng đồng

Cổ lầu bên trên được gắn các phù điêu để lột tả lại công đức đức Phật, bên dưới là các biểu tượng thường thấy của nhà chùa được đắp nổi như muôn hoa, muôn thú.

*Cây Bồ Đề và Tượng Phật lộ thiên

Phần hậu của chùa chính là khuôn viên nơi có bồ đề hàng chục năm tuổi. Không tự nhiên mà có, cây là tấm ân tình của đại đức Narada cất công đem từ Tích Lan đến đây khi đi hoằng pháp vào khoảng 1962. Dưới gốc cây còn có tượng Phật Thích Ca lộ thiên, công trình tuyệt đẹp nữa đó.

Sắc Tứ Khải Đoan vẫn là công trình đẹp, hiện đại và thể hiện được mỹ miều, uy nghi

Dù được khởi công xây dựng từ triều Nguyễn nhưng đến tận nay, chùa Sắc Tứ Khải Đoan vẫn là công trình đẹp, hiện đại và thể hiện được mỹ miều, uy nghi. Điều đó khiến nhiều người ngưỡng mộ và đến đây chiêm bái, thăm quan.

Tác giả: Hồng Hạnh Nguyễn

5/5 - (1 bình chọn)