Cột cờ Lũng Cú được xem là một trong những điểm đến không thể bỏ qua tại Hà Giang, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch đến khám phá mỗi năm. Điều gì khiến cho Cột cờ Lũng Cú trở nên hấp dẫn đến vậy? Cùng khám phá nhé!

Và Toidi xin bật mí 6 lý do bạn nên đến Cột Cờ Lũng Cú nhé

  1. Ngắm nhìn một Kiệt tác kiến trúc độc đáo giữa khung cảnh hùng vĩ
  2. Cột cờ lũng cú là biểu tượng linh thiêng của tổ quốc
  3. Nơi được coi là điểm check in của cực bắc
  4. Khám phá bản người Lô Lô dưới chân cột cờ
  5. Thưởng thức café Cực Bắc
  6. Check in Cột mốc cực bắc

Những bài viết hay mọi người đọc nhiều

3 Góc Chụp Ảnh siêu chất trên dòng Sông Nho Quế

Top 10 Điểm đến |Thần thánh” ở Hà Giang

Trọn bộ Kinh Nghiệm Du lịch Hà Giang tự túc

cot-co-lung-cu
Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp tại Cột cờ Lũng Cú nhìn từ trên cao ( https://flic.kr/p/24iRSQn / Cr: DAI TAM TRAN)

Cột cờ Lũng Cú thuộc tỉnh nào?

Cột cờ Lũng Cú thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang – một xã biên giới cực Bắc của Việt Nam, cách thành phố Hà Giang khoảng 200km về phía Bắc. Đây là một trong những cột cờ quốc gia rất được chú trọng bởi ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, vị trí đánh dấu chủ quyền biên giới phía Bắc,  khẳng định lãnh thổ.

Cột cờ nằm trên đỉnh núi Lũng Cú, còn gọi là núi Rồng

Cột cờ Lũng Cú cao 1470m so với mực nước biển, nằm ngay trên đỉnh núi Lũng Cú (còn gọi là đỉnh núi Rồng, bởi theo tiếng người H’mông Lũng Cú là Long Cư – đất thiêng nơi rồng ở). Cột cờ có tổng chiều cao là 33,15m, trong đó riêng phần chân đã được xây dựng cao 20,25m.

1. Kiến trúc ấn tượng, nổi bật

Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Cột cờ Lũng Cú hiện nay có hình dáng tổng quan khá giống với Cột cờ Hà Nội nhưng kích thước nhỏ hơn, gồm 3 phần: phần chân, phần thân và đỉnh. Phần chân cột cờ có đường kính 3,8m được xây dựng theo hình bát giác, mỗi cạnh là một tấm phù điêu được chạm khắc tinh xảo. Trên mỗi tấm phù điêu, các thời kỳ lịch sử của đất nước và phong tục tập quán, nét đặc trưng văn hoá của đồng bào dân tộc ở Hà Giang đã được minh hoạ một cách sống động. Sự xuất hiện của 8 mặt trống đồng – biểu tượng văn hoá ngàn năm của đất nước ở phía trên những tấm phù điêu càng tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc khi ghé thăm nơi đây. Phần thân có cầu thang xoắn ốc bên trong để di chuyển đỉnh. Phía trên đỉnh là cán cờ cao 12,9m với lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên dải đất hình chữ S.

cot-co-lung-cu-5
Chân cột cờ được dựng các tấm phù điêu tinh xảo với 8 mặt trống đồng phía trên ấn tượng (Cr: Ak sarabama)

Hành trình chinh phục Cột cờ Lũng Cú từ dưới chân núi bạn phải vượt qua 839 bậc cầu thang, được chia làm 3 chặng. Chặng đầu tiên từ chân núi đến nhà chờ nghỉ ngơi là 425 bậc, tiếp đến là 279 bậc để đi đến chân cột cờ, và từ chân đến đỉnh phải đi thêm 135 bậc thang xoắn ốc bên trong thân cột. Cuối cùng, bạn đã đặt chân lên được đỉnh Cột cờ Lũng Cú, chạm tay vào quốc kỳ thiêng liêng nơi địa đầu đất nước.

2. Cột cờ lũng cú là biểu tượng linh thiêng của tổ quốc

Cột cờ Lũng Cú còn có ý nghĩa rất quan trọng trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Tương truyền rằng, vào thời Lý, Thường Kiệt đã nhận thấy được vị trí chiến lược của đỉnh núi Rồng khi đem quân trấn giữ biên thuỳ nên đã cắm một lá cờ đánh dấu mốc biên cương lãnh thổ. Đến thời Quang Trung – Nguyễn Huệ, ông cũng rất coi trọng vùng đất này nên sau khi đánh bại quân phương Bắc, ông đã dựng một đồn gác và đặt trống cầm canh lớn trên đỉnh núi, gióng nhiều hồi vang xa khẳng định chủ quyền nơi biên giới.

check in lũng cú
Cột cờ Lũng Cú có ý nghĩa lịch sử quan trọng, luôn là điểm đến thu hút khách – Cr: Trinh Trần

Cột cờ Lũng Cú nằm ở vị trí trọng yếu ở đường biên giới phía Bắc tổ quốc nên đây cũng là địa danh chứng kiến bao lần giao tranh, chiến đấu giành từng tấc đất nơi biên cương của dân tộc ta như giai đoạn chiến tranh Biên giới năm 1979…

Trải qua bao thăng trầm, Cột cờ Lũng Cú đã trở thành một biểu tượng quốc gia có ý nghĩa lịch sử to lớn, một biểu trưng cho tinh thần tự tôn, chủ quyền độc lập của toàn dân tộc Việt. Đến thăm Cot co Lũng Cú, ai trong mỗi chúng ta cũng cảm thấy tự hào về lịch sử vẻ vang của đất nước, dâng trào niềm tự hào dân tộc.

 

Mọi người đọc Nhiều : 3 Góc Chụp Ảnh Siêu Chất tại Sông Nho Quế

Cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ

Có thể nói đặt chân đến Cột cờ Lũng Cú, bất kỳ ai nào cũng sẽ choáng ngợp trước cảnh sắc hùng vĩ nơi núi rừng biên cương đất nước. Chinh phục từng bậc thang lên tới cột cờ, cảnh thiên nhiên trước mắt sẽ mở ra từng khám phá mới lạ, phía xa là những cánh đồng ruộng, nếp nhà đơn sơ của đồng bào dân tộc, hay lớp núi đá trầm tích ấn tượng của cao nguyên đá Đồng Văn. Nếu may mắn đến Lũng Cú vào khoảng tháng 9 – tháng 12, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đang mùa lúa chín với sắc vàng óng ánh trải dài mênh mông hay các cánh đồng tam giác mạch vào mùa nở hoa nhuộm hồng cả một khoảng trời.

cot-co-lung-cu-banner
Cột cờ nằm trên đỉnh núi Lũng Cú, còn gọi là núi Rồng ( Cr: Macro Pham)

Điểm đặc biệt nổi bật giữa không gian núi rừng khi nhìn từ trên cao là hai hồ nước nhỏ hai bên núi, được người dân rất quý trọng, tôn thờ gọi là “mắt rồng” bởi quanh năm không bao giờ cạn nước. Từ đỉnh cột cờ, non nước đất trời Hà Giang thu vào tầm mắt với quang cảnh núi rừng hùng vĩ, dòng sông Nho Quế hiền hoà uốn lượn ôm ấp những dãy núi, thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm ẩn mình giữa trùng điệp núi non.

3. “Check-in” cực chất tại Cột cờ

Nhà thơ Vũ Duy Thông đã từng viết: “Là người Việt Nam, nếu chưa một lần được đứng trên đỉnh Lũng Cú để ngắm lá cờ của Tổ quốc, kể ra vẫn thiếu thiếu cái gì đó…”. Chính vì vậy, khi đến với Cột cờ Lũng Cú, điều đầu tiên là bạn phải chinh phục hết 839 bậc thang lên đến đỉnh, chạm vào lá quốc kỳ thiêng liêng, ngắm nhìn nó tung bay trên bầu trời. Tiếp theo, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng hùng vĩ từ trên cao, giao hoà với mây trời nơi địa đầu tổ quốc. Đừng quên lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời trên đỉnh cột cờ với lá quốc kỳ thân yêu nhé!

cot-co-lung-cu-3
Chạm tay vào lá cờ tổ quốc thiêng liêng trên đỉnh cột cờ ( Cr: Trần Hưng Trần

Ghé các điểm tham quan lân cận

Trên hành trình đến với Lũng Cú, bạn cũng có thể ghé thăm một số điểm tham quan hấp dẫn sau:

  • Làng văn hoá Lô Lô Chải: nằm ngay chân núi Lũng Cú, cách cột cờ chỉ khoảng 1km. Đây là điểm du lịch văn hoá nổi bật với màu sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc Lô Lô. Làng Lô Lô Chải vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn nét kiến trúc nhà cửa, mái ngói cùng nếp sống, sinh hoạt từ thời xa xưa ở cao nguyên đá, rất mộc mạc, bình dị nhưng gần gũi.
bản lô lô chải
Không gian bình dị, đậm nét văn hoá từ xa xưa tại làng Lô Lô Chải (, Cr: Lo Lo Ancient House)
  • Cột mốc cực Bắc: cách Cột cờ khoảng 4km, đi sâu vào làng Lũng Cú. Nơi đây mới được khai thác du lịch vào năm 2019.
  • Café Cực Bắc: nằm trong làng Lô Lô Chải dưới chân Cot Co Lung Cu, Café Cực Bắc là một điểm đến mà bất kỳ ai cũng không thể bỏ qua khi khám phá Lũng Cú. Quán café này do một người Nhật yêu Hà Giang tên Ogura Yasushy đầu tư mở, sau đó giao lại cho Lục Thị Vấn – một người phụ nữ dân tộc Lô Lô làm chủ kinh doanh.
Caffe Cực Bắc
Thưởng thức Café Cực Bắc là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến với Lũng Cú – ( Cr: Cafe Cực Bắc)

Thưởng thức đặc sản vùng cao

Bên cạnh việc thưởng thức café Cực Bắc ở làng Lô Lô Chải, bạn cũng có thể ghé các quán ăn của người dân trên hành trình đến với Lũng Cú để thưởng thức một số đặc sản của Hà Giang như bánh cuốn chan, xôi ngũ sắc, lẩu gà đen, thắng cố, mèn mén, thịt lợn cắp nách, bánh thắng dền, bánh tam giác mạch…

Đến Cột cờ Lũng Cú như thế nào? Thời điểm nào thích hợp?

Cách di chuyển

Để đến được Cột cờ Lũng Cú, đầu tiên bạn phải đến được thành phố Hà Giang. Từ các tỉnh phía Nam, bạn có thể đi xe ô tô/ tàu hoả/ máy bay đến Hà Nội rồi từ đó đi xe ô tô đến thành phố Hà Giang. Nhiều bạn lựa chọn phượt xe máy từ Hà Nội lên Hà Giang nhưng rất nguy hiểm vì chặng đường khá dài.

Từ thành phố Hà Giang đến Lũng Cú, bạn có thể di chuyển theo 2 cách:

  • Cách 1: Đón xe khách tuyến Hà Giang – phố cổ Đồng Văn tại bến xe để đến với Lũng Cú. Bạn nên tham khảo trước thời gian khởi hành của các chuyến xe để đảm bảo lịch trình di chuyển.
  • Cách 2: thuê xe máy/ ô tô đi từ Thành phố Hà Giang chạy đến Cột cờ, đây là cách được nhiều người lựa chọn bởi có thể chủ động được lịch trình, tranh thủ khám phá nhiều điểm tham quan trên đường đi.
Phương tiện đi Cột cờ lũng cú
Xe máy là phương tiện được nhiều người lựa chọn để khám phá Lũng Cú ( Cr : Huy Nguyen)

Thời điểm thích hợp tham quan Cột cờ Lũng Cú

Bạn có thể đến với Cột cờ Lũng Cú vào bất cứ thời điểm nào trong năm, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất là vào giai đoạn mùa lúa chín tháng 9 – tháng 10 và mùa hoa tam giác mạch từ giữa tháng 10 đến tháng 15. Bạn nên tham khảo thời tiết Hà Giang khi quyết định khám phá Lũng Cú, tránh đi vào những ngày mưa vì đường xấu, rất khó di chuyển.

Một số lưu ý khi đến Cột cờ Lũng Cú

Để hành trình chinh phục Cột cờ Lũng Cú trọn vẹn và ý nghĩa, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Cột cờ Lũng Cú là một điểm đến có thu phí với giá vé 25.000 VNĐ/người. Miễn phí vé đối với những người có công cách mạng, đối tượng chính sách như thân nhân liệt sĩ, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh, bệnh binh…
  • Đường đi đến Cột cờ Lũng Cú khá khó khăn, hiểm trở nên người cầm lái phải chắc tay và chú ý an toàn.
  • Nên mặc quần áo gọn nhẹ, giày thể thao để thuận tiện di chuyển, leo cầu thang chinh phục cột cờ. Nếu đi vào giai đoạn cuối năm, nên chuẩn bị đồ khoác để đủ ấm khi di chuyển.
  • Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia nên khi đến tham quan chú ý ăn mặc trang phục kín đáo, không quá hở hang phô trương sặc sỡ. Bạn có thể mặc áo cờ đỏ ao vàng để chụp ảnh “check-in” cùng biểu tượng quốc gia thiêng liêng này.

Những bài viết hay Nhiều người cũng đọc trên Toidi

3 Góc Chụp Ảnh siêu chất trên dòng Sông Nho Quế

Top 10 Điểm đến |Thần thánh” ở Hà Giang

Trọn bộ Kinh Nghiệm Du lịch Hà Giang tự túc

Loading

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.