Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vì sao giờ đây càng lúc càng nhiều hãng đồng hồ vin vào giá trị "di sản thương hiệu"?

P.W
9/8/2021 10:12Phản hồi: 108
Vì sao giờ đây càng lúc càng nhiều hãng đồng hồ vin vào giá trị "di sản thương hiệu"?
Thế giới đồng hồ xa xỉ của Thụy Sỹ giờ chỉ quan tâm tới một điều, đó là tính nguyên bản. Những thương hiệu nổi tiếng đổ rất nhiều tài nguyên chỉ để thuyết phục người dùng, chính là anh em, rằng món đồ họ bán cho anh em là một thứ có thể cùng đồng hành cả cuộc đời, và trong một số trường hợp, có khi còn truyền lại được cho thế hệ sau nữa.

Và đối với những cái tên lớn, từ Longines, cho đến Omega, Heuer hay Patek Philippe, còn gì nguyên bản hơn việc tạo ra một món hàng, một món đồ kết hợp cả những di sản của thương hiệu lẫn những công nghệ cao cấp nhất mà con người đã nghiên cứu được tính đến thời điểm hiện tại? Và thế là từ chỗ chỉ là một thiết bị cơ học để theo dõi thời gian, những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ giờ là chỗ để các hãng nhắc đi nhắc lại di sản của họ qua hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Thực tế là, nhiều công ty thậm chí còn đầu tư tiền của để nuôi một đội ngũ “sử gia”, tìm tòi quá khứ để củng cố hiện tại, và thậm chí còn hút khách bằng những viện bảo tàng của từng thương hiệu, như của AP dưới đây chẳng hạn:

[​IMG]

Một trong số đó, lấy ví dụ, là Audemars Piguet, thành lập năm 1875. Hiện tại họ có một nhóm nhân sự quản lý bảo tàng tuyệt đẹp do kiến trúc sư Bkarke Ingels thiết kế, tọa lạc tại Le Brassus, Thụy Sỹ. Đội ngũ 20 người này cũng kiêm luôn việc quản lý mảng di sản của hãng. Năm 2022 tới sẽ là kỷ niệm 50 năm ngày chiếc Royal Oak đầu tiên được ra mắt, và các “sử gia đồng hồ” cũng đã hoan hỉ thông báo rằng, họ đã tìm thấy thêm những chi tiết tưởng chừng bị lãng quên của lịch sử chiếc Royal Oak, thứ đã không được đề cập trong lễ kỷ niệm 40 năm chiếc đồng hồ này ra đời.


Tinhte_Dongho2.jpg

Tương tự như vậy là với Patek Philippe, Vacheron Constantin, Omega, Jaeger LeCoultre, IWC hay Tag Heuer. Càng lúc, số lượng những thương hiệu đồng hồ có mảng lịch sử, mở bảo tàng đồng hồ càng lúc càng nhiều. Một ví dụ khác là Stephane Belmont, giám đốc mảng di sản thương hiệu của Jaeger LeCoultre (thành lập năm 1833). Ông nhận định như thế này: “Di sản là điều cơ bản của ngành hàng xa xỉ, đơn giản vì lịch sử và truyền thống là chìa khóa để có được uy tín cho một thương hiệu.”

Tinhte_Dongho3.jpg

Còn ở Omega (thành lập năm 1848), Petros Protopapas, giám đốc mảng di sản của hãng này thì cho rằng: “Nhiệm vụ là gìn giữ và bảo vệ lịch sử để đảm bảo rằng thương hiệu, hay chính những người yêu mến thương hiệu, có những thông tin sâu và chính xác nhất về lịch sử.” Cũng không thể phủ nhận việc những di sản mà Omega có được với chiếc Speedmaster theo chân các phi hành gia đi vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng, hay những lần kỷ lục thế giới được đo đạc theo mức độ chính xác tính bằng phần trăm, phần nghìn giây, hoặc những chiếc Omega xuất hiện cùng James Bond trên màn bạc là thứ khiến rất nhiều người yêu mến thương hiệu này.

Tinhte_Dongho4.jpg

Không thể gọi điều này là xu hướng mới được. Ngay từ 30 năm về trước, tức là thập niên 90 của thế kỷ XX, khi làng đồng hồ cơ xa xỉ được hồi sinh sau cơn bão đồng hồ quartz tưởng chừng đã quét sạch quá khứ, nhiều người đã nhận ra rằng “ăn mày dĩ vãng”, nhắc lại huy hoàng thời quá khứ thực sự có thể giúp họ bán những sản phẩm ở thời điểm hiện tại. Ví dụ không đâu xa, với Tag Heuer tìm lại hào quang thời xưa cũ, với chiếc Monaco và Carrera từng cùng Steve McQueen chinh phục đường đua Le Mans những năm 60. Và phải thừa nhận rõ ràng chiến lược của họ đã có tác động tích cực tới doanh số.

Tinhte_Dongho5.jpg

Nhưng đã có thời điểm, lịch sử bị lãng quên tới mức phũ phàng. Catherine Eberlé-Devaux, cựu giám đốc mảng di sản của Tag Heuer, giờ làm việc cho Bvlgari chia sẻ, thập niên 80 và 90, khi Heuer được mua đi bán lại những hai lần, thế hệ quản lý mới nghĩ rằng kho tài liệu lưu trữ nằm phủ bụi, thay vì được lưu trong máy chủ đám mây, là những thứ rắc rối mất công quản lý, tốn tiền. Và thế là họ vứt hết tài liệu lưu trữ đi, để rồi khi cô Eberlé-Devaux làm việc, cô phải gây dựng lại thư viện tài liệu di sản của Heuer từ con số 0, nghĩa là phải đến cùng trời cuối đất để tìm kiếm những thứ tưởng chừng đã bị quên lãng, từ tài liệu hướng dẫn sử dụng những mẫu đồng hồ cũ, bích chương quảng cáo, hay những cuốn sách ghi lại lịch sử hãng.

Quảng cáo



Tinhte_Dongho6.jpg

Và rồi dần dà, giá trị của những vị trí giám đốc di sản của các hãng đồng hồ càng lúc càng tăng, đơn giản vì thành quả lao động của họ giúp hãng bán thêm được nhiều đồng hồ hơn. Thậm chí cả những nhà đấu giá cũng được hưởng lợi từ công việc họ làm. Nếu không tin anh em cứ nhìn giá của những chiếc Submariner hay Nautilus đời cũ những năm gần đây tăng vùn vụt. Đổi lại, các nhãn hàng cũng có được sức hút tích cực từ thị trường đồng hồ cổ.

Sébastian Vivas, giám đốc mảng di sản và bảo tàng của Audemars Piguet hiểu được cái sự lãng mạn trong công việc của ông, coi nó như một “hành trình tìm kiếm bất tận” và "giống một cuộc săn tìm kho báu không hồi kết. Sang năm nếu như chúng ta biết được những chi tiết mới xoay quanh việc nửa thế kỷ trước, thiên tài Gerald Genta đã tạo ra Royal Oak như thế nào, hẳn mẫu đồng hồ thể thao của AP rồi cũng sẽ tăng giá ầm ầm.

Protopapas của Omega thì cho rằng: “Một câu chuyện chân thật tạo ra sự tự tin cho khách hàng đối với thương hiệu. Nó có giá trị vì nó đóng vai trò là bằng chứng sống cho tính nguyên bản của thương hiệu. Ở cái thời điểm đã có quá nhiều lựa chọn khác nhau trên thị trường, thì lịch sử có thật là thứ tạo ra khác biệt.”

Tinhte_Dongho7.jpg

Vậy còn những thương hiệu mới nổi, những cái tên chẳng có lịch sử hào hùng như tầm cỡ của Omega hay Heuer? Họ làm thế nào để đu theo trào lưu, để thu hút khách hàng? Có lẽ một trong những ví dụ kinh điển phải kể đến chính là trường hợp của Bremont, thương hiệu đến từ nước Anh. Họ lấy những trang sử chẳng hề liên quan tới thương hiệu, ví dụ như những chiếc đồng hồ lấy cảm hứng từ chiếc máy bay đầu tiên của loài người, do anh em nhà Wright tạo ra, hay con tàu chiến HMS Victory và cỗ máy mã hóa trong thế chiến thứ II, Enigma. Đấy đều là những dấu mốc lịch sử mà gần như ai cũng biết đến, nhưng chúng tồn tại trước khi Bremont ra mắt chiếc đồng hồ đầu tiên (2007) cả trăm năm. Nhưng rồi thành công của Bremont cũng đặt ra được một ví dụ hoàn toàn hợp lý cho việc, nếu không có di sản riêng, thì đôi khi đi mượn cũng không sao cả.

Quảng cáo



Tinhte_Dongho8.jpg

Một thực tế không thể phủ nhận, đó là giá trị của di sản gắn liền với cảm xúc hoài cổ của con người. Và tính hoài cổ đã trở thành một kim chỉ nam, một dạng “tiền tệ” mới của thế giới đồ xa xỉ. Đầu năm nay, Cartier ra mắt chiếc Tank Cintrée, một phiên bản trung thành đến tuyệt đối với chiếc đồng hồ ra mắt 100 năm về trước.

Tinhte_Dongho9.jpg

Cái thời điểm Cartier Tank ra mắt lần đầu tiên, thế giới bước vào thập niên 1920 đầy ánh sáng và âm nhạc, kỷ nguyên Roaring Twenties. Sự ra mắt lại của chiếc Tank giống hệt như 100 năm về trước không đồng nghĩa với việc thế giới đang hướng vào một kỷ nguyên đầy háo hức (thẳng thắn mà nói thì rất có thể là ngược lại hoàn toàn). Nhưng giá trị của sự hoài cổ chính là tâm lý tích cực, và những ước vọng về ngày mai tươi sáng hơn. Vì thế, cho dù chỉ đơn giản là một chiến lược marketing, thì hy vọng và hoài cổ vẫn là thứ đôi khi ai cũng muốn có một chút xíu để đời thêm vui.

Theo Robb Report
108 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dual1
CAO CẤP
3 năm
Đúng là tư duy phương tây, đầu óc luôn là làm truyền thông ;))
dbdbdbdg
TÍCH CỰC
3 năm
@dual1 thế mới móc túi đc người dùng 😆
dual1
CAO CẤP
3 năm
@dbdbdbdg Các hãng sau này chắc lấy apple như là 1 ca marketing trong ngành thiết bị công nghệ. Trước đây truyền thông chủ yếu là ở các ngành dịch vụ, fmcg. ngành công nghiệp đồng hồ trước chỉ có trong giới chơi thì mới rành, giờ lên mxh toàn gặp các em phông bạt đeo con patek đặt tay lên vô lăng, nhờ truyền thông cả.
dbdbdbdg
TÍCH CỰC
3 năm
@dual1 uh nói chung propaganda hết thui 😁
Nhiều người VN và TQ thích mua Richard Mille (mới thành lập 2001) vì nó ... mắc
dbdbdbdg
TÍCH CỰC
3 năm
@khoailangchien hãng này nhìn mấy cái xấu vãi không hiểu sao mắc zị :v
@khoailangchien vì RM lấy celeb làm marketing
oh anh ấy đang đeo đh giống Nadal ,giống Khoailanghấp.. 😁
châu á lại rất thích làm màu
Tui nghèo tui xài Seiko ... 😆
@Bão Sài Gòn thêm chữ grand là khác bọt liền 😁
bustalyme
TÍCH CỰC
3 năm
Chưa đọc nhưng vote 5* và like share cái đã 😆
ikrag
ĐẠI BÀNG
3 năm
@bustalyme mây tầng nào gặp mây tầng đấy thôi bạn. Môi trường xung quanh bạn là như vậy thì đừng vội kết luận ai cũng như bạn 😆. Thứ nữa là bạn chưa biết đến việc đồng hồ cao cấp là tài sản, nếu biết đầu tư nó là tài sản tích lũy hợp lý không mất giá, thậm chí còn tăng giá.
bustalyme
TÍCH CỰC
3 năm
@ikrag Vâng, chúc bạn và toàn gia mạnh khoẻ
hoanghaich11
ĐẠI BÀNG
3 năm
@bustalyme Tự thưởng cho mình thì đúng hơn, mà phần nhiều lại ko mong người xung quanh nhận ra
bustalyme
TÍCH CỰC
3 năm
@hoanghaich11 Đúng là mình hay mua đồng hồ nhân dịp gì đó, cảm giác hạnh phúc khi đeo trên tay cho đến khi … mua đồng hồ mới 🤣
Target vào thị trường người giàu thôi

Giàu rồi họ đeo đồ Pha Ke thì người ta vẫn tưởng thật
nghèo đeo hàng Real thì cũng chả ai quan tâm đâu 😁
Cười vô mặt
Hoang DK PQC
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nguyenthucbk Bác nói đúng ý tui.
hoanghaich11
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nguyenthucbk Chuẩn đét, ô sếp mình đi HK mua con fake giá tiền việt khoảng 300k, hôm tiếp thằng chủ Đài Loan đem ra đeo, thấy thằng kia cứ nhìn chằm chằm vào đồng hồ rồi gật gật, giơ ngón tay cái number one. Hàng gin tầm hơn 100k Bidden, nhưng nó ko nghĩ là sếp đeo hàng fake
dbdbdbdg
TÍCH CỰC
3 năm
Chiếc đồng hồ đúng là những cỗ máy có sức hút nhất định, nhưng suy cho cùng tất cả cũng chỉ để móc túi người dùng dễ hơn mà thôi
Mày vui tính vãi
@dbdbdbdg uh ,nấc thang khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau : )
@dbdbdbdg @dbdbdbdg
2 bên cùng có lợi mà.
Di sản là thứ quan trọng với những thứ gọi là cổ điển . Đâu phải ai cũng thích Apple Watch hay Smarthome đâu
acthu
TÍCH CỰC
3 năm
Đồng hồ không phải đồ công nghệ 100%, nó mang nhiều tính giá trị của đồ trang sức hơn.
Nên smartwatch có phát triển thế này thì nó cũng có 1 đối tượng khách hàng riêng.
Dĩ nhiên đang nói tới mấy dòng sang xịn mịn. 😁.
0973288468
ĐẠI BÀNG
3 năm
để lưu giữ quá khứ huy hoàng.
Anhkhoa1010
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình thích những máy móc, công nghệ ( không phải mấy cái smartphone, laptop , smartwatch gì gì đó) nhìn những chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ rất thích cái sự hoàn thiện cơ khí của nó. Nhìn còn sướng hơn cả xem mấy "show tuyển chân dài cho đại gia"
@ikrag thực ra bác gõ vào google "các hãng đồng hồ đức" là ra cả đống mà, thương hiệu đức mà nhiều người biết đến là Nomos hoặc A. Lange & Söhne , cũng có một dạo mình mượn được đồng hồ đức Glashutte Original Moonphase, cái cảm nhận ban đầu ấy, cái cục tạo cót nó k bị xộc xệch như bọn đồng hồ thụy sĩ và cái núm vặn của nó như kiểu bị bôi dầu ấy, nó khác hoàn toàn cái kiểu sạn sạn bên đồng hồ thụy sĩ
nếu bạn muốn xem mấy hãng đó thế nào thì có thêm xem youtube bên đội ICS, vì bên đó review tốt và ảnh rõ nét đẹp ( mặc dù mình không khuyến khích mua chỗ này )
@hoangle12691 xem của bên ICS đi bạn, thấy mỗi kênh này là review nhìn rõ nét nhất
ikrag
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Pisces.Mist A.L&S so với Beguet, PP, AP
Glashutte so với Blancpain, U.N, JLC, Zenith
Chứ đem so với mấy hãng Thuỵ Sỹ đại trà như Longines, FC thì ko ổn, còn dạng bình Thuỵ Sỹ ruột Đài Loan như Ogival khỏi nói 😆
cumhencui
TÍCH CỰC
3 năm
@Pisces.Mist đặc điểm của các đồng hồ Đức là dày lắm Bác ơi !
độ hoàn thiện thì cao cấp rồi
toàn nổ cho cố, cỗ máy thời gian, tinh xảo này nọ, đo thời gian không chính xác bằng cái casio 120k
s89hd
TÍCH CỰC
3 năm
@If you dont mind so sánh khập khiễng thế bác. 1 con là điện tử, 1con là máy móc cơ khí..
tieu.ngao
TÍCH CỰC
3 năm
@If you dont mind Chuẩn cmnl
@s89hd Chỉ so sánh với mấy thằng mang chuyện đo thời gian chính xác ra nổ thôi bác. Thà nó nổ thiết kế đẹp, vật liệu quý hiếm thì ai so sánh. Cứ nổ về độ chính xác như trò cười
dbdbdbdg
TÍCH CỰC
3 năm
@If you dont mind đúng, tổ mẹ nó có chính xác đâu mà toàn làm như ngon lắm 😔
hoanghaich11
ĐẠI BÀNG
3 năm
@If you dont mind Nói thế khác nào bảo con wave tàu ko bằng Dream thái, 2 con đều đi được tốt, con Wave tàu thì ko phải trông, con Dream thái lúc nào cũng lo mất
grabber
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đồng hồ truyền thống là giá trị tinh thần các bác ạ. Người khác không thấy nhưng mình thấy nó đẹp là rất tốt rồi.
Quan trọng vẫn là chiếc đồng hồ phải hợp với bạn. Bạn đeo 1 con Hublot chính hãng nhưng đi wave tàu thì người ta vẫn nghĩ nó là fake 199k thôi 😆)
@Chú Thợ Nện vậy nên 7friday bán chạy cực kì 😁
VN hầu như không có sản phẩm nào mà truyền cảm hứng với giá trị di sản nào vào đó nhỉ. Có mỗi BPhone nhưng lại truyền thuốc nổ vào.
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
Mua cái xiaomi đeo cho rồi
tuhoanganh
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tui không đeo đồng hồ, nên mỗi lần thấy mấy em gái xinh xinh đeo đồng hồ tui hay lại hỏi giờ vì điện thoại tui hết pin. Một số em thì tay đeo đồng hồ nhưng vẫn móc điện thoại ra xem giờ như một phản xạ.|
Kết: Đồng hồ hiện nay là món phụ kiện trang sức có chức năng xem giờ thôi! Trang sức thì có thể đắt như kim cương cũng có thể rẻ như inox. Nên có những món giá trị bằng cái nhà đeo lên tay âu cũng bth.
Matevol
TÍCH CỰC
3 năm
Mình nghĩ vì công nghệ thì đu không lại mấy hãng ASXHO... nên phải dùng chiêu này để níu giữ tập khách hàng ít ỏi còn lại thích giá trị thương hiệu thôi.
dbdbdbdg
TÍCH CỰC
3 năm
@Matevol đúng rồi, tiến hóa về mặt marketing thôi 😁
Dragonthl
ĐẠI BÀNG
3 năm
Chẳng có cách nào để PR nữa thôi. Vì Đồng hồ ko chỉ để xem giờ mà con để show off.
@Dragonthl Đồng hồ là một phụ kiện ko thể thiếu của đàn ông, ý mình là đồng hồ bình thường nhé ko phải loại smartwatch. Rõ ràng khi bạn mặc T-Shirt hay Suit thì có 1 chiếc đồng hồ dây da vừa vặn trên cổ tay (ko quan tâm brands gì) nó luôn trông rất đẹp.
Dragonthl
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Tweener Lob Gọi là trang sức hihi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019