Liệu "rèm không khí" có giúp ngăn ngừa lây lan COVID-19 và các dịch bệnh tương tự trong tương lai?

tvhieu.hcmus
14/8/2021 12:38Phản hồi: 87
Liệu "rèm không khí" có giúp ngăn ngừa lây lan COVID-19 và các dịch bệnh tương tự trong tương lai?
Hiện nay đã có các nghiên cứu báo cáo rằng virus gây COVID-19 có thể được lây lan thông qua đường thông gió chung của một tòa chung cư. Vậy trong trường hợp ở một căn hộ nhất định của chung cư này, thì kiểu thiết kế thông gió trong đó có làm lây lan bệnh cho những người sống cùng khi có bệnh nhân F0 tự điều trị hay không?

Một nghiên cứu đã khảo sát sự lây lan của các giọt bắn phát ra bởi các hoạt động khác nhau của F0 như ho, hắt hơi, nói chuyện bình thường và nói to chịu ảnh hưởng như thế nào bởi thiết kế thông gió của căn hộ. Hai kiểu thông gió (đầu vào/đầu ra ở trần nhà/tường – kiểu 1 và trần nhà/trần nhà – kiểu 2) đã được sử dụng để khảo sát. Hai mô hình người được đặt trong phòng mô phỏng lần lượt F0 và người tiếp xúc, cách nhau 2 m theo khoảng cách an toàn được khuyến cáo. Kết quả cho thấy đối với kiểu thông gió 1, các giọt bắn từ F0 chỉ lây lan từ việc ho hay nói to. Còn ở kiểu thông gió 2 thì tất cả các hoạt động hô hấp của F0 đều gây nhiễm cho người tiếp xúc. Hiện tượng ở kiểu 1 được giải thích rằng có một “bức rèm không khí” được tạo ra ngăn cản các giọt bắn từ F0 lan đến người đối diện. Do đó, chỉ có các giọt bắn mạnh do nói to và do tiếng ho mới đến được người tiếp xúc với F0.

Đối với kiểu thông gió 1 thì khi ho, các giọt bắn có lực bắn mạnh vẫn không thể đến được người đối diện trong cả 220 giây (Hình 1A-C). Ngược lại với kiểu 2, ngay cả các giọt bắn dù có lực bắn yếu nhưng do điều kiện thông gió nên đã nhanh chóng lan ra đến người tiếp xúc ở 50 và 220 giây (Hình 1D-F).
Ngoài ra, khi tăng việc đổi mới không khí mỗi giờ thì chỉ ở kiểu thông gió 1, khả năng lây lan của giọt bắn mới giảm đi. Điều này cho thấy việc thiết kế kiểu thông gió cũng hỗ trợ cho hiệu quả loại bỏ các tác nhân gây nhiễm khi tăng việc đổi mới không khí trong phòng.

Rem khong khi.png


Hình 1. Sự lây lan của giọt bắn khi ho đối với kiểu thông gió 1 (A – C) và kiểu thông gió 2 (D – F) ở 10, 50, và 200 giây tương ứng. Video cho kiểu thông gió 1 (trên) và kiểu thông gió 2 (dưới) .

Từ các kết quả của nghiên cứu, có thể thấy rằng khi bệnh nhân F0 nói chuyện bình thường vẫn có thể làm lây bệnh dù đã giữ khoảng cách an toàn 2 m nếu thiết kế thông gió không phù hợp. Các giọt bắn vẫn tồn tại ngay cả sau 30 phút nói chuyện cho thấy những bệnh nhân F0 không triệu chứng (ho, hắt hơi) vẫn có nguy cơ cao lây truyền virus trong môi trường kín. Do đó, việc thiết kế mô hình lưu thông không khí trần nhà-tường để tạo ra “bức rèm không khí” là một chiến lược khả thi trong phòng ngừa và giảm thiểu việc lây lan bệnh khi F0 điều trị tại nhà. Ngoài ra, hậu đại dịch khi thế giới dần trở lại bình thường, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng không gian văn phòng, cao ốc được thiết kế thông gió phù hợp để giảm thiểu sự lây lan của các bệnh dịch tương tự COVID-19.

PGS.TS. Trần Văn Hiếu, Mai Hoàng Thuỳ Dung
Nhóm nghiên cứu Y sinh học GMIF, Trường ĐH. KHTN TPHCM.

Lược dịch từ
Mariam, Magar, A., Joshi, M., Rajagopal, P. S., Khan, A., Rao, M. M., & Sapra, B. K. (2021). CFD Simulation of the Airborne Transmission of COVID-19 Vectors Emitted during Respiratory Mechanisms: Revisiting the Concept of Safe Distance. ACS Omega.
87 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ôi hôm nay thầy lại tham gia vào shobiz ư? 😆)) Nghiên cứu này sẽ đóng góp chứng cứ vào việc tranh luận giữa kiến trúc sư và bác sĩ về việc lây lan dịch bệnh qua đường thông gió nhưng tiếc đây chỉ là mô phòng trong phòng.
Gif
TÍCH CỰC
3 năm
@Hạt mè bé xíu Vậy cầm 1 cái vòi rửa xe với 1 cái bình tưới cây xịt vào mặt nhóc xem cái nào dễ bị ướt hơn nhé nhóc con
@tvhieu.hcmus Dạ nhưng trong mô hình này ko đề cập đúng ko ạ?
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Gif Minh hoạ hình tượng quá bác 😆
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Hạt mè bé xíu Họ không làm em ơi.
vanhunghus
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thầy ơi “bức rèm không khí” có phải do luồn không khí đối lưu giữa các tầng không khí thấp (nhiệt độ thấp) và tầng cao (nhiệt độ cao) thì theo lý thuyết đối lưu không khí sẽ đi thẳng từ lỗ thông hơi dưới lên lỗ thông trần nhà phải không ạ như thế đúng là sẽ làm hạn chế virus khuếch tán ra xung quanh. Còn trường hợp 2 xem như khoảng khí phía dưới không có một luồn đối lưu rõ rệt tạo ra sự quẩn khí trong phòng trường hợp này có thể giải thích tại sao trong phòng máy lạnh sẽ lây nhiễm nhanh hơn không ạ? Cái này có phải là cái sai cơ bản trong thiết kế? Ở bên Mỹ em thấy họ thường cho thông hơi và máy lạnh dưới sàn nhà lên.
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@vanhunghus Không em. Trên trần là ống cấp khí và sàn là ống xả khí nên tạo thành một dòng liên tục đi từ trên xuống dưới.
Còn việc để máy lạnh ở sàn bên Mỹ thì tui không rõ nguyên nhân.
quang577
TÍCH CỰC
3 năm
@tvhieu.hcmus Theo tôi việc để hệ thống "máy lạnh" và cấp khí dưới sàn dành cho mục đích sưởi nhiều hơn vào mùa đông. Không khí nóng có xu hướng bốc lên cao.
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@quang577 Ù, có thể ở nước có mùa đông rõ ràng họ cần cả làm lạnh và sưởi nữa.
Thank bạn.
@tvhieu.hcmus Đúng vậy, mùa lạnh, điều hòa đặt trên nóc, sưởi ấm mỗi cái trần =))
vitunet
TÍCH CỰC
3 năm
con virus này lây kinh quá, chắc chắn phải do nhân tạo rồi.
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nebazoc Mình đồng ý điểm này.
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@JaegerH.. Chắc cũng vì phải muốn ai đứng ra chịu trách nhiệm cho 4.4 triệu người chết trên thế giới đó. Dù chỉ là một lời xin lỗi.
@tvhieu.hcmus Nó sợ vỡ lẽ, thì cả thế giới đập nó sao?
sockwave
TÍCH CỰC
3 năm
@JaegerH.. Thế tại sao thằng khựa không cho vào điều tra hả hán nô?
qua bài này cho thấy dịch gia tăng ngoài cộng động không phải do CP. 😃
leducanhctn
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mô hình thế này thì hơi bị ngược so với nguyên tắc khí nóng bốc lên cao, khí lạnh chìm xuống dưới, nếu để cửa hút khí phía dưới thì sẽ làm cho không khí lạnh bị hút mất nên sẽ làm giảm hiệu quả làm lạnh, Nếu áp dụng nguyên tắc thì cửa cấp khí lạnh điều hòa nằm bên dưới và cửa hút khí sẽ nằm trên trần, như vậy có vẻ hợp lý hơn. Chạy mô hình trên nguyên tắc đó và tối ưu lại cửa cấp và cửa thoát khí sẽ cho ra được biện pháp tối ưu
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@leducanhctn mục đích là họ tránh lây lan thôi bạn. Để khí hút ngược lên thì mọi người trong phòng hít hết.
Khẩu trang, mang kính có giảm tuyệt đối không ta? hình như chưa có nghiên cứu cụ thể nào, nhất là hiện nay ra đường người mang kính rất thấp. Liệu mang kính có chống lây lan không ? và tại sao ở HCM, nhiều người đi đường, Shipper không mang kính ? và tuyệt nhiên không có bài báo nào khuyên người ra đường mang theo kính hết ?
noMacLe
CAO CẤP
3 năm
@sskkb Theo mình không hẳn cứ ra đường là gây nhiễm, ra đường mà tiếp xúc gần, tập trung đông người thì mới nguy cơ cao. Ra đường mà chỉ di chuyển với đường mật độ người không cao thì xác suất lây covid cũng chẳng đáng kể. Xui xẻo gặp ông bị nhiễm ho ngay trước mặt.
Vmemory
CAO CẤP
3 năm
@tannguyen2606 Nếu bạn để ý thì sẽ thấy rất nhiều người đeo khẩu trang như không đeo, tức là vẫn còn hở mũi & thậm chí là miệng. Để đeo khẩu trang kín rất khó chứ không đơn giãn. Mọi người chỉ đơn giản là đeo qua tai rồi xong, không căn chỉnh cho phù hợp để kín khí
Còn chuyện khử khuẩn... xin lỗi mình thấy đa số làm qua loa cho có. Đi siêu thị nhân viên chỉ xịt 1-2 cái cho có lệ, không đủ lượng cồn & cả thời gian diệt khuẩn - vi khuẩn bình thường còn chưa đủ chết nói gì Corona. Và việc lạm dụng cồn sẽ dẫn đến vi khuẩn kháng cồn, siêu vi khuẩn...
Ai ở nhà đó? Chắc có bạn với mình mới làm nghiêm túc chuyện đó thôi. Mình thấy người ta vẫn bán hàng lén lút (cả online lẫn offline), vẫn tụ tập ăn nhậu, vượt rào trốn cách ly, làm giả giấy thông hành, làm giả giấy âm tính covid... Mình còn nghe bạn bè nói khu họ mọi người coi như không có gì, vẫn buôn bán hay ra đường tụ tập với nhau bình thường, rôn rả vui vẻ như không biết có dịch. Cha mẹ chở theo đứa nhỏ ra đường, rồi người đi đường không nón bảo hiểm không khẩu trang ngày nào mình nhìn trên lầu xuống cũng thấy. Vậy có đúng với suy nghĩ ai ở đâu ở yên đó như bạn nghĩ không?
Với 3 điều mình vừa nói ở trên, dịch còn dài lắm
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Vmemory Nhiều người vẫn nghĩ virus nó chừa mình ra.
thanhnamxl
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hành lang chung cư những khu nhà ở xã hội vào cứ như cái hầm thì vấn đề không khí không đối lưu và viruts tồn tại lơ lửng nguy cơ rất cao ! có lần mình vào một chung cư nhà ở xã hội ở TPHCM thực sự mình không tưởng tượng nổi nó bẩn còn hơn cả cái đường đi ngoài chợ... , nút bấm thang máy thì ôi thôi ... Cần có những giải pháp triệt để và lâu dài để đảm bảo an toàn cho các dịch bệnh khác.
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thanhnamxl Nghe ghê vậy bạn. Vậy hỏi sao không tăng nguy cơ.
mobitv
ĐẠI BÀNG
3 năm
Sau này gặp nhau thì " đi nhẹ nói khẽ" mỗi đứa ôm 1 cái điện thoại chat cho an toàn đúng xu thế thời đại.
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@mobitv chắc vậy rồi. Hay mỗi người một cái mũ trùm kín đầu như phi hành gia =)))
ồ thế thì khác là căng cho những ai dùng chung cư nha, dù sao đi nữa thì nghiên cứu này rất có ích. Cái này là nghiên cứu F0 không đeo khẩu trang phải không bạn ơi?
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@A0kiji Đúng rồi bạn. Do họ ở trong căn hộ họ mà.
lenghi123
ĐẠI BÀNG
3 năm
Sao không vẽ mô hình người khỏe mạnh đứng ở phía cửa hút khí
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@lenghi123 Bài này họ nghiên cứu. Không phải mình nên không thể làm gì thêm bạn ơi.
văn phòng em kiểu 2 :'( 20s là đi hết
các tác giả viết bài khoa học là chuyên gia Vật lý bức xạ Ấn Độ, đăng trên tạp chí Hiệp hội Hoá Học Hoa Kỳ. Có lẽ giới bác sĩ sẽ không đọc đâu vì tác giả học không đúng nghành làm nghiên cứu không đúng nghề. Quan trọng là Impact Factor về y khoa quá thấp để dân y khoa để ý. Phải nổi như Nature UK, JAMA của hiệp hội y khoa Hoa Kỳ mới đc.

Chuyên gia về vi rút học còn phải nghiên cứu là mảnh vỡ nuclear acid được RT PCR cho kết quả dương tính còn khả năng gây bệnh không. vì bệnh nhân đã khỏi vẫn sẽ cho kết quả dương tính RT PCR.
JAMA. 2020;323(15):1502-1503. doi:10.1001/jama.2020.2783

Công trình phụ hay nhà vệ sinh vẫn là nơi thiếu quan tâm nhất, triệu chứng tiêu chảy xảy ra trước khi có kết quả dương tính cũng thiếu sự quan tâm đúng đắn. 1 trong những Nghiên cứu đầu tiên về nguy cơ lây qua không khí đc đăng tải trên tập san Nature. nhà vệ sinh công cộng trong bệnh viện cũng được nghiên cứu.
Liu, Y., Ning, Z., Chen, Y. et al. Aerodynamic analysis of SARS-CoV-2 in two Wuhan hospitals. Nature 582, 557–560 (2020). https://doi.org/10.1038/s41586-020-2271-3
Screen Shot 2021-08-20 at 10.24.30.png
Screen Shot 2021-08-20 at 10.24.21.png
@danielnguyen12 "nuclear acid"?
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Black Mamba Chắc viết nhầm á. Nucleic acid.
Một trong những nguyên nhân mà mình ghét nhất mua nhà chung cư
@tannguyen2606 Vui sao không? Không vui sao thiên hạ rần rần đổ đi mua. Bất động sản rần rần xây hàng ngàn cái
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tannguyen2606 Ống nhòm chi vậy bác? ;))
@tannguyen2606 Cái vụ ống nhòm thì phải nói là giải trí và giá trị liên thành.
@tvhieu.hcmus Xem có ai bơi mà đuối nước để xuống cứu.
Man404
TÍCH CỰC
3 năm
Cảm ơn bài dịch của thầy, thầy nghĩ sao về việc thông gió ngược - đầu vào sàn, đầu ra trần ???
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Man404 Trên có ngưởi cũng đề xuất rồi đó. Dẫn lên nguy cơ hơn là dẫn xuống do dễ hít phải. Xuống dưới thì cùng lắm dính vào quần thôi.
À, cái này giải thích thêm cho mấy vụ KTS vs BS đang tranh cải về việc thông gió chung cư có làm lây lan virut (tăng số F0) đây ư
Cười vô mặt
@suzukiviva115 Đây không phải là buồng áp lực âm mà là nhà ở, giải thích cái vẹo gì khi không khí nó cứ trộn rối mù trong đó, đi ngược rồi lại đi xuôi chứ có đi một chiều đâu. Tránh lây qua không khí vào mắt.
nlht
TÍCH CỰC
3 năm
lũ virus trung quốc khốn nạn,
@nlht Chửi tụi Tàu , tụi Trung Quốc cho đã cơn giận. Chứ chắc nó đang hả hê nhìn thế giới oằn oại
thanhnamxl
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nlht Thực sự mầm bệnh phát sinh từ Trung Quốc nhưng Trung Quốc thực tế số người nhiễm bệnh rất ít ( mình có hỏi những đối tác bên đó họ chỉ nói chính phủ siết chặt khi xảy ra dịch bệnh thôi ) tỷ lệ chết rất thấp ! tuy nhiên trung quốc hưởng lợi về kinh tế ( xuất khẩu nguyên liệu ... ) Mỹ và các nước Châu Âu hưởng lợi sản xuất Vaccine nên sau dùng Viruts từ đâu thì chưa ai biết chính xác mặc dù truyền thông của Phương Tây vẫn đổ do Trung Quốc... thiệt hại các nước đang phát triển và chậm phát triển lãnh đủ thôi .
Mình nghĩ nếu là môi trường kín như tgang máy, cầu thang hay phòng ....còn ở nơi thông thoáng thì gió sẽ mang các bé đi xa và nhanh thôi. Hahaha
Có vài vấn đề xin chủ thớt giải đáp, vì nhà cách F0 chỉ có 4met
1. Virus khuếch tán, bám theo bụi, lan truyền trong không khí, gió không? Họ đem mùng mền, chăn gối ra ngoài phơi nắng, đối diện nhà minh. Vậy nguy cơ lan truyền bám bụi bay lơ lững, gặp dúng hướng gió nó có thể bay vào nhà, rơi, bám lên bề mặt vật dụng như quần áo, khăn, bề mặt bàn ghế, hay bay thẳng vào người, vào mũi miệng. Vậy phòng chống bằng cách nào?
2. Y tế khuyến cáo không nên đóng cửa, nhà phải để thông thoáng. Không dùng máy lạnh. Vậy với khoảng cách gần 4m như thế thí khả năng mời virus vào nhà và tích lũy mật độ virus rất cao. Có đúng không?
3. Giả sử có mầm bệnh virus đã bám vào vật dụng, hiện diện trong nhà, trong khu làm việc, người vẩn đeo khẩu trang, liên tục xịt cồn 75độ 4 tiếng lần. Liệu xịt cồn phủ lên bề mặt phơi nhiễm có diệt được virus không?
4. Đèn UV y tế diệt được virus không? Đèn 06 tấc, tác dụng khoảng bao xa tính từ bán kính đèn
@tvhieu.hcmus Cám ơn bạn đã trả lời nhiệt tình
1. Sát khuẩn bằng xà phòng và cồn có ngang nhau không? Hay cồn tốt hơn?
2. Trường hợp nhà 6 người sống cùng nhau, 5 người nhiễm nặng còn duy nhất 1 người không bị gi (chưa chích ngừa). Vậy người đó sức đề kháng siêu tốt? Mình thấy anh ta không đeo khẩu trang luôn. Nhà đối diện nhà minh cách 4m
3. Huyết thanh người đã nhiễm covid, được trích xuất ra sao đó? tiêm vào người đang bị nhiễm covid rất ok phải không? Mẹ mình hồi bị nhiễm nặng ở Mỹ, đến phút thập tử cuối cùng, bs họ hỏi người nhà có đồng ý tiêm huyết thanh không? Đành ok, vậy mà qua khỏi
@danielnguyen12 Ôi cảm ơn bạn nhiều, thêm 1 kiến thức được mở ra
sucsong1
TÍCH CỰC
3 năm
@nebazoc 1. Xà phòng và cồn đều diệt được virus. Cồn hại da tay hơn nên khuyến cáo chỉ dùng khi sát khuẩn nhanh
2. Tuỳ vào khả năng đáp ứng miễn dịch của từng người. Miễn dịch mạnh quá có thể gây bão cytokine còn nặng không kém
3. Huyết thanh của người khỏi có chứa kháng thể chống virus cần nghiên cứu lâm sàng nhiều hơn vỉ có người đáp ứng có người ko
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nebazoc Bạn bên duới đã trả lời dùm rồi đó.
Liệu pháp kháng huyết thanh hiện nay được nghiên cứu phiên bản cao cấp hơn là trích kháng thể để kiếm kháng thể trung hoà mạnh rồi sản xuất hàng loạt đang đơn dòng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019