Du lịch đất nước Nga xinh đẹp mà không ghé tham quan Điện Kremlin thì xem như chưa đến Nga, chưa biết gì về xứ sở bạch dương. Tại sao vậy? Điện Kremlin là một quần thể kiến trúc vĩ đại với nhiều công trình ấn tượng, đặc sắc như quảng trường, nhà thờ, cung điện, tháp chuông,…nằm ngay trung tâm thủ đô Moscow, là biểu tượng của quyền lực và “trái tim của nước Nga”. Nơi đây đã được UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1990.

Giới thiệu tổng quan về Điện Kremlin

Điện Kremlin là một điểm tham quan cực nổi tiếng, không thể bỏ qua tại thủ đô Moscow. Nằm dọc theo bờ sông Moscow, Điện Kremlin là một quần thể kiến trúc bao gồm các nhà thờ có niên đại từ thế kỷ 14, 16 và 17, những cung điện hoành tráng, quảng trường, toà nhà chính phủ…Đại cung điện có một sảnh lớn, khoảng 700 phòng và năm sảnh tiếp tân lớn được sử dụng cho các buổi chiêu đãi cấp nhà nước và các nghi lễ chính thức.

thuong-vien-dien-kremlin-quảng trường đỏ
Điện Kremlin nhìn từ bên ngoài

Trước đây, Điện Kremlin là nơi ở của hoàng đế Nga các thời kỳ và những thành viên trong gia đình, hiện nay được sử dụng làm dinh thự của Tổng thống Nga (tương tự Nhà Trắng ở Mỹ). Sự hùng vĩ, ấn tượng của Điện Kremlin biểu trưng sức mạnh vĩ đại của chế độ chuyên quyền ở Nga và quyền lực của các Sa hoàng.

Lịch sử Điện Kremlin

Vào năm 1796, kiến ​​trúc sư Vasily Bazhenov (một kiến ​​trúc sư tân cổ điển người Nga, nghệ sĩ đồ họa, nhà lý luận kiến ​​trúc và nhà giáo dục) đã đề nghị xây dựng một cung điện mới trong Điện Kremlin, nhưng dự án của ông không được thực thi do quá phức tạp và giá thành cao. Sau đó, vào năm 1837, Dinh thự mới của Điện Kremlin được khởi công xây dựng theo yêu cầu của cháu trai của Hoàng hậu Nikolas I. Cung điện Kremlin mới được xây dựng với mục đích làm nơi ở cho Nga hoàng, thay thế các cung điện cổ xưa của hoàng tử Ivan III và cung điện có từ thế kỷ 18 của Nữ hoàng Elizabeth. Công trình được triển khai bởi Konstantin Thon, một kiến ​​trúc sư nổi tiếng của Đế quốc Nga dưới thời trị vì của hoàng đế Nicholas I. Các nghệ nhân tài ba và kiến ​​trúc sư xuất sắc của Nga N. Chichagov, V. Bakarev, N. Shokhin, P. Gerasimov, và F. Solntsev đã cùng nhau thực hiện nó. Vào thời điểm xây dựng, chính Hoàng đế Nicholas I đã tham gia vào việc định hình phong cách kiến ​​trúc cho cung điện Kremlin mới. Và kiến trúc truyền thống “Byzantine – Nga” (mặt bằng sử dụng những biểu tượng hình học như Basilica, tập trung, chữ thập, đa giác.., màu chủ đạo là  màu vàng – màu, mái vòm buồm…) đã được chọn cho dinh thự điện Kremlin mới, chính là Đại cung điện Kremlin.

dien-kremlin-dai-cung-dien-1
Tông màu chủ đạo của cung điện là vàng – lam (https://www.flickr.com/photos/130812919@N03 Sirui Xiong)

Đại cung điện Kremlin được xây dựng trong vòng 12 năm (từ năm 1837 đến năm 1849) trên đỉnh đồi Borovitsky, bên cạnh bờ sông Moscow, Nga. Cung điện được xây dựng trên địa điểm của các tòa nhà cũ từ thế kỷ 15-18, đã tạo được sự hài hoà về kích thước và kiến trúc. Điều thú vị mà các chuyên gia đã khám phá ra sau khi nghiên cứu sau về cung điện này là bề ngoài của Đại cung điện Kremlin có nhiều mặt giống với các tòa nhà cung điện trước đó của thế kỷ 15-18 trên cùng một địa điểm. Cung điện Kremlin cũng giữ lại nguyên vẹn một số công trình kiến trúc ban đầu có giá trị như: Hall of Facets được xây dựng vào thế kỷ 15, Golden Tsarina’s Chamber được xây dựng vào thế kỷ 16 và Cung điện Terem được xây dựng vào thế kỷ 17 và các nhà thờ.

Xem thêm thông tin lịch sử điện Kremlin tại Wikipedia

dien-kremlin-dai-cung-dien
Sự hoành tráng của điện Kremlin nhìn từ xa (https://www.flickr.com/photos/flowcomm flowcomm)

Năm 1849, lễ sắc phong đã được diễn ra trong cung điện Kremlin với sự hiện diện của chính Hoàng đế Nicholas I. Đồng thời, Phòng chứa vũ khí bắt đầu được xây dựng ở phần phía tây của Điện Kremlin, giúp hoàn thiện quần thể cung điện Kremlin. Các tòa nhà được nối với nhau bằng một cây cầu trên không.

Sau cuộc cách mạng năm 1917 chính phủ Liên Xô dời đến Moscow và sử dụng một phần lớn của cung điện làm nhà ở. Cung điện Grand Kremlin bị lột đi lớp nội thất mạ vàng trang trí công phu và tòa nhà trở thành nhà của Xô Viết Tối cao.

Vào những năm 1959 -1960, Cung Đại hội Kremlin (còn gọi là Cung điện Nhà nước Kremlin) được xây dựng với lối kiến trúc của một phòng hoà nhạc hiện đại, nơi đây được dùng biểu diễn các tác phẩm ballet nổi tiếng như Hồ Thiên Nga, Kẹp hạt dẻ…

Năm 1990, Boris Yeltsin – tổng thống Nga thời đó đã tân trang lại cung điện, thay thế búa và liềm bằng con đại bàng hai đầu và phục hồi lớp mạ vàng. Cũng năm 1990, Điện Kremlin được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngày nay, các nghi lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga, chuyến thăm cấp nhà nước và các cuộc họp cấp cao và lễ trao giải nhà nước đều được tổ chức tại cung điện Kremlin.

Các điểm tham quan nổi bật

Đại Cung điện Kremlin

Đại Cung Điện Kremlin có chiều dài 125 mét, cao 47 mét với tổng diện tích sàn là 25.000 mét vuông. Nhìn tổng quan từ bên ngoài, cung điện gây ấn tượng với tòa nhà ba tầng hoành tráng. Cầu thang phía trước của Đại sảnh được tô điểm bằng những con sư tử và được bao phủ bởi các thanh bảo vệ đặc biệt bằng vàng.

dien-kremlin-grand
Đại cung điện Kremlin dài 125 mét (https://www.flickr.com/photos/kycheng Kwong Yee Cheng)

Sảnh vào của cung điện là một dãy sảnh lát đá cẩm thạch với những cột đá granit được đánh bóng, một cầu thang lớn khổng lồ dẫn lên tầng một. Nơi đây cũng thường xuất hiện trong buổi lễ nhậm chức của các đời tổng thống Nga với khung cảnh mái vòm, trải thảm đỏ, cửa trước của cung điện hướng ra sông Moscow.

dien-kremlin-dai-cung-dien-2
Sảnh tại Đại cung điện Kremlin rất lộng lẫy, hoành tráng (https://www.flickr.com/photos/130812919@N03 Sirui Xiong)

Khu vực lâu đời nhất trong cung điện là Hall of Facets, bên ngoài của nó được trang trí bằng gạch xây mộc mạc và giống với các công trình xây dựng của thời Phục hưng Ý. Trong sảnh, bạn sẽ thấy những bức bích họa độc đáo với những cảnh tượng mang tính biểu tượng, tác phẩm lát gỗ hiếm có vẻ đẹp của nó, và nội thất rực rỡ bằng vàng. Ngoài ra, còn có các sảnh lớn rất ấn tượng như sảnh Vladimirsky, sảnh Georgievsky, sảnh Alexandrovsky, Sảnh Andreevsky…trong đó sảnh Andreevsky ban đầu được coi là đại sảnh chính của Điện Kremlin Moscow, và ngai vàng của hoàng đế được lắp đặt ở đó.

Cung điện Teremoi

Nơi đây từng là nơi ở của các sa hoàng Nga vào thế kỷ 17. Nó được xây dựng vào năm 1635-1636 trên nền móng của một cung điện thế kỷ 15 và được tạo thành từ các tấm lưới chắn. Đến đây, bạn sẽ rất ấn tượng trước nội thất sang trọng phong phú, bếp lát gạch tráng men đẹp mắt, và những bức tường sơn tinh xảo. Ngay đối diện với mái hiên, đằng sau các thanh an toàn tinh xảo được trang trí với hình ảnh kỳ lân và sư tử (biểu tượng của quyền lực sa hoàng) là chín nhà thờ có mái vòm hình củ hành có thể nhìn thấy từ đường phố.

dien-kremlin-teremoi
Mái Cung điện Teremoi mang nét trúc đặc trưng của thế kỷ 17 (https://www.flickr.com/photos/slowther slowther)

Cung điện Granovitaya

Cung điện Granovitaya là công trình cổ nhất còn nguyên vẹn trong điện Kremlin. Cung điện do Ivan III cho xây dựng vào năm 1491, hiện còn lưu giữ ngai vàng của vua. Cung điện Granovitaya nối với Cung điện Teremoi bởi toà nhà Đại cung điện Kremli

Cung điện Oruzheinaya

Nằm ở phía Tây Bắc điện Kremlin, Cung điện Oruzheinaya hiện nay là viện bảo tàng đặt các y phục vua chúa Nga và là nơi đặt Quỹ Kim cương.

  • Cung Đại hội Kremlin

Cung Đại hội Kremlin còn được gọi Cung điện Nhà nước Kremlin, có dáng vẻ như một phòng hòa nhạc hiện đại, được thiết kế với các tháp nhỏ và cột hình khối chữ nhật phủ đá hoa cương đẹp mắt.

  • Quảng trường Sobornaya

Quảng trường nằm ở trung tâm của điện Kremli, bao quanh là 6 công trình kiến trúc, trong đó có 3 nhà thờ.

  • Nhà thờ Uspenskii

Đây là nơi tổ chức lễ đăng quang của tất cả các sa hoàng Nga. Nhà thờ Uspenskii là nhà thờ lâu đời nhất và quan trọng nhất ở Điện Kremlin, đóng vai trò là trụ sở của Nhà thờ Chính thống Nga từ năm 1326.

dien-kremlin-Uspenskii
Nhà thờ Uspenskii là nhà thờ quan trọng nhất điện Kremlin (https://www.flickr.com/photos/hiroshiken hiroshiken)
  • Nhà thờ Blagoveshchenskii

Nhà thờ xinh đẹp này từng là nhà nguyện riêng của các hoàng tử và sa hoàng vĩ đại ở Moscow trong nhiều thế kỷ.

dien-kremlin-Annunciation Cathedraldien-kremlin-Annunciation Cathedral
Nhà thờ Blagoveshchenskii với kiến trúc độc đáo (https://www.flickr.com/photos/kenlauky kenlauky)

Nhà thờ Arkhangelskii

Nhà thờ Arkhangelskii là nơi chứa lăng mộ của tất cả các nhà cai trị của Nga từ thế kỷ 14 cho đến khi Peter Đại đế dời thủ đô đến St Petersburg.

dien-kremlin-4
Nhà thờ Arkhangelskii (https://www.flickr.com/photos/sonya-sam Sonya & Sam)

Ngoài ra còn có 2 nhà thờ của các tổng giám mục và giáo trưởng Moscow là Nhà thờ Mười hai Thánh tông đồ và nhà thờ một mái vòm Phế truất Đức mẹ đồng trinh.

Tháp chuông Ivan Velikii

Đây là tòa tháp và công trình kiến ​​trúc cao nhất ở Điện Kremlin, chứa 22 chiếc chuông. Chuông Sa hoàng là quả chuông lớn nhất thế giới, do Hoàng hậu Anna Ivanovna, cháu gái của Peter Đại đế, ủy thác. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ thực sự được sử dụng.

Đại Pháo Sa hoàng

Đại pháo Sa hoàng là khẩu pháo lớn nhất thế giới, được chế tạo vào năm 1586 tại Moscow. Tuy nhiên, nó không bao giờ được sử dụng trong chiến tranh.

dien-kremlin-tsar canon-phao-sa-hoang
Đại pháo Sa hoàng (https://www.flickr.com/photos/96586097@N03 Alice 2019)

Kho vũ khí Điện Kremlin

Khu vực này là nơi ấn tượng nhất của Điện Kremlin. Bên cạnh đủ loại vũ khí, nơi đây có trưng bày bộ sưu tập trứng Faberge có một không hai, những bộ váy được trưng bày mà Catherine Đại đế đã mặc và những chiếc xe ngựa mà bà đã sử dụng, và cả những toa tàu…Bạn cũng có thể thấy những chiếc ngai vàng được sử dụng bởi các sa hoàng trong suốt nhiều thế kỷ.

dien-kremlin-The- Kremlin- Armoury
Vũ khí trưng bày tại Kho vũ khí Kremlin (https://www.flickr.com/photos/sersie Jennifer Waters)

Bức tường thành

bức tường thành bao quan điện Kremlin được ốp bằng gạch đỏ với chiều dài 2.235m, bề dày tường từ 3.5 m đến 9m, lỗ châu mai “đuôi én” kiểu Ý đặc biệt

Thông tin tham quan Điện Kremlin

Giờ mở cửa

  • Kho vũ khí Điện Kremlin mở cửa từ lúc 10h00 – 18h00 các ngày trong tuần trừ thứ Năm.  Thời gian vào cửa là 10h00, 12h00, 14h30 và 16h30. Vé cho mỗi phiên tiếp theo chỉ được bán sau khi việc bán vé cho phiên hiện tại kết thúc.
  • Quần thể kiến ​​trúc của Quảng trường Nhà thờ mở cửa hàng ngày trừ Thứ Năm. Tuỳ vào từng mùa mà giờ mở cửa có thể sẽ thay đổi từ 9h30 – 18h00 hoặc 10h00 đến 17h00. Thời gian vào cửa là nửa giờ một lần.
  • Quỹ Kim cương nằm trong tòa nhà của Kho vũ khí Kremlin và nằm dưới sự kiểm soát của Gokhan (Kho lưu trữ kim loại quý và đá quý của Nhà nước). Triển lãm mở cửa cho khách tham quan hàng ngày (trừ thứ 5) từ 10h00 đến 17h00 với các buổi triển lãm bắt đầu cứ sau 20 phút và nghỉ từ 13h00 đến 14h00.
  • Đại Cung điện Kremlin chỉ mở cửa cho các chuyến tham quan có hướng dẫn viên theo lịch trình đã được Cơ quan Bảo vệ Liên bang phê duyệt trước. Các chuyến tham quan có hướng dẫn viên đến Đại Cung điện Grand Kremlin chỉ dành cho nhóm khách đoàn, không áp dụng cho khách lẻ.
  • Toà nhà chính phủ bên trong khuôn viên Điện Kremlin không cho phép du khách vào tham quan.
tòa nhà chính phủ
Toà nhà chính phủ không cho phép tham quan bên trong (https://www.flickr.com/photos/157469893@N07 Ja Takoy)

Giá vé tham quan Điện Kremlin

Giá vé tham quan điện Kremlin sẽ phụ thuộc bạn muốn đến khu vực nào, sẽ có những vé mua riêng từng điểm: vé cho Kho vũ khí, vé Quảng trường nhà thờ,…

  • Giá vé tham quan Kho vũ khí Kremlin là 1000 rúp (khoảng 320.000 VNĐ). Giá vé giảm 50% cho trẻ dưới 16 tuổi.
  • Vé tham quan quần thể kiến ​​trúc của Quảng trường Nhà thờ: 700 rúp (khoảng 200.000 VNĐ). Trẻ dưới 16 tuổi giá 500 rúp. Giá vé đã bao gồm vé vào cửa các viện bảo tàng – nhà thờ lớn: Nhà thờ Uspenskii, Nhà thờ Blagoveshchenskii, Nhà thờ Arkhangelskii,…Vé này đã bao gồm vé vào cửa thưởng thức nghi thức diễu binh cưỡi ngựa, gác chân của Trung đoàn Phủ Tổng thống (trong dịp hè).
nghi thức biểu diễn ở điện kremlin Nga
Nghi thức diễu hành trong điện Kremlin (https://www.flickr.com/photos/peterkelly1 peterkelly)
  • Giá tham quan Đại cung điện phụ thuộc vào số lượng khách trong đoàn và các dịch vụ yêu cầu, được cung cấp bởi các công ty du lịch. Thông thường mức giá này khá đắt và thời gian tham quan hạn chế.
  • Vé vào Cung đại hội Kremlin sẽ phụ thuộc vào hoạt động biểu diễn tại đây vào từng thời điểm nhất định.

Mua vé tham quan điện Kremlin

  • Mua vé tại quầy:

có rất nhiều quầy vé (tại vườn Alexander) phục vụ bán vé tham quan Điện Kremlin. Tuỳ thuộc vào điểm tham quan bạn muốn đến mà bạn sẽ xếp hàng tại số quầy phù hợp. Vì lượng khách khá đông nên việc xếp hàng mua vé sẽ rất lâu, bạn phải đến thật sớm.

  • Mua vé trực tuyến:

Bạn nên mua vé trực tuyến vào điện Kremlin trước ít nhất 2 tuần vì lượng khách đến đây khá đông, nhanh hết vé. Bạn có thể đặt mua vé tại: https://tickets.kreml.ru/en/rules#refund   

Việc mua vé trực tuyến cũng không đảm bảo được bạn không phải xếp hàng. Bạn sẽ phải mang theo voucher xác nhận thanh toán vé và đợi tại quầy vé để xuất vé tham quan. Việc xếp hàng này cũng rất mất thời gian và phụ thuộc vào giờ làm việc của phòng vé.

  • Đặt tour tham quan qua công ty du lịch

Thay vì tự mua vé, chờ đợi xếp hàng nhận vé, bạn có thể đặt một tour tham quan điện Kremlin qua công ty du lịch. Có rất nhiều công ty tổ chức tour du lịch có thể giao vé cho bạn và đảm bảo rằng bạn sẽ xem được tất cả các điểm nổi bật trong một khoảng thời gian hợp lý như công ty Pradiz…

Với những thông tin trên đây thì bạn đã hiểu tại sao Điện Kremlin trở thành điểm đến “không thể bỏ qua” tại nước Nga và cũng đã có được những kiến thức cần thiết cho chuyến đi khám phá Kremlin trong thời gian tới. Tin chắc rằng, nếu được khám phá Điện Kremlin – “trái tim nước Nga” thì đây sẽ là một sẽ trở thành chuyến đi không thể nào quên trong cuộc đời với những khoảnh khắc ấn tượng, thú vị.

Câu hỏi thường gặp

Tôi có thể mua bảo hiểm du lịch Nga ở đâu?

Hiện tại các công ty/đại lý du lịch, công ty bảo hiểm đều có bán bảo hiểm du lịch nước ngoài, trong đó có Nga. Bạn có thể liên hệ để mua bảo hiểm cho chuyến đi của mình.

Điện Kremlin cách sân bay Moscow bao xa?

Sân bay quốc tế Sheremetyevo (Moscow) cách cung điện Kremlin khoảng 34km, thời gian di chuyển khoảng 45 phút. Bạn có thể đi bằng xe buýt, xe đưa đón sân bay hoặc taxi.

Việc xin visa đi Nga sẽ mất bao lâu?

Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ visa đến Nga sẽ mất khoảng 01 tháng (tương đương với 20 ngày làm việc). Do vậy, nếu có kế hoạch đi Nga, bạn nên chuẩn bị hồ sơ khoảng 1,5 tháng trước chuyến đi.

Loading

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.