Anh em nghĩ sao về việc lây Covid-19 qua hệ thống thông gió chung cư?

15/8/2021 3:17Phản hồi: 130
Anh em nghĩ sao về việc lây Covid-19 qua hệ thống thông gió chung cư?
Bữa giờ trên mạng xã hội bàn tán và tranh cãi xôn xao về việc Covid-19 có thể lây truyền qua hệ thống thông gió của các căn hộ/chung cư hay không. Mình xin tổng hợp lại một số ý kiến trên mạng để anh em đọc sơ qua và chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề này nhé.

Bài viết của Bác sĩ Trương Hữu Khanh:

"Giếng trời chung cư là lấy gió từ trên trời thổi vào các căn hộ, chứ không thể tự nhiên từ căn hộ thổi ngược lên trên
Khi nóng thổi từ dưới lên thì nóng vi rút sẽ chết và tất cả nhà đều thổi ngược lên, không thể có nhà tự nhiên đang bốc lên mà lại thổi vào
Khí quyển địa cầu của thiên hà này là vậy , còn thiên hà khác nó thổi kiểu nào không biết
Căn hộ có người F 0 cũng bị thổi vào nên hơi thở của người F0 không thể chui ra khung thông gió
Vậy vi rút chui vô giếng trời thể nào??

1. Nếu có chắc là người bị F 0 bổng nhiên nội công thâm hậu thở một phát, hơi thở từ phòng cách ly bay ra phòng khách, len vô nhà bếp, bay lên giêng trời
2. Mà cũng có thể người F 0 được cách ly ngay sát giếng trời chăng
3 Và cũng có thể người F 0 chui ra giếng trời giăng võng ngủ, siêu
LO CÁI HÀNH LANG, TAY NẮM CỬA , THANG MẤY ĐẤY"

Sau đó có một anh kiến trúc sư tên Hà Nhật Tân đã đăng đàn bài viết phản biện về quan điểm trên của Bác sĩ Khanh như sau:

"KHÔNG BIẾT MÀ PHÁN BỪA LÀ CHẾT CẢ NHÀ NGƯỜI TA
(v/v "virus có phát tán trong hệ thống thông gió chung cư?)
------
Bây giờ là 2h sáng, định đi ngủ thì anh bạn gửi 2 cái hình. Kèm theo lời nhắn: "Ông coi viết phản biện lại, BS này uy tín, nhưng có thể không am hiểu kiến trúc, dân nghe theo thì chết hết".
Nếu bình thường thì vô thả cái mặt cười rồi đi ra. Đằng này nó liên quan đến sinh mạng của nhiều người, cho nên phải viết. Viết với tư cách kiến trúc sư chưa đủ, mà phải dùng cả tư cách chuyên gia (thì người ta mới tin mà không làm bậy?):
1. TRẢ LỜI ÔNG BÁC SĨ
* Giếng trời là gì?
Giếng trời là khoảng hở thông từ trên xuống dưới để lấy gió, ánh sáng cho các phòng xung quanh chúng bằng các lỗ cửa.
* Giếng trời hoạt động như thế nào? Giếng trời hoạt động dựa trên hiệu ứng ống khói. Khi có nhiệt thừa (con người toả nhiệt, bếp nấu, điều hoà nhiệt độ, và cả ánh nắng chiếu xuống giếng trời) thì không khí bị đốt nóng, nhẹ hơn, bốc lên phía trên của giếng trời. Lúc này áp lực chênh lệch đã làm không khí mát qua các lỗ cửa bên dưới ùa vào, chiếm chỗ lượng khí vừa bị mất đi. Lượng không khí này rồi lại tiếp tục bị hun nóng và bốc lên. Cứ như thế, giếng trời làm việc như một ống khói. Trời càng nắng, hay lượng nhiệt thừa càng lớn, giếng trời càng làm việc hiệu quả.

Quảng cáo


* Như vậy, không có cái giếng trời nào mà "lấy gió từ TRÊN TRỜI thổi vào các căn hộ" cả. Và không hiểu thì đừng khẳng định là "KHÔNG THỂ có gió thổi ngược lên" nhé.
* Và từ mớ kiến thức xằng bậy đó mà ông khẳng định như đinh đóng cột rằng rằng "khí nóng thổi từ dưới lên thì nóng" (bao nhiêu độ? tính toán? đo?) làm "CHẾT virus". Rồi " Hơi thở của người F0 KHÔNG thể chui ra khung thông gió".
* Chưa hết, ông còn nhạo báng rằng "virus [chỉ có thể] vô giếng trời khi "người F0 NỘI CÔNG THÂM HẬU thở một phát (...), F0 cách ly sát giếng trời, hay "GIĂNG VÕNG ngủ trong giếng trời". (Những "vũ trụ" này nọ của ông, tôi bỏ qua không nói ở đây vì sợ loãng (hình)).
Để người đọc dễ theo dõi, tôi phải nói lại cho chuẩn:
GIẾNG TRỜI LÀ NƠI PHÁT TÁN VIRUS NẾU CHÚNG (VIRUS) CÓ THỂ TỒN TẠI VÀI GIỜ TRONG TỰ NHIÊN.
Thưa ông bác sĩ, tôi không hoài nghi về việc ông có thể chữa bệnh. Nhưng ông không biết về giếng trời hay khoa học thông gió thì đừng phán bừa. Kiến trúc sư cũng cần phải học 5-7 năm như cái nghề của ông vậy.
Thêm nữa, tôi nhận thấy sự nhạo báng cái-mà-ông-không-biết, nó đi ngược lại với tinh thần cầu thị của người bác sĩ chân chính, và nhất là sự vô cảm với mạng sống đồng loại đằng sau lời phát ngôn vô trách nhiệm của ông.
Bây giờ đang mùa dịch, hầu hết người dân (trong đó có tôi) đều xem BS như chiếc phao cứu sinh giữa lúc tuyệt vọng. Và hơn nữa, ông nên biết với uy tín của 1 BS có nhiều người theo dõi, một câu phán bừa của ông sẽ khiến nhiều gia đình chết cả.
Ông nên xin lỗi và đính chính cái stt của mình đi là vừa.
--------------------------
2. TRẢ LỜI NICK "PHU HỒ"
Sở dĩ tôi viết cho bạn, vì có người cho tôi biết bạn là kỹ sư (và nghe nói cả học vị TS nữa). Tuy không "uy tín" như vị BS kia, nhưng cũng là người có phát ngôn tỏ ra "biết nghề" đủ để người đọc hoài nghi.

Quảng cáo


Đáng lẽ phải khiêm tốn, nhưng trên mạng XH này, có thể bài này sẽ được share rộng rãi, cho nên tôi buộc phải nói với bạn rằng, tôi, Hà Nhật Tân, 1 kiến trúc sư, là người đã biên dịch, biên soạn sách và giảng dạy về thông gió từ 1997 tới nay (nếu cần kiểm chứng, bạn cứ vào Google); có thể cho bạn biết 1 số điều sau:
* KHÔNG có việc nhầm lẫn gì ở đây cả. Vì đây là kiến thức năm thứ 3. Nếu bạn không biết thì có thể tìm sách để đọc thêm. (Trong đó thể nào cũng có sách của tôi)
* Cũng không có chuyện "thông gió ngang RẤT ÍT khả năng thông nhà sang nhà". Vấn đề ở đây là đủ chênh lệch khí áp và miễn có lỗ cửa thì gió sẽ tràn sang. Và phải hiểu đúng là: THÔNG GIÓ NGANG MANG NHIỀU NGUY CƠ PHÁT TÁN VIRUS KHẮP TẦNG CỦA CĂN HỘ đấy.
* Cũng chẳng có thứ thông gió đứng nào mà "cùng lên là từ căn hộ, cùng xuống là gió tự nhiên" và cũng chẳng có chương trình mô phỏng thông gió nào (như ecotec hay vasari) nói tới điều này mà "không khó xác định" cả.
Bình thường thì nói bậy bạ hay "nổ" chút cho vui thì không sao. Nhưng hiện nay dịch đang hoành hành, nhiều khi buông thõng 1 câu chê bai (tưởng chừng vô thưởng vô phạt) và tỏ ra "chuyên gia" biết chạy chương trình này kia - làm người ta tin và cả nhà người ta dính virus thì không hay tí nào, bạn ạ.
-----
SG, 13/8/21, Kts. Hà Nhật Tân"

Dạo một vòng tìm kiếm thêm thông tin thì mình thấy được bài viết của anh Ngọc Nguyễn phân tích về hiện tượng thông gió trong căn hộ cũng khá hay, anh em có thể đọc tham khảo thử trước khi đưa ra ý kiến nhé.

"*Mấy nay nghe vụ tranh luận giữa 1 anh KTS và 1 vị BS nổi tiếng về vấn đề virus lây qua ô thông gió tòa nhà chung cư hay khg (hay còn gọi là giếng trời) (link dưới comt). Mình cũng nhiều chiện góp tí vì cũng có người thân và bạn bè đang ở chung cư

*Khoảng 2 tuần trước nghe 1 câu chuyện trên MXH (quên mất ở đâu) về mẫu đối thoại giữa 2 người quen biết, anh ấy bị F0, và theo như chia sẻ của anh ấy với người kể lại rằng thì các căn hộ trên cùng 1 giếng trời ở c/c anh ở đều có th dính f0 (sau đó ít lâu anh đã mất)

Mình cũng hơi bất ngờ về việc virus có khả năng lây lan qua giếng trời !?!, nay gặp các anh KTS và BS tranh luận, thì cũng muốn giải bày đôi chút.
Chắc ai cũng biết, kiến thức hồi học PT thì gió nó chuyển động như thế nào (hoặc tra google nếu quên). Và trong vật lý kiến trúc, áp suất thấp được gọi là vùng as âm, và ngược lại, as cao được gọi là as dương , và gió thì cứ theo qui luật từ cao qua thấp, hay từ dương qua âm (uhm, bởi bọn đàn ông chạy theo pn chứ ngược lại thì ít …

(Mn cũng để ý các xe ô tô kính phía sau là vùng as âm đấy, kính càng đứng (như xe innova, fortuner...) sẽ có gạt nước lau sạch bụi do kk thổi ngược vô vùng đó, hoặc ai mặc áo gió chạy xe máy sẽ thấy vùng lưng bị áo dính chặt

*Quay qua các công trình nhà ở cao tầng (nhà phố nhỏ khg bàn đến, bởi nó độc lập, đơn lẻ, gđ cứ yên tâm mà sống nếu có giếng trời). Các giếng trời trong KT công trình tạo ra nhằm để thoát khí (có nơi rộng quá thì có thể lấy sáng). Và có c/c thì có giếng trời, nhưng có c/c thì lại không (vì tùy theo thiết kế bố trí căn hộ nông, không sâu và 1 mặt tiếp giáp với bên ngoài). Vậy gió di chuyển ntn trong đó.?
*Sinh hoạt trong căn hộ, các nguồn nhiệt sinh ra từ con người, từ thiết bị máy móc (bếp, máy giặt, TV…) sẽ có xu hướng làm kk nhẹ và bốc lên cao, cùng với các giếng trời được che chắn xung quang bởi các mặt căn hộ sẽ tạo ra vùng AS âm), do đó nếu ta mở cửa balcon, gió từ mặt ngoài sẽ ùa vào thay thế vùng kk nóng theo giếng trời lên cao và thoát ra ngoài (sự thoát ra ngoài này phụ thuộc thêm yếu tố của luồng gió trên mái thổi rất mạnh (mà khoa học gọi là hiện tượng Bernoulli). (Hoặc có công trình dùng hệ thống cưỡng bức bằng máy hút cs lớn). Trong 1 số trường hợp, hiện tượng tạo vùng áp suất âm trong căn hộ như thế nào đó sẽ tạo ra luồng kk hút ngược từ giếng trời xuống, và đặc biệt rơi vào mùa đông, mùa với không khí lạnh, độ ẩm cao, thì luồng kk cứ lùa vào thay cho kk nóng từ nhiệt (như nêu ở trên). Mà sg thì...chưa tới mùa đông

*Vậy khả năng tầng dưới có virus, cũng sẽ theo dòng kk này mà bốc lên cao trong ô giếng trời. Các căn hộ bên trên, nếu vẫn ở trạng thái as dương, thì sẽ không bị luồng kk này vô nhà, mà lại cuốn theo lên tiếp tầng trên…và ra ngoài (cái này bs nói hoàn toàn khg có là khg đúng)
*Vậy để tạo dòng đối lưu luôn có trong nhà ntn, giải pháp là mở cửa balcon, cửa sổ, nơi tiếp giáp với bên ngoài và kết hợp mở các cửa thông ra ô giếng, gió sẽ từ balcon, cửa sổ vô nhà mang theo kk trong căn hộ cuốn lên trên qua các ô giếng trời (hoặc được hút cưỡng bức bằng máy móc như đã nói)
*Đến đây sẽ có người nói vậy ta đóng các cửa ô giếng lại cho xong

. Làm như vậy nhà sẽ bị bí, và là môi trường thích hợp cho virus ở ẩn (nó len lỏi vô khe cửa đi, hoặc quá trình đóng mở cửa đi ra vô nhà, hoặc từ hệ thống thoát nước tạo ra….như các chuyên gia đã phân tích) (ai dám chắc nó khg tồn tại xq ta)
*Nhưng căn hộ khg có giếng trời thì sao? Lúc đó, hành lang trong chính là vùng có áp suất âm lớn nhất. Hành lang này là vùng as âm, kk loãng (ai đi lại nói chuyện hơi to, hoặc trẻ em đùa giỡn, là trong nhà nghe hết). Trường hợp này giải pháp như đã nói ở trên, vẫn mở cửa balcon, cửa sổ vùng tiếp giáp bên ngoài 24/7 (căn hộ chắc là khg sợ trộm đâu nhỉ

, thì khi mở cửa hành lang đi ra ngoài (đi cv, hay đổ rác…), gió sẽ lùa từ balcon vào căn hộ, mang theo kk trong nhà, lùa ra ngoài hành lang (c/c nào ở 2 đầu hành lang có cửa sổ nên mở, lúc đó luồng gió lùa này sẽ rất mạnh)
*Ngoài ra, cần dùng các nắp nhựa, (hoặc thứ gì bằng phẳng…giờ khg có mua được ở ngoài) để che lại các miệng thoát nước trong nhà WC sau khi tắm rửa, nắp bồn cầu dùng xong đóng lại (hoặc thường xuyên khử khuẩn).
*Kết luận: luôn tạo trong căn hộ 1 luồng kk đối lưu từ bên ngoài balcon (nơi có gió, có nắng...mà virus khó tồn tại) vô nhà cuốn theo kk âm trong nhà ra ngoài bằng cách luôn mở cửa hướng này, khg thì vô tình tạo ngược lại lúc đó kk từ hành lang, từ giếng trời...- nơi khả năng có virus - thổi ngược vô nhà mình

Ôi, phong với thủy, mắc mệt

Cầu chúc mn bình an vượt qua cơn đại dịch này!"

ngoc-nguyen-1.jpg
ngoc-nguyen-2.jpg
ngoc-nguyen-3.jpg
ngoc-nguyen-4.jpg
ngoc-nguyen-5.jpg
ngoc-nguyen-6.jpg

Trên Tinhte.vn cũng đã từng có một bài viết của PGS. TS. Trần Văn Hiếu đang công tác tại trường Đh. KHTN TPHCM, bài viết tương đối dài, anh em có thể đọc thêm tại link này.

Vậy ý kiến của anh em trong vấn đề này là thế nào, mời anh em cùng chia sẻ và thảo luận ở bên dưới nhé!
130 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Jun.88
TÍCH CỰC
3 năm
Vấn đề lây qua không khí là có và giếng trời là để lưu thông ko khí thì , xác xuất lây qua giếng trời là có và ko thể tránh khỏi. Hoặc bạn ra ngoại ô hay hoang đảo mà sống . Việc lây qua ống thông gió ... ở các nước như mỹ , anh , hongkong, châu âu... đều có ghi nhận, thay vì ngồi lo lắng và chê bai này nọ thì tiêm vaccine nhanh nhất có thể nhé
@Jun.88 đang thảo luận giếng trời với chung cư tự nhiên có vaccine ở đâu vô đây vậy bạn?
@Jun.88 Tụi Tàu còn phải mua vaccine Mỹ trong khi Việt Nam nói có vaccine gì tiêm vaccine đó. Vô lí không?
Bây giờ bạn ra cửa hàng bạn mua xe. Một xe chạy 10 năm không hư, một xe chạy 1 năm hư mà còn cháy nổ nguy hiểm tính mạng. Bạn chọn cái nào? Chuyện đơn giản vậy mà nghĩ không ra bị bọn buôn vaccine dắt mũi. Mình chích vaccine đễ hết bệnh chứ không phải rước bệnh. Bạn có biết biển chủng Nam Mỹ từ vaccine Tàu nó kháng vaccin rồi đó.
Jun.88
TÍCH CỰC
3 năm
@nhtphuc Đang thảo luận giếng trời là nguồn lây hay ko , còn mình đưa ý kiến chủ động phòng tránh chứ cái giếng trời có lây hay ko cũng có quan trọng ko bạn , nếu có lây thì bạn làm sao , nín thở hả bạn , nghĩ xa và rộng hơn chút đi bạn
Jun.88
TÍCH CỰC
3 năm
@khongcnten_2007 Đồ ko tốt ai ko biết bạn ơi , nhưng lý lẽ tiêm vaccine và bị kháng vaccine là khái niệm đầu tiên mình dc nghe từ bạn ^^ còn nó 1 tỷ dân ngay 1 lúc nó cũng ko sx kịp để tiêm thì mua thêm , bạn nhìn các nước xuất siêu xem họ có nhập ko , mình cũng ko nói nhất thiết phải tiêm vac tàu nhưng nên tiêm sớm nhất , nếu bạn đủ tiền và mối quan hệ thì bạn chọn thuốc khác mà tiêm thôi
Dân ngoại đạo đây, nhưng là một con người lại sống ngay sát giếng trời thì nói nhanh hỏi nhanh (giả sử bạn đang ở chung cư)
+ Có thấy gió vào và ra khỏi nhà bạn khi mở cửa ko?
+ Nếu có, thì nó ra hành lang có phải ko?
+ Có thấy gió thổi từ giếng trời vô hành lang chưa?
(Nếu chưa, thằng tke tòa nhà nó bị ngu)

Vậy thì tự trả lời được rồi còn gì!
Chung cư có thể lây virus ít nhất là hành lang mỗi tầng.

+Nên đeo khẩu trang dù chỉ đi đổ rác vài bước chân ngoài hành lang
+Nên đóng cửa. Đừng mở toang ra.
Lắm đứa nó bần tiện, nấu ăn là mở cửa. Chắc hút mùi nhà nó loại 10kW hay sao ý
+Nên mở cửa hành lang cạnh giếng trời, đừng đóng nó lại để tạo ra ko gian kín của cả tầng
@thanhnamxl Ôi nói chuyện mắc cười quá, người ta thích ở đâu người ta cảm thấy hợp rồi quy chụp người ta là ích kỷ??? What? Sợ cháy hay trộm thì càng ở chung cư và mấy khu dân cư đã đc quy hoạch bài bản vì hệ thống chữa cháy, đường sá cũng như an ninh tốt hơn, cũng đâu hiếm những hàng xóm đánh lộn, gây lộn nhau vì tranh chấp, ồn ào, chả có ai chết vì ko có hàng xóm, ở chung cư hay khu dân cư mới cũng có hàng xóm vậy? Mà sống thời hiện đại mà lại ở tp nên quên cái chuyện sống theo kiểu xóm làng đi.
@T.NC Đóng cửa mới là toang nhé
Capture.PNG
@Lựu Đạn Nhà có bấy nhiêu người toàn ôm ấp bế nhau có đóng mở cũng toang. Đang nói là đừng mở cửa toang cả tầng ý
Xu Bin
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thanhnamxl Bác có tiền nằm một chỗ cơm bưng nước rót cho bá có luôn đấy, ở đó mà xóm với giềng, xóm giềng hà bá thì ở một còn đỡ mang phiền phức
Hoang Miiu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đúng rồi. Anh Bác Sĩ phán bậy bạ. Mấy cái Hình bên trên là đủ nói lên luồng lưu thông của không khí rồi.
Không khí sẽ từ ngoài vào căn hộ rồi từ căn hộ ra khu hành lang hoặc cửa sổ thông tầng và bay lên trên. Mấy căn hộ bên trên hoặc bên cạnh nếu mở cửa vẫn bị vô chứ không phải bài viết bên trên nói là không khí các căn hộ khác cũng đẩy ra và lên trên ( thuyết này chỉ đúng với hệ thống khép Kín thôi) đây là căn hộ nên luồng khí vẫn sẽ nhiễu loạn và luồn lách mọi ngõ ngách. Còn khi đóng hết cửa chỉ để cửa Ban Công thì sẽ rất Bí Bách và lượng gió lưu thông rất ít gần như là chúng ta không cảm nhận có gió luôn. Muốn có gió vô nhà phải mở cửa chính và cửa Ban công ra và điều này thì làm nguy cơ lây lan Virus rất cao.
Anh Bác Sĩ này chắc phải về học lại sách Vật Lý Phổ Thông.
@Jun.88 Đúng rồi, vaccine chỉ là bổ xung những anh lính chì kháng lại virus thôi
trungsg
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nebazoc Vaccine không "bổ xung" (đúng ra là "bổ sung") những chú lính chì, mà là giúp cơ thể tạo ra những chú lính chì nhé.
@trungsg Những chú lính đặc biệt được thả vào để đào tạo lính phòng thủ cách chiến đấu 1 loại giặc, như nCovi chẳng hạn
Hoang Miiu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nebazoc Kiểu na ná như vậy đó. Tức là lấy tế Bào dạng Gai của Virus để kích Hoạt hệ miễn dịch sinh ra một dạng tế Bào mới để chống chọi và tiêu diệt virus Covid. Nhưng những biến thể mới thì hên xui, phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người nữa.
haubui
ĐẠI BÀNG
3 năm
Rất tiếc là không có cơ hội trao đổi với mấy anh chuyên gia này.
- Giả sử Virus tồn tại trong không khí 60 phút.
- Trong trường hợp này nên xét đến chung cư truyền thống có giếng trời, không sử dụng hệ thống thông gió trung tâm, điều hòa (gió lạnh) trung tâm.
Thì giếng trời và hành lang là nơi dễ phát tán Virus và rủi ro rất cao.
(Nếu không suy xét kỹ thực tiễn thì sách vở khác rất xa so với thực tế.)

Giếng trời không hoàn toàn hoạt động như mọi người hay nghĩ là nó sẽ thông gió bằng đối lưu (khí nóng, áp thấp, bay lên trên). Nó chỉ hoạt động như vậy trong trường hợp trời không có gió, còn nếu có gió trời thì mọi chuyện hoàn toàn khác, Gió sẽ tìm mọi lổ mở để đi từ mặt này của building qua mặt kia của billding, bất chấp có giếng trời hay không có giếng trời.

Việt Nam ở đới gió mùa, Tp. HCM có hướng gió chính là Bắc Đông Bắc - Tây Tây Nam. Trong ngày quang mây, mọi người sẽ thấy mỗi ngày đều có 2 chiều gió này vào giữa buổi sáng và cuối buổi chiều.
Do đó trong cùng một ngày, gió có thể thổi từ căn hộ này qua căn hộ kia, và ngược lại.

Nếu các bạn nào ở Cc có 2 cửa sổ hướng ra ngoài, và cửa sổ hướng về giếng trời/hành lang thì các bạn sẽ cảm nhận rõ điều này.


Ngoài ra với mật độ xây dựng dày đặt như hiện nay thì tại nhiều điểm quy luật về gió còn phức tạp hơn.

Do vậy nếu chung cư có F0 thi mình mình khuyên các bạn chỉ nên mở cửa sổ hướng ngoài trời. Phần còn lại đóng hết. Trong nhà nên mở quạt hút để tạo chênh áp -> thông thoáng.
sps1123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@haubui Bạn nói đúng nè. Mình cũng là dân xd và cũng ở chung cư. Có mùa thì gió thổi từ cửa sổ vào nhưng cũng có mùa gió thổi từ cửa đi vào. Mà mùa này gió thổi từ cửa đi vào mới đau chứ. Phải đóng cửa hoài luôn, bật hút gió liên tục.
kienbk8008vn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@haubui Bác haubui có chuyên môn về thông gió và vi khí hậu trong building đấy. Mình đồng ý với cách giải thích của Bác haubui. Hiện tại, ở VN quy chuẩn mới nhất về thông gió vệ sinh cho nhà chung cư là QCVN 04-2021 và yêu cầu phải đảm bảo cấp khí tươi cho các căn hộ nhưng thực tế triển khai thiết kế, thi công thì các CĐT thường hiện đang tránh triển khai hạng mục này để tiết kiệm chi phí.

Đối với các chung cư và đặc biệt là các phòng ngủ, làm việc mà có cửa số thông với hành lang, giếng trời, ô thoáng theo cả trục ngang và trục dọc thì có lẽ phải đóng lại và đúng là chỉ mở cửa hướng ban công. Các căn hộ có F0 thì nên tắt điều hòa (chịu nóng chút) và bật quạt để tăng đối lưu không khí và đẩy không khí bẩn ra ngoài trời (chỗ ban công) là giải pháp gần như duy nhất. Việc đẩy gió ra logia dẫn tới nguy cơ lây nhiễm chéo cho căn hộ khác. Mở thông với hành lang là cả tầng đó đều gặp nguy cơ.

Còn xét về giải pháp toàn diện hơn thì các CĐT và các anh chị em kỹ sư cần đưa việc cấp gió tươi (có lọc bụi, PM2.5 càng tốt) để duy trì áp dương trong căn hộ. Như vậy, trong nhà vẫn duy trì thông thoáng. Đối với trường hợp có gió tươi cấp trực tiếp thì phòng có F0 nên bố trí thêm máy lọc không khí và diệt khuẩn cục bộ nữa. Việc này rất quan trọng để người chăm sóc F0 tức là F1 giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm do nồng độ virus trong không khí cao mà không được lọc và diệt tại bộ lọc không khí cục bộ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên xúc miệng, dùng cồn sát khuẩn các bể mặt tiếp xúc phải làm đều đặn và liên tục.
KHIEMTHUY
ĐẠI BÀNG
3 năm
@sps1123 Tôi xác nhận có chuyện này, tôi đang ở chung cư DeCapella, thử mở cửa chính thì lúc gió thổi từ ban công vào phòng đi ra hành lang, lúc thì ngược lại từ hành lang vào trong phòng -> Luôn đóng cửa là an toàn.
@haubui Bạn chỉ được nhận xét đúng, thẳng vào đề bài
@kienbk8008vn Chuẩn quá đi bạn ơi
tourist123
ĐẠI BÀNG
3 năm
túm váy là ở chung cư thì fai mở toang các cửa sổ; mua nhiều quạt đứng để thổi khắp nhà; mua lọc hepa, tấm lọc ... xử lý các điểm cống, ô thoát khí. bây h hành lang chung cư càng nguy hiểm
@tourist123 mod này viết bài lí luận quá ngu
Toàn vớ vẩn thể hiện, virus lây qua không khí và cái theo hình vẽ thì gió bình thường sẽ đi vào từ cửa và đi lên trên giếng trời do đối lưu và thoát ra ngoài, nhưng giông, lốc, chênh lệch áp suất nó cũng đủ để thổi ngược không khí từ giếng trời về lại các phòng, hành lang... và việc con virus nó theo không khí bay và trộn rối mù trong tòa nhà là quá bình thường.
Còn chưa kể thang máy, tay nắm cửa, hành lang... là nơi lây virus tuyệt cmn vời do tiếp xúc nữa.

Cái chung cư ghẻ bày đặt đòi xịn như phòng áp lực âm, gió phải đi một chiều mà không có chiều ngược lại.
hoasenvang
TÍCH CỰC
3 năm
Muốn thử nghiệm thì lấy mắm tôm nấu gần giếng trời xem có nhà thoát được mùi mắm này không nhé.
xedieu
CAO CẤP
3 năm
@hoasenvang Đơn giản vãi nồi mà chuẩn.
junkey
TÍCH CỰC
3 năm
tôi có đứa bạn ở chung cư đang bị cách ly nói, chỗ nó có F0 ở tầng 3, phòng phía dưới tầng 2 khẳng định luôn không đi đâu ra ngoài (vì đang cách ly) và càng ko giao tiếp với lầu 3, thế méo nào lại mới bị dương tính nguyên phòng, đứa bạn tôi ở lầu 1 bên dưới, nó vẫn không biết có nên mở cửa sổ ban công hay đóng thì hạn chế virus, thêm nữa là hiện tại lầu 1 xung quanh vách phòng nó cũng có ca nhiễm rồi, nên nó ko dám mở cửa, nhưng đóng cửa cả ngày thì rất bí, nhờ anh em hiểu rõ vấn đề tư vấn giúp, nó bị nhốt gần 2 tháng rồi.
vunt
TÍCH CỰC
3 năm
@junkey Tiếp tục đóng cửa 😆
[Zeus]
CAO CẤP
3 năm
@junkey Một lời khuyên khác để tham khảo từ kts, ông này chuyên thiết kế và thi công bệnh viện nên vấn đề không khí đối lưu có thể tin tưởng được.
C269E1C2-2469-4A07-A7C3-DC5BE72D4BB0.jpg
@junkey Chỉ có cách đưa F0 đi chỗ khác thôi bạn. Câu chuyện SARS lây qua đường nước thải là chuyện cũ rồi bạn. SARS lần 1 đã có thống kê về việc lây qua trục đứng của chung cư rồi. Bạn của bạn ở đó minh nghĩ chỉ là vấn đề thời gian. Nên chuẩn bị sẵn tinh thần là vừa.
junkey
TÍCH CỰC
3 năm
@[Zeus] tks bác thông tin hữu ích !
junkey
TÍCH CỰC
3 năm
@lazyboy76 giờ cách ly tại chỗ rồi bác, đâu có chuyển đi đâu nữa đâu, giờ chung cứ đó mười mấy hộ bị nhiễm rồi mà cũng bị giữ trong chung cứ thôi, thế nên mới lo á bác
concuuduc
TÍCH CỰC
3 năm
Là có thể lây nhiễm virus qua đường giếng trời. Nguy hiểm thật đấy.
Giếng trời thì thường hướng từ dưới lên trên.
Nếu không có gió, hoặc gió nhẹ thì không khí sẽ lưu thông từ ngoài vào cửa sổ đi ra giếng trời và đi lên.
Nếu có gió thổi ngang chung cư 4 mặt thì có 2 mặt gió ngang qua cửa sổ, 1 mặt hứng gió và 1 mặt thoát gió. Mặt hứng gió thì kk từ cửa sổ ra giếng trời, mặt thoát gió thì từ giếng trời ra cửa sổ. Còn 2 mặt bên tùy chênh lệch áp suất thì gió sẽ đi theo chiều nào, nếu gió mạnh hơn thì kk đi từ giếng trời ra cửa sổ và ngược lại.
Nói tóm lại nếu không có gió hoặc gió nhẹ thì chỉ ở trong phòng sẽ không bị lây nếu ở trong phòng, nếu có gió thì xác suất bị lây cao hơn
trungnthut
TÍCH CỰC
3 năm
ko biết là do việc trích dẫn trong bài viết hay là bản thân bài gốc nó thế, nhưng mình đọc thì ko hiểu bài của nick Hà Nhật Tân kia là viết cho ông bác sĩ hay cho ông Phu Hồ nữa
Im lặng đi
sunseeker26
ĐẠI BÀNG
3 năm
@trungnthut Cả 2 đó bác
Câu chuyện lại nhớ đến ông bác sĩ Anh Ba Nguyen Khanh
Cười ra nước mắt
nghành nghiên cứu về bệnh dịch, nguồn gốc lây lan và lập dự báo, kế hoạch là dịch tễ học. Y sinh học hay kiến trúc sư xin bớt bàn luận làm cho mọi người rối. tỉ lệ thuận không có nghĩa là nguyên nhân. doanh thu bán kem và số trẻ em chết đuối luôn luôn có hệ số tương quan gần bằng 1. nhưng mùa hè là nguyên nhân cho cả 2 cái cùng tăng.
ống thông gió hay giếng rời không phải là nguyên nhân gây lan toả vì tình cờ nó chỉ nằm cạnh nguyên gây bệnh. hệ thống nước thải từ nơi tắm rửa và toilet đã được xác nhận là nguyên nhân gây ra lây bệnh SARS ở Hong Kong năm 2003.
https://www.infectioncontroltoday.com/view/sars-and-plumbing-role-sewage-plays-spreading-disease .

được xác nhận lại bằng các nghiên cứu SARS CoV 2

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7728433/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7112879/
https://pubs.acs.org/doi/10.1021/acs.estlett.0c00730

cơ quan môi trường và cơ quan phòng chống dịch Hoa Kỳ đang xét nghiệm đường nước thải như là biện pháp theo dõi cộng đồng hỗ trợ cho xét nghiệm cộng đồng.
https://www.epa.gov/covid19-research/assessing-sars-cov-2-virus-levels-sewage

https://www.cdc.gov/healthywater/surveillance/wastewater-surveillance/wastewater-surveillance.html
@danielnguyen12 có rất nhiều chung cư không có giếng rời và hệ thống thông gió trung tâm vì căn hộ có 2 lô gia. Nếu vẫn có lây thì nó sẽ do cái này.
wc-escritorio.jpeg
@danielnguyen12 Cái này (lây qua hệ thống nước thải) mình đồng ý là có nguy cơ lớn nhưng chưa được nghiên cữu kỹ.
@danielnguyen12 Như hình này thì thối lắm. Cứ ko bị mùi là khỏi lo ngại TH này
mình cũng ở cc nhưng không có ban công hay giếng trời.
Saycheese
ĐẠI BÀNG
3 năm
túm lại theo m ở chung cư thì không được ra giếng trời để hít thở do khả năng cao có virus trong không khí, cần thì phun khử khuẩn giếng trời, thông gió cho khu vực đó thật tốt, cho ánh nắng chiếu vào,....
Hú hồn, may mà tôi ở phòng trọ 😆
@Hailstorm0704 ở phòng trọ mà gọi là may hả . cười ị
longt61
TÍCH CỰC
3 năm
@trajxjnhangel Người ta trào phúng mà bác ơi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019