Ứng dụng tia UV 222nm trong khống chế dịch Covid-19 ở nơi công cộng

tvhieu.hcmus
15/8/2021 3:10Phản hồi: 64
Ứng dụng tia UV 222nm trong khống chế dịch Covid-19 ở nơi công cộng
Hiện nay, các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 ở nơi công cộng như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tuy có những hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa đủ sức để loại bỏ nguy cơ lây nhiễm của virus ở nơi đông người. Để đảm bảo an toàn cho các hoạt động ở nơi công cộng, đặc biệt là các hoạt động không thể trì hoãn như khám chữa bệnh tại bệnh viện, một số nghiên cứu trên thế giới đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống đèn far-UVC trong việc bất hoạt virus ở những nơi đông người. Tia far-UVC là bức xạ UV ở bước sóng 207-222 nm với độ thâm nhập thấp (chỉ vài nm) nên sẽ bị cản lại ở lớp sừng trên cùng của da và nước mắt ở mắt, do đó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiếp xúc. Mặc dù vậy, tia far-UVC vẫn giữ được khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 trong không khí do tác động gây tổn thương lên RNA bộ gen của virus. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ có duy nhất far-UVC (222 nm) đã được chứng minh là an toàn cho con người, tránh việc sử dụng các loại đèn UVC khác hay quảng cáo (thường ở bước sóng khoảng 254 hoặc 235 nm, không phải là far-UVC) ở nơi có hoạt động của con người làm gây hại cho sức khỏe, dẫn đến tiền mất tật mang.

Nghiên cứu của Buonanno và cộng sự (2020) đã cho thấy tia far-UVC 222 nm ở các cường độ 0,56 và 0,39 mJ/cm2 bất hoạt 90% khả năng xâm nhiễm nguyên bào sợi phổi của lần lượt các chủng coronavirus alpha HCoV-229E và beta HCoV-OC43 [1]. Kết quả nhuộm miễn dịch huỳnh quang kháng nguyên protein gai của virus ở các tế bào nguyên bào sợi phổi (Hình 1) cho thấy cường độ tín hiệu màu xanh lá của kháng nguyên (tức mức độ xâm nhiễm của virus vào tế bào) giảm dần khi tăng dần cường độ far-UVC chiếu xạ lên virus. Nghiên cứu của Kitagawa và cộng sự (2021) cũng đạt được kết quả tương tự khi cho thấy bức xạ far-UVC 222 nm ở cường độ 3 mJ/cm2 sau thời gian chiếu xạ 30 giây đã tiêu diệt gần như hoàn toàn (99,7%) virus SARS-CoV-2 [2]. Nghiên cứu của Lo và cộng sự (2021) đã cho thấy tia UVC gây hư tổn RNA bộ gen của virus SARS-CoV-2, đồng thời những hư tổn này xảy ra càng nhiều thì khả năng xâm nhiễm của virus (thể hiện qua giá trị TCID50) cũng càng giảm (Hình 2) [3].
[​IMG]
Hình 1. Khả năng xâm nhiễm nguyên bào sợi phổi người của các chủng alpha HCoV-229E và beta HCoV-OC43 được chiếu xạ far-UVC ở các cường độ khác nhau [1].

image.png
Hình 2. Sự tương quan tuyến tính giữa mức độ hư tổn trên RNA bộ gen của SARS-CoV-2 và khả năng xâm nhiễm của virus (giá trị TCID50) [3].

Nghiên cứu của Olcay và cộng sự (2021) đã triển khai thử nghiệm mô hình đèn far-UVC 222 nm (sản xuất bởi hai công ty Vestel và InnowayRG, Thổ Nhĩ Kỳ) ở phòng mổ bệnh viện [4]. Thiết bị đèn này được kết hợp với một tấm vải sợi chỉ cho phép 1,5% tia far-UVC đi qua, do đó hạn chế tối đa lượng bức xạ tiếp xúc lên cơ thể người. Với cách bố trí hệ thống đèn trên cao cách mặt đất 2,2 m (Hình 3), nghiên cứu đã cho thấy năng lượng far-UVC tiếp xúc lên cơ thể là 22 mJ/cm2 trong thời gian 8 giờ và nằm trong giới hạn cho phép của Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ Không Ion hóa (ICNIRP). Nghiên cứu này là một bước đi tiên phong về việc ứng dụng tia far-UVC trong khống chế virus SARS-CoV-2 ở nơi công cộng một cách an toàn.
[​IMG]
Hình 3. Phòng mổ sử dụng hệ thống đèn far-UVC 222 nm [4].

PGS.TS. Trần Văn Hiếu, Lê Khánh Thiên
Nhóm nghiên cứu Y sinh học GMIF, Trường ĐH. KHTN TPHCM.

Lược dịch từ:
  1. Buonanno M, Welch D, Shuryak I, Brenner DJ. Far-UVC light (222 nm) efficiently and safely inactivates airborne human coronaviruses. Sci Rep. 2020 Jun 24;10(1):10285. doi: 10.1038/s41598-020-67211-2. PMID: 32581288; PMCID: PMC7314750.
  2. Kitagawa H, Nomura T, Nazmul T, Omori K, Shigemoto N, Sakaguchi T, Ohge H. Effectiveness of 222-nm ultraviolet light on disinfecting SARS-CoV-2 surface contamination. Am J Infect Control. 2021 Mar;49(3):299-301. doi: 10.1016/j.ajic.2020.08.022. Epub 2020 Sep 4. PMID: 32896604; PMCID: PMC7473342.
  3. Lo CW, Matsuura R, Iimura K, Wada S, Shinjo A, Benno Y, Nakagawa M, Takei M, Aida Y. UVC disinfects SARS-CoV-2 by induction of viral genome damage without apparent effects on viral morphology and proteins. Sci Rep. 2021 Jul 5;11(1):13804. doi: 10.1038/s41598-021-93231-7. PMID: 34226623; PMCID: PMC8257663.
  4. Olcay A, Albayrak SB, Aktürk IF, Akbülbül MC, Yolay O, İkitimur H, Bayer MC. A new Far-UVC based method for germ free hospitals and travel: Initus-V. MedRxiv. 2021 Apr 27; doi: 10.1101/2021.04.23.21255969.
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hay quá anh, dạo này thấy nhiều cửa hàng rao bán mấy cái máy cầm tay dùng tia uv để sát khuẩn này nọ, thấy rất quan ngại 😁
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@tvhieu.hcmus có rồi. bên TQ đang sản xuất: https://www.firstuvc.com/

mấy loại cũ ko an toàn, chỉ xài khi ko người. còn cái này an toàn với cơ thể người.
@tvhieu.hcmus Đúng rồi, mà đa phần không bỏ
@Hassler Cứ mua thôi. Ko dùng đc để soi tiền polymer giả cũng đc 😆
@Dave ✅ Tầm này làm gì còn tiền mà soi 😔(
góp ý cho ace chuẩn bị khử khuẩn .kiến thức cá nhân thôi .tiếp nhận với sự cảnh giác 😁
1.đèn UVC gemicidal cực kì nguy hiểm nếu sử dụng ko đúng cách ,có thể gây tổn thương da nếu phơi nhiễm trong thgian dài-trên 30p
nếu để giác mạc tiếp xúc thì tổn thương sẽ xảy ra chỉ sau 5p ,cự li <2m .do đó ,chỉ thao tác nếu bạn hiểu về loại đèn này

bên trong đèn dạng tube có thể có thủy ngân-Hg

2.1 số đèn LED đc quảng cáo là diệt khuẩn ,nhưng ko fai loại nào cũng là LED-UVC ,nên mn cần mua từ nguồn uy tín
.30W mà dưới 100 ngàn thì 90% là fake
3.khi dùng ,fai tạo ko gian kín ,ko để ánh sáng lọt ra ngoài .người lớn cảnh giác ,nhưng trẻ em ,vật nuôi sẽ tò mò ,bị ánh sáng xanh luôn cuốn
vật liệu tốt nhất là teflon ,nhưng chắc đa số ko có ,có thể dùng alu foil để che chắn cũng đc

4.1 số chung cư đang lo về cái giếng trời
nếu ko gian thoáng như giếng trời ,thì ko cần lo về ozone ,nhưng nếu dùng trong nhà ,thì nên hỏi người bán về sp đc tráng phủ ,để phát ra bức xạ 186nm ,giúp loại bỏ ozone
ozone gây mùi hơi khó chịu ,nhưng bù lại ,nó cũng giúp giệt khuẩn

5.lắp giếng trời ,khử khuẩn ko gian lớn ,thì mn có thể mua đèn UVC loại tube 0.6 hoặc 1m để có công suất lớn .khoảng 700k\tube
tham khảo tube này của điện quang ,phillip hoặc rạng đông

liều lượng theo mình biết thì từ 0.8 tới 2 Joules\cm2
nếu giếng trời thì sẽ bật đèn liên tục ,nên ko cần quan tâm liều lượng
nhu cầu gia đình thì dùng theo liều ,tùy công suất đèn mà tính

công suất UV khoảng 25-30% cs thiết bị
vd đèn 100W thì P(uvc) ~30W
1W =1Joule\sec
từ đó tính ra thgian phơi nhiễm tối thiểu để khử khuẩn .càng lâu càng tốt ,do còn hao hụt cs theo khoảng cách nữa

take care : )
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@kixx loại 222 là an toàn.
@TonyWu ý anh 'an toàn ' là sao : )
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@kixx ko tăng nhiệt độ, ko gây dị ứng da, ko ung thư da, ko hư mắt.
StellarFox
ĐẠI BÀNG
3 năm
@kixx này gọi là far uvc vì bước sóng nó xa UVC, C là cancer đó , an toàn đúng ở định mức 222nm thôi
Hồi đi vào nhà máy Điện Quang thì thấy thang máy của họ trang bị đèn diệt khuẩn. Sẽ tự động diệt khi không có người. Không biết họ có trang bị các hệ thống này cho chung cư hay bệnh viện không.

Giải pháp mình nhiều nhưng ít thấy triển khai
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@cuhiep Nghe nói là có trang bị cho các bệnh viện dã chiến để giảm tải lượng virus trong không khí đó bác.
Loại Điện Quang hay một số hãng khác chỉ là UV-C nên chỉ có thể sử dụng khi không có con người. Cần có cảm ứng chuyển động kèm theo. Mẫu trong bài này là far UV-C (222) thì cho phép chiếu khi có con người luôn. Họ thử trong vòng 8 tiếng vẫn ok thì sử dụng nơi công cộng khá ổn vì chả ai ở mấy chỗ công cộng liên tục 8 tiếng cả bác.
sirtoan
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tvhieu.hcmus vậy phải coi khu vực lắp ở đâu nữa, chứ chỗ công cộng như TTTM, siêu thị sẽ là nhân viên bán hàng, bảo vệ.
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@cuhiep ngày đầu Hcm ăn cái chỉ thị 16, tui đã email góp ý kêu Hcdc, Byt mua trang bị cái này ở siêu thị, chợ.... nhưng đếch thấy triển khai gì.
@cuhiep Nên mở topic góp ý chống dịch. Mình góp ý nên đeo khẩu trang tốt hơn khẩu trang y tế, không có van. Có kiểu n95 VN sản xuất, giá từ 10-15k, tốt hơn khẩu trang y tế nhiều.
Năng lượng của ánh sáng sẽ giảm theo bình phương khoảng cách. do đó phải có máy cầm tay đi rà đồ vật thì may ra... chứ để khơi khơi như đèn trần thì ko ăn thua...
UV từ mặt trời thì OK vì năng lượng ban đầu của nó quá lớn, tới tận trái đất vẫn còn khả năng diệt khuẩn mạnh, nhất là những bửa trời nắng gắt, tia mặt trời chiếu thẳng xuống đất, ko bị phản xạ trên bầu khí quyển...
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MrNamN Mẫu này rất mạnh nên họ phải lắp trần cách hơn 2m và chỉ sử dụng 1,5% năng lượng nó tạo ra thôi. Nó được sử dụng diệt virus trong phòng mổ đó bác.
@MrNamN nhưng UVC nó bị "lọc" ở tầng O3 hết rồi mà nhỉ
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Harry Pham TUK Không chặn toàn bộ được bác ơi.
StellarFox
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tvhieu.hcmus UVC đc tầng ozone chặn lại toàn bộ nhe bạn, nghĩ sao UVC gây ung thư mà ko bị chặn thì bạn ra đường là ung thư mỗi ngày rồi , UVC - C là cancer
Có 3 bước sóng UV trong tia mặt trời là UVA, UVB và UVC
UVA-A của Aging, gây lão hóa da chia làm 2 loại là UVA1 ở bước sóng từ 340 đến 400nm và UVA2 ở bước sóng 320nm đến 340nm
UVB-B của Burn,gây cháy nắng bước sóng từ 280nm đến 320nm
UVC- C của cancer là ung thư ở bước sóng 100nm đến 280nm , bị chặn toàn bộ ở tầng ozone rồi
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@StellarFox Thank bác.
Lâu lâu mình cũng khử khuẩn nhà mình bằng đèn dùng ở nhà
5422050_IMG_1957.jpg
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@cuhiep Ở các PTN thường 2-3am cuối tuần họ bật UV tự động để khử khuẩn nhưng do O3 độc khi hít phải (oxy tự do sẽ tấn công tế bào hay DNA) nên sau khi chiếu cần mở cửa cho nó thông thoáng 15min rồi mới sử dụng đó bác.
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@tvhieu.hcmus bác update info chậm rồi. đâu ở cần phòng thí nghiệm, bên trường tiểu học, mẫu giáo bên Nhật, Hàn, đêm khuya là mở.
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TonyWu Ý tui nói ở VN á bác.
Giờ đang rộ lên dzụ lắp nó trong thang máy chung cư đó.
anhhuynhtori
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nếu giá cả được dân dụng hóa thì tuyệt vời 😔
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@anhhuynhtori Mình cũng đang hóng đây.
ồ nên sớm áp dụng cái này vào để khử trùng mà 😁
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@A0kiji Mình cũng đang mong đây. Diệt đươc nhiều con chứ k phải mỗi con này.
có khi nào gây đột biến chủng mới luôn không
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Dang Phuoc Hiep Tha hồ coi X-men ngoài đời mà không cần vô rạp hả bác.
@Dang Phuoc Hiep Có khả năng cao là đằng khác bác ah. Đó gọi là sự thích nghi. Giống kiểu con người mới tập thể dục thì thấy đau cơ, đau người nhưng tập nhiều lại thấy khoẻ và ham.
Biết bao công trình nghiên cứu và phương tây họ ứng dụng lâu rồi, nhưng vẫn có người nghi ngờ kỳ lạ thật. 🤣🤣🤣🤣
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@buidoimiennui Hiện sản phẩm thương mại chưa phổ biến. Chip để chỉnh về 222 còn khá chát.
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@tvhieu.hcmus nhập con này về bán, làm giàu easy

https://www.firstuvc.com/
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TonyWu Coi bộ ngon ta.
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@tvhieu.hcmus TQ cấp đặc biệt cho các Vđv đẳng cấp quốc gia sử dụng, thì chắc chắn yên tâm về độ an toàn rồi.
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
Thay vì uv thì xịt cồn vẫn thấy an toàn chán
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@traitay95 tức phải xịt liên tục như sương vậy thì mới phòng được vì nơi công cộng mà bác.
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@traitay95 xịt cồn ảnh hưởng da.
E4DB613F-613B-45D0-BD0D-67A1523A2676.jpeg
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
@tvhieu.hcmus Tuy là có nghiên cứu nhưng những tia năng lượng cao như thế này cần phải thử nghiệm thật kỹ. Trụ 5G sóng radio mà dân chúng ngta la làng rồi
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@traitay95 dân trí kém mà
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
các vđv Olympic TQ bên Tokyo đc phát hai cái gắn ở phòng ngủ và phòng khách. sản phẩm của Thượng Hải.

https://www.firstuvc.com/
thanhnamxl
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bác sỹ nghĩ sao nếu dùng giải pháp Ozone nồng độ cao sẽ hiệu quả và nhanh hơn - cơ động hơn !
tvhieu.hcmus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thanhnamxl Ozon khi phân huỷ nó tạo oxy tự do tấn công vào tế bào và DNA gây đột biến. Mùi nó hít vô ghê lắm. Mình là PTN nên biết mùi nó như thế nào sau khi chiếu UV. Nên phải xả mũi 15min mới sử dụng phòng được bác.
P.S. mình không phải là bác sĩ nha.
Nhà mình có mua 2 đèn tự lắp, làm sao để kiểm tra nó ra UVC chuẩn v các bác. Khi bật có mùi hắc. (đoán có thể đã tạo ra O3) .
20210821_203701.jpg
danganhtbbk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Harry Pham TUK mình thấy ở phòng khám tư thường dùng bóng Philips, ko sinh ozone bạn ạ, chứ ngộ độc Ozone cũng ghê lắm
@danganhtbbk mình đang nghĩ nếu ra O3 thì mới chuẩn UVC thôi.
Nếu mình bật toàn phải cách ly phòng, với để quạt thôi hết khí ra ngoài
Hữu ích ạ <3
danganhtbbk
ĐẠI BÀNG
3 năm
"Với cách bố trí hệ thống đèn trên cao cách mặt đất 2,2 m (Hình 3), nghiên cứu đã cho thấy năng lượng far-UVC tiếp xúc lên cơ thể là 22 mJ/cm2 trong thời gian 8 giờ và nằm trong giới hạn cho phép của Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ Không Ion hóa (ICNIRP)"

Với câu này, theo mình hiểu là cần đến 8 tiếng để inactive Sars-CoV-2 ở Log4, đứng trong buồng 8 tiếng để diệt Virus cũng căng à nha hihi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019