Giới công nghệ Trung Quốc đang xảy ra chuyện gì?

Duy Luân
14/8/2021 5:12Phản hồi: 222
Giới công nghệ Trung Quốc đang xảy ra chuyện gì?
Tầm nhìn của Trung Quốc rất rõ ràng, họ muốn rằng trong một thập kỉ nữa, Trung Quốc sẽ trở thành một đế chế công nghệ với những yếu tố rất Trung Quốc, họ sẽ tập trung vào các mảng như điện toán đám mây, AI, xe tự lái, chip hiệu năng cao… Những công ty lớn như Alibaba về thương mại điện tử, hay Tencent về thanh toán và giải trí vẫn sẽ còn đây, nhưng họ sẽ chiếm ít quyền lực hơn, và ít giàu có hơn. Các chính sách mới sẽ phân phối lại quyền lực của thị trường vào tay những công ty nhỏ hơn, và cho nhân viên của họ. Các thành phố sẽ có những ngành công nghệ riêng, các dịch vụ được địa phương hóa và sự cạnh tranh diễn ra giữa các công ty nhỏ hơn.

Chiến dịch kiểm soát các công ty công nghệ


Và tất nhiên, ở trung tâm của toàn bộ hệ thống này là dữ liệu. Dữ liệu từ mọi công ty từ nhỏ đến lớn sẽ chảy trong cả nền kinh tế và tất hiên được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng.

Một thứ rõ ràng hơn nữa chính là cách mà Chủ tịch Tập Cận Bình thực thi để đạt được tầm nhìn nói trên. Trong 9 tháng qua, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã đã thay đổi hoàn toàn bối cảnh công nghệ của nước này, kết quả là các công ty tech “hot” nhất Trung Quốc đã mấy hơn 1 nghìn tỉ USD giá trị thị trường tính từ tháng 2 tới giờ.

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những công ty online của Trung Quốc đang dần rút đi, trong khi những nhà đầu tư trong nước thì lo lắng, giá cổ phiếu của những công ty dạng này thì liên tục giảm trên các sàn chứng khoán tại Hong Kong, New York. Nhưng đó không phải là vấn đề gì. Thực ra, có khi đây là một điều đã nằm trong kế hoạch của chính phủ. Các công ty Internet của Trung Quốc chiếm ít nhất 40% trong chỉ số chứng khoán của nước này. Giống như các công ty tương tự ở Mỹ - Apple, Alphabet, Amazon, Facebook, Netflix - họ đã kiếm được rất nhiều tiền cho các nhà đầu tư của mình. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cho rằng để làm được điều này, họ đã lạm dụng quyền lực của mình, bốc lột lao động và đầu độc những tư tưởng không tốt.

Danh sách những “nạn nhân” của chiến lược mới bao gồm các công ty công nghệ rất lớn của Trung Quốc:

Lưu Hạc - nhà kinh tế học và chính khách Trung Quốc hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, từng nói rằng Trung Quốc đang dịch chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, đặt ưu tiên cho sự công bằng xã hội và an ninh quốc gia, chứ không còn là tăng trưởng bằng mọi giá như 30 năm qua. Chính phủ sẽ định hướng sự phát triển tài sản một cách có trật tự.

Tencent.jpg

3 nhánh chính của kế hoạch


Mọi chuyện sẽ bắt đầu với dữ liệu. Châu Âu và nhiều bang của Mỹ, ví dụ như California, đã đưa ra nhiều luật để bảo vệ người dùng trước sự lạm dụng dữ liệu cá nhân của các công ty lớn. Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều quy định tương tự, trong nhiều trường hợp còn nghiêm khắc hơn cả các nước phương Tây. Ngoài ra, trong cuộc họp quốc hội năm ngoái, dữ liệu còn được gọi là “một nhân tố sản xuất" bên cạnh tiền (vốn), lao động, đất và công nghệ. Điều này nhấn mạnh về sự quan tâm và chính phủ Trung Quốc muốn dành cho dữ liệu.

Chính sách mới về dữ liệu của Trung Quốc sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/9, bắt đầu với Luật bảo mật dữ liệu, sau đó là Luật bảo vệ thông tin cá nhân sẽ sớm được thông qua. Chưa rõ việc thực thi sẽ tiến hành ra sao, nhưng các chuyên gia cho rằng nhiều dữ liệu đang được các công ty Internet nắm giữ rồi sẽ phải được đưa cho chính phủ cũng như các sàn được chính phụ hậu thuẫn. Ví dụ, Ant Group sắp tới sẽ được yêu cầu mở dữ liệu tài chính cá nhân của người dùng cho các công ty thuộc sở hữu nhà nước cũng như các đối thủ nhỏ hơn. Chưa có quy định cụ thể nào cho ngành FinTech được đưa ra, mọi người vẫn đang chờ.

Một nhánh khác của chiến lược mới đó là tái phân bổ tiền bạc, quyền lực từ các nền tảng tech lớn. Các công ty thương mại điện tử như Alibaba, JD.com, Pinduoduo… đã là mục tiêu của cơ quan giám sát thị trường (SAMR), đơn vị mới thành lập để chống độc quyền. Các nhà bán trên những nền tảng này thường phải tả phí cao, và phải chọn bán 1 trong những nền tảng này. Các hệ thống thanh toán vận hành bởi Tencent, Alibaba thì thường không trao đổi thông tin với nhau, tạo ra một thị trường lưỡng cực.

Aibaba_JD.png

Giờ đây, các công ty lớn này đang bị buộc phải dịch chuyển sang mô hình mở hơn, nơi mà những hoạt động thanh toán, mua sắm không còn bị trói buộc vào 1 nền tảng duy nhất, cho phép các nhà bán hàng lấy lại sự kiểm soát về giá bán. Nhiều nhà phân tích tin rằng những thay đổi này sẽ giúp các nhà bán có thêm lợi nhuận, và giá bán thấp hơn dành cho người tiêu dùng, đổi lại các tập đoàn này sẽ phải tăng trưởng chậm lại. Alibaba đã cảnh báo các nhà đầu tư của mình hồi đầu tháng 8 này rằng những ưu đãi về thuế sẽ sớm kết thúc, và họ có phải trả hàng tỉ USD chi phí tăng thêm.

Quảng cáo


Việc chuyển đổi quyền lực này cũng sẽ có lợi ích cho người lao động. Các công ty như Didi, Meituan từ lâu đã trả lương thấp cho tài xế và nhân viên kho bãi của họ, giờ đang phải thay đổi. Các cơ quan chức năng hiện đang điều tra Meituan vì không cung cấp đủ sự chăm sóc cho nhân viên của mình. Công ty bị buộc phải tăng lương cơ bản và cung cấp bảo hiểm tốt hơn cho tái xế. Giá trị thị trường của Meituan đã giảm đi 1/5 kể từ khi các biện pháp này được thông báo hồi cuối tháng 7.

Trụ cột cuối cùng của chiến dịch mà Trung Quốc đang thực hiện đó là chuyển nguồn lực từ các công ty Internet sang việc tạo ra những công nghệ hữu hình hơn, những thứ mà chính phủ cho là quan trọng. Đây là một dấu mốc quan trọng trọng việc dịch chuyển cách Trung Quốc quản lý doanh nghiệp, trước đây chính sách thường tập trung vào việc tăng trưởng nhanh và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng việc giảm thuế, ưu đãi về đất…

Giờ thì nhà nước muốn sử dụng quyền lực của mình để phát triển các mảng giúp Trung Quốc ít phụ thuộc hơn vào phần cứng của Mỹ, thậm chí vượt qua Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói đây là những thay đổi lớn nhất chưa từng thấy trong thiên niên kỉ qua về các mảng như AI, điện toán lượng tử. Ông Bình tin rằng việc này sẽ tạo ra một trật tự kinh tế mới xoay quanh Trung Quốc. Các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tin rằng nếu Trung Quốc có được lợi thế đi trước, họ sẽ không chỉ trở thành một siêu cường quốc về kinh tế mà còn về địa chính trị và quân sự nữa.

Nhiều chính trị gia ở Mỹ và Trung Quốc cũng muốn ngành công nghệ của họ dịch chuyển theo hướng giống như Trung Quốc: ít mạng xã hội hơn, ít những giá trị về “tinh thần” hơn. Thay vào đó, họ muốn xây dựng quốc gia mạnh về hạ tầng công nghệ, ví dụ như chip máy tính, năng lượng sạch. Một phần của việc này cũng nhằm chống lại các nỗ lực của Mỹ và đồng minh trong việc cấm xuất khẩu bán dẫn sang Trung Quốc cũng như lệnh cấm của nhiều công nghệ quan trọng khác.

Đi nhanh, và giám sát mọi thứ


Hiện tại những việc mà chính quyền Trung Quốc đang làm vẫn chưa chắc sẽ thành công. Một vấn đề đó là ai sẽ là người giám sát việc này. Đảng Cộng Sản Trung Quốc có hình ảnh là một lực lượng thống nhất và có một loạt mục tiêu đồng nhất. Tuy nhiên, cũng như mọi tổ chức lớn khác, chính phủ Trung Quốc cũng phân mảnh.

Việc kiểm soát các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ xuất phát từ những nhân vật cấp cao trong bộ máy Trung Ương, đây là những kĩ sư và nhà kinh kế không có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mà họ đang nhắm tới. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc nhờ vào những cơ quan nhỏ hơn, ví dụ như Cơ quan giám sát không gian số (CAC) hay SAMR để triển khai các mục tiêu của họ.

Quảng cáo



[​IMG]

Một số vụ việc cũng đã xảy ra, ví dụ như chính sách mới đây từ ngân hàng trung ương nhắm đến việc tách các công ty tài chính cơng nghệ lớn nhằm tránh độc quyền. Hay vụ việc cấm app của Didi chẳng hạn, đều có sự tham gia của CAC. SAu đó, Ủy ban giám sát chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã phải liên lạc với các ngân hàng và quỹ đầu tư để đảm bảo với họ rằng các lĩnh vực khác sẽ không bị xử lý mạnh tay như thế. Động thái của CSRC khiến nhiều người nghĩ rằng đây là dấu hiệu của cơ quan chức năng trong việc suy nghĩ lại về các tác động từ chính sách mà họ đưa ra. Tuy nhiên, nó cũng nhấn mạnh vào việc thiếu thống nhất của “chiến dịch” này.

Một nỗi lo lắng khác đến từ các nhà khởi nghiệp và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đúng là có nhiều công ty phải vất vả chống lại quyền lực của những tập đoàn lớn, nhưng nhìn chung họ vẫn xem trong những nhân vật như Jack Ma của Alibaba. Nhiều nhà khởi nghiệp lo ngại rằng công sức nhiều năm làm việc và hi sinh của họ sẽ bỗng chốc bị xé tang bởi các cơ quan cầm quyền. Chiến dịch của Trung Quốc đã có cách truyền thông sai về mục tiêu và ý định đến một thế hệ doanh nhân tài năng mới. Nếu không làm tốt hơn, nền kinh tế của Trung Quốc có thể trở thành một thị trường mở mà cạnh tranh lành mạnh, nhưng sẽ chẳng có ai vận hành các doanh nghiệp cả.

Nhiều nhà đầu tư cũng có lo ngại tương tự. Họ đều đồng thuận về mục đích của chiến dịch tăng cường quản lý các công ty công nghệ. Nếu được thực hiện đúng, nó có thể trở thành hình mẫu để chính phủ nước khác họ theo. Nhưng cách thực thi thì hiện tại vẫn chưa làm tốt. Nhiều người nói rằng “đe dọa ngành tech của Trung Quốc chính là đe dọa cả quốc gia”. Những công ty nhỏ giờ có lợi thế hơn, nhưng ai sẽ đầu tư cho họ?

Một bài kiểm tra lớn sắp tới sẽ là đợt IPO của ByteDance, một công ty khổng lồ trị giá 180 tỉ USD khi sở hữu trong tay TikTok và nhiều app tiêu thụ nội dung khác. Nhưng các nhà đầu tư đã bắt đầu cảm thấy hơi “lạnh chân”. Các công ty tech ở Trung Quốc gây quỹ được 28 tỉ USD trong quý cuối của năm 2020, nhưng sau đó khi mà đợt “chấn chỉnh” các công ty diễn ra, thì con số đó đã giảm xuống còn 23 tỉ USD trong quý 2 năm nay. Những công ty tương tự ở Mỹ còn thu hút được nhiều vốn hơn.

Nguồn: Economist
222 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ồ có tham vọng .
Khiemauto
TÍCH CỰC
3 năm
@tozonegalaxy89 Thà để thị trường tự do. Thiết lập pháp lý để các công ty có cạnh tranh lành mạnh. Thằng nào giỏi thì lên, kém thì cho chết. Mấy ông cứ chính trị hoá, can thiệp đủ các thể loại. Bảo sao tham nhũng, lợi ích nhóm hoành hành ghê vậy.
@tozonegalaxy89 Chỉ đơn giản là tham vọng của người đứng đầu hình thành văn hóa của tổ chức và quốc gia đó
@Khiemauto Lol bạn có ngược k vậy 😆. Thả nổi á, nhìn đám chaebol ở Hàn đi rồi hiểu.
@Khiemauto Tư tưởng đại hán xưa tới giờ hok thay đổi
Im lặng đi
@Khiemauto Rồi nó như Nhật với Hàn thì có gì hay ho?
Chính trị hoá công nghệ TQ muốn kiểm soát cả TG 😑
@МАИ-TT✅ Không phải chính trị hóa công nghệ mà là dùng công nghệ để làm công cụ cho các khát khao chính trị.
hackpeace
ĐẠI BÀNG
3 năm
@iPhonecafe Mĩ và EU đi đầu thì TQ nó học theo thôi, chứ nó có đẻ ra trend đâu
@hackpeace Không cần biết thằng nào đi đầu nhưng bây giờ TQ nó cđg cũng tự động hóa, đầy rẫy công nghệ cao vào cuộc sống nó nên mọi thứ nó đi nhanh hơn rất nhiều nước. Cả về công nghệ xây dựng giờ nó cũng chả kém gì các nước Âu Mỹ. Nhìn hệ thống giao thông của nó hoa hết cả mắt.
Với lợi thế dân đông nên giới công nghệ TQ đang có những phát triển vượt bậc... phải ns là vượt núi mới chính xác chứ bậc thì hơi nhỏ. Chính quyền TQ thì họ muốn nắm bắt tất cả, chứ k để tự do như các công ty Mỹ, thoải mái mà bật lại chính phủ và sẵn sàng cho tài khoản tổng thống bay màu
hocleloi
ĐẠI BÀNG
3 năm
@iamcuong Cái ưu và khuyết của nền dân chủ là vậy, nó đã tồn và phát triển mấy trăm năm nay. Nền mỗi lần bầu cử tt mẽo là tq,nga,tt và các nc đồng minh lại lẽo đẽo theo dõi và đoán già đoán non
@iamcuong Bạn nhận định rất đúng
@iamcuong Ông sau lên câu đầu tiên là chửi ĐM cái thằng làm tổng thống trước tao 😆)))))))) Và xóa hết chính sách của ông trước, mặc cho nó hay hoặc dở Clear sạch.
iamcuong
TÍCH CỰC
3 năm
@iPhonecafe Nhiệm kỳ 4 năm, năm đầu thì xóa bỏ nhiệm kỳ trước, năm cuối thì lo bầu cử. Anh Obama còn được 2 nhiệm kỳ, chứ Bác Trump thì mới được 1.
Có lẽ là 1 bc đi đúng dù hơi gắt. Họ muốn nhưng cty mạnh phải là nhưng đơn vị sản xuất ra vật chất thay cho thương mại và giải trí.
iamcuong
TÍCH CỰC
3 năm
@SamsungGalaxy Mình cũng nghĩ vậy. Cty công nghệ phục vụ chủ yếu cho giải trí, thương mại, còn sản xuất mới là cái tạo ra của cải xã hội.
Hãy nhìn những ông lớn như Facebook, Google, Amazon, rất ít tạo ra hàng hóa hữu hình.
Thế giới cần hơn thêm nhiều Tesla để sản xuất hàng hóa công nghệ cao nữa.
Tàu vũ trụ mới đem chúng ta đến tương lai, chứ không phải là like/share trên FB
@SamsungGalaxy Bài này thiếu sót nghiêm trọng. Lẽ ra phải lấy bên Wall Street Jounal về dịch mới rõ hơn. Nếu Tập Cận Bình còn để cho đám Alibaba, Tencent, Didi Global,.... tung hoành làm mưa làm gió thì Mỹ, EU và cả Việt Nam có thể yên tâm đắp mềm ngủ ngon vì sức mạnh Trung Quốc chỉ là thứ sức mạnh tạm bợ không bền vững, huy hoàng tỏa sáng một chốc lát rồi tắt ngấm vĩnh viễn. Theo Wall Street Journal, Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trong tương lai phải nắm được Công Nghệ Cốt Lõi Hàng Đầu Thế Giới ví dụ như chất bán dẫn hiện đại, pin ôtô điện, máy bay thương mại và thiết bị viễn thông như Mỹ và EU để không phải lần nữa nếm trải các thất bại giống vụ Huawei bị Mỹ đập cho lên bờ xuống ruộng suy yếu không có sức chống trả.

Theo bình luận của Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có một quan điểm khác để làm như vậy. Ông Tập phân chia công nghệ thành hai loại, là "có thì tốt" và "cần phải có". Truyền thông xã hội, thương mại điện tử và các công ty Internet dành cho người tiêu dùng nếu có thì rất tuyệt vời. Nhưng theo quan điểm của ông, sự vĩ đại của quốc gia không phụ thuộc vào việc sở hữu các nền tảng trò chuyện hay gọi xe tốt nhất thế giới.

Ngược lại, ông cho rằng đất nước cần phải có chất bán dẫn hiện đại, pin ôtô điện, máy bay thương mại và thiết bị viễn thông để duy trì sức mạnh sản xuất. Đó mới là con đường tránh phi công nghiệp hóa và đạt được quyền tự chủ từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Vì vậy, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc tung ra các "cú đấm thép" bằng việc gia tăng quy định với các công ty Internet tiêu dùng, họ vẫn tiếp tục áp dụng hàng loạt biện pháp trợ cấp, bảo vệ và duy trì chính sách mua hàng nội địa "buy-Chinese" với các nhà sản xuất.

Ông Tập đã mô tả những ưu tiên khác biệt này trong bài phát biểu được xuất bản trên một tạp chí chính trị vào năm ngoái. Ông công nhận nền kinh tế trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ và cho biết Trung Quốc "phải đẩy nhanh việc xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, xã hội kỹ thuật số và chính phủ kỹ thuật số". Nhưng đồng thời, ông cũng khẳng định, "phải thừa nhận rằng nền kinh tế thực là nền tảng, và các ngành sản xuất khác không thể bị bỏ rơi".

Trong lịch sử, khi hầu hết quốc gia phát triển, sản xuất thay thế nông nghiệp và sau đó dịch vụ thay thế sản xuất. Trong những thập kỷ gần đây, tỷ trọng của ngành sản xuất trong GDP ở các nền kinh tế tiên tiến nhất đã giảm, đặc biệt là ở Mỹ và Anh, những quốc gia đã chứng kiến hàng loạt hoạt động nhà máy di cư ra nước ngoài, đặc biệt là sang Trung Quốc.

Trong khi tỷ trọng ngành sản xuất trong GDP của Trung Quốc đã giảm, ở mức 26%, thì đây vẫn là mức cao nhất so với các nền kinh tế lớn. Chính phủ Trung Quốc muốn duy trì tỷ lệ này, nhấn mạnh rằng họ không đi theo con đường phi công nghiệp hóa như các nước phát triển khác.

"Không thể giống như Anh, nơi rất thành công trong các ngành nghe có vẻ thông minh - truyền hình, báo chí, tài chính và giáo dục đại học - trong khi chứng kiến sự suy giảm cường độ R&D và các công ty lớn của họ ngày càng mất vị trí trên toàn cầu", Dan Wang, Nhà phân tích về Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, đánh giá vào đầu năm nay.

https://vnexpress.net/ly-do-trung-quoc-tu-ban-vao-chan-khi-siet-cac-cong-ty-internet-4336111.html
https://www.wsj.com/articles/china-wants-manufacturingnot-the-internetto-lead-the-economy-11628078155
Khiemauto
TÍCH CỰC
3 năm
@SamsungGalaxy Chắc gì đã đúng. Lại giống Mao Trạch Đông, chúng ta phải thực hiện đại nhảy vọt từ nông nghiệp lên công nghiệp, ép tất cả nông dân phải sản xuất đủ lượng thép, thành ra nông dân bỏ ruộng, lấy cuốc xẻng cho vào đúc thép hết và hậu quả chết vài chục triệu người vì đói. Nếu để thị trường vận hành tự nhiên theo quy luật cung cầu là đúng nhất.
@Khiemauto Thế thì chính phủ đâu có ý nghĩa j. Theo mình là điều tiết nhưng ko nên quá cực đoan
Khiemauto
TÍCH CỰC
3 năm
@SamsungGalaxy Chính phủ đâu phải là nắm mọi thứ trong tay, chỉ là 1 phần trong xã hội thôi. Làm cán cân pháp lý để tạo môi trường lành mạnh, ko để những công ty vô đạo đức lộng hành. Các công ty thì đc tự do sáng tạo (trong khuôn khổ luật pháp chung mà mn trong quốc gia đã thống nhất với nhau) để tạo ra sản phẩm ngày càng tinh vi chất lượng hơn, từ đó mới giúp đất nc phát triển.
chủ trương CNXH, hay chia để trị đây nhỉ ?
@PhanDuong (tích xanh) Nó mà CNXH cái gì bác ơi. Nó là chủ nghĩa bành trướng đấy bác.
@PhanDuong (tích xanh) Tập Cận Bình rút kinh nghiệm từ vụ Huawei bị Mỹ đập tơi bời không có cách nào phản kháng cả. Bởi vì Mỹ nó nắm đằng chuôi kiếm, nắm cái gốc cái rễ và Trung Quốc hiện tại chỉ biết nằm im chịu trận khi bị Mỹ trừng phạt. Trung Quốc muốn học Mỹ phải học cách nắm đằng chuôi, nắm cái gốc cái rễ.
@chetdichoroi Nói quá đúng, cái lưỡi loz của nó liếm hết mẹ biển! Tàu nó đi đến đâu thì chỗ đó ko còn cá, cứ mở mồm ra đòi tg japon xin lỗi vì tội lỗi chiến tranh xong h đi bắt nạt các nước nhỏ!!! Mong cho vỡ đập chết bớt đi
@chuengjen5566 Giờ mà cho bọn tàu hết trái đất này nó sẽ đòi lấy luôn cả cái mặt trăng đấy bác. Độ thâm độc khó ai qua nổi thằng tàu.
Vẫn mong VN có mục tiêu và hành động rõ ràng.
Ko 4.0 trên TV rồi làm 0.04.
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@Hieu Nguyen. Nó làm forex chứ hay ho mịa j
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@bango123 Nó làm forex chứ giỏi giang mịa j
@tamle_o Vậy là thanh niên đó đi lừa người khác hay bị người khác lừa ngược lại nhỉ?
Cười vô mặt
@tantitnomashi Tao cũng đang đi làm nhưng ko ngạo mạn như mày
Thâm như tàu
rongict
CAO CẤP
3 năm
@Bá Hảii Hơn chắc luôn. Việt nam mà đạt top đó thì thủ đoạn vô lường.
redneon
TÍCH CỰC
3 năm
@kingking2922 Nghe thâm độc nhỉ. Mà lạ là nước nào có cộng đồng ng Hoa nhiều là nước đó giàu
Singapore, Đài Loan toàn gốc Hoa giàu
Top giàu tỷ phú ở Malay, Thái, Indo, Phi toàn gốc Hoa.
VN cũng ko thiếu ng gốc Hoa nắm thóp kinh tế.
TQ hay Việt cũng có this có that. Nếu TQ mà thâm độc vậy, thì Việt Nam cũng ko phải hạng thường, nếu ko muốn nói là thâm hơn thì mới còn sống cạnh nó tới giờ
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@redneon Vn liều lĩnh chộp giật
@Manhtoan112 Tôi có 1 phần dòng máu Hoa còn đéo thích bọn nó đây này, nói chi tới ng khác
Longcoi_32
ĐẠI BÀNG
3 năm
Một bài viết chất lượng
@Longcoi_32 Bài nào của trang "the economist" cũng thế, phí sub cao, bài viết có đầu tư
@adagioleonard Ý bác là bài nào đi dịch cũng chất lượng, còn tự viết thì...
Cười vô mặt
@Longcoi_32 Vô chrome nó tự dịch xong chỉnh sửa vài chổ văn phong cho phù hợp ngôn ngữ tinhte xíu thôi
香茅烤肉
ĐẠI BÀNG
3 năm
@NDC9057 và không quên thêm vài lỗi chính tả cho đỡ mất bản sắc tt.vn
@Longcoi_32 Mập mờ, thiếu thông tin, nội dung không rõ ràng.
Ngoknc
CAO CẤP
3 năm
Chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Là do các ông lãnh đạo không thích đi theo hướng tự do đa cực kinh tế thị trường mở rộng nên mới vậy thôi hahaha, nên nhớ Nhật Bản từng có quá khứ bị các tập đoàn lớn lũng đoạn thì biết rồi đấy
@Ngoknc "Đầu độc những tư tưởng không tốt".
Vậy cái gì tốt hay không tốt là do lãnh đạo quyết định?

Cấm đoán nhiều nhìn đã thấy mệt mỏi rồi.
Ngoknc
CAO CẤP
3 năm
@Ice Never Dies Nhiều khi xã hội nó vậy biết làm sao. Để cho các tập đoàn kinh tế nó lớn mạnh đến mức nó lũng đoạn cả đất nước như Nhật Bản trong quá khứ thì cũng khổ..... thôi kệ
@Ngoknc Đơn giản thôi. Các bạn đừng nghĩ phức tạp hóa mọi thứ: Theo Wall Street Journal, Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trong tương lai phải nắm được Công Nghệ Cốt Lõi Hàng Đầu Thế Giới ví dụ như chất bán dẫn hiện đại, pin ôtô điện, máy bay thương mại và thiết bị viễn thông như Mỹ và EU để không phải lần nữa nếm trải các thất bại giống vụ Huawei bị Mỹ đập cho lên bờ xuống ruộng suy yếu không có sức chống trả.
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@Ngoknc Lũng đoạn nên nó đứng t2 tg 1 th gian dài. Thà để mấy thằng khôn cầm quyền còn hơn bọn chân đất tham ngu ác
So sánh Trung Quốc với Phương Tây mà đại diện là Mỹ, ta thấy 2 mô hình, phương thức quản lý khác nhau. Ở TQ là nhà nước, ở đây là ĐCS TQ có quyền kiểm soát toàn bộ, kể cả can thiệp vào khối tư nhân, còn ở Mỹ là thị trường tự do, sự can dự của nhà nước vào rất ít, trừ khí phát sinh kiện cáo ra. Ở TQ chính quyền sẵn sàng ra tay ngay kể cả theo cách bất ngờ, đột ngột không đoán định khi họ thấy các ông lớn như bài viết có các hành vi được cho là nguy hại, còn ở Mỹ thì muốn nhà nước ra tay được thì phải qua rất nhiều lần kiện cáo, tranh tụng trước tòa, dàn xếp hậu trường, vận động hành lang, vv. Cái khác biệt này là do bản chất cơ cấu quyền lực của nhà nước thôi, 2 bên khác hẳn nhau. Từ trước tới nay các công ty lớn đến mức trở thành độc quyền thì đều có nguy cơ chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, vv nên nói chung các điều luật mà nhà nước ban hành phải hạn chế được sự tiêu cực nó gây ra với xã hội, nhưng cũng không bóp nghẹt cạnh tranh, sáng tạo và kiểm soát thái quá. TQ làm quá nhanh, đột ngột khiến giới đầu tư và doanh nghiệp lo ngại, còn ở Mỹ nếu muốn siết Big Tech thì còn lâu lắm, bởi lẽ Big Tech ở Mỹ là đồng minh với tầng lớp tinh hoa chính trị và giới thượng lưu Mỹ mà
@nguyennhut082013 Bài viết trên tờ Economist nó phân tích dưới 1 góc độ khác với bài đăng trên WSJ. Nói chung bên cạnh ngăn lũng đoạn ra thì họ không muốn quá trình phi công nghiệp hóa xảy ra như ở phương Tây. Tóm lại là bài toán phân bổ nguồn lực vào đâu
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@nghaimin Dân đông mà k lo sx thì chết. Dân tây nó phi sx nhưng nó đầu tư vào ngiên cứu vật lý vũ trụ hoá sinh chứ k phải thống trị bởi game vs livestream bán hàng
@nguyennhut082013 Đúng vấn đề
@nghaimin Chính quyền Mỹ vẫn can thiệp nhưng họ can thiệp dựa trên trình tự luật pháp mà họ đã ban ra
không phải tự nhiên mà Mỹ muốn bóp heo quay
@nhtphuc Nhà nước nhúng tay vào big tech của TQ thì Mỹ nó còn cấm nhiều công ty TQ nữa.
Tự do công nghệ, tiếp cận nhiều với thế giới mở sẽ làm ngta sáng suốt lên. Và đương nhiên điều đó là không tốt thượng tầng
@luuthienloc Với những kẻ thù của Trung Quốc như Mỹ, Ấn,.... và các nước bị Trung Quốc chèn ép như Việt Nam ta, chừng nào đám Alibaba, Tencent, Didi Global,.... còn tung hoành làm mưa làm gió thì Mỹ, Ấn,..... và cả Việt Nam có thể yên tâm đắp mềm ngủ ngon vì sức mạnh Trung Quốc chỉ là thứ sức mạnh tạm bợ không bền vững, huy hoàng tỏa sáng một chốc lát rồi tắt ngấm vĩnh viễn.

Big Tech Trung Quốc như Tencent, Alibaba, ..... có thể nghiên cứu phát triển SoC ngang ngửa Snapdragon à. Big Tech Trung Quốc như Tencent, Alibaba, ..... có thể nghiên cứu và phát triển ra pin ôtô điện, máy bay thương mại và thiết bị viễn thông à. Big Tech Trung Quốc như Tencent, Alibaba, ..... có thể nghiên cứu và phát triển các loại công nghệ CỐT LÕI mới nhất giúp Trung Quốc hiện thực hóa dẫn đầu thế giới à
@royalcruiser Chính trị hóa mọi thứ trong tầm nhìn. Level cao quá.
royalcruiser
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nguyennhut082013 Kẻ không biết lo xa tất có mối hoạ gần
Nhưng xét ở vị trí của 1 người dân thường thì những chính sách này lại có tác động tốt.
Thay vì cả 1 đất nước bị những tập đoàn lớn nắm giữ mà trong đó một người bình thường hầu như ko có cơ hội nào để tự phát triển như Hàn.
@Lonely08 Ít ra start up ở Mỹ còn phát triển được. Chứ ở Hàn mới loe ngoe dậy là bị nuốt chửng luôn.
@MidadGyllenhaal Kiểu TQ nó muốn kiểm soát, hai là muốn chia cơ hội cho các tầng lớp còn lại, vừa kiểm soát đc quyền lực vừa hạn chế đc chênh lệch quá xa giảm đc các mâu thuẫn xã hội.
@MidadGyllenhaal Bên Mỹ có Amazon vang danh sát thủ chuyên dập tắt hy vọng của các Công ty vừa và nhỏ.
@nguyennhut082013 Amazon là hợp tác rồi nuốt luôn công nghệ nền tảng của cty mình hợp tác.
Rồi cũng ăn phạt mà thôi.
Khác với bên kia mà.
Đặt vòng kiềm toả vào Big tech vì lo sợ thao túng ngược lại chính phủ. Nhưng thực tế chỉ là việc mua thêm thời gian thôi chứ với đà lớn mạnh này thì các công ty công nghệ làm bá chủ là điều không thể ngăn cản
Anh ba Tàu này thì mạnh thật sự rồi. Phát triển quá thần tốc khiến cho Mỹ kéo theo cả EU phải GATO và o ép đủ hướng.
@Khiemauto Bổ sung cho serie Phát triển trên sự ăn cắp, ăn trộm thì chắc gì bền lâu.

Cách làm ăn kinh doanh của các công ty Nam Triều Tiên Hàn Quốc khi Nam Triều Tiên Hàn Quốc còn khó khăn, nghèo nàn.
main-qimg-b0e8121367cb4433e937befa32ca7d69.jpg
@Khiemauto Vẫn là cách làm ăn kinh doanh của các công ty Nam Triều Tiên Hàn Quốc khi Nam Triều Tiên Hàn Quốc còn khó khăn, nghèo nàn.

Phát triển trên sự ăn cắp, ăn trộm thì chắc gì bền lâu. hahahahaha
main-qimg-4d9e0d73afbfb3d191057042437b8912.jpg
@nguyennhut082013 Lại xúc phạm các ù pa thần thánh của các ù pa Việt rồi 😆))))))
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@nguyennhut082013 Đọc ở đâu đó dân mỹ hồi đó ghét dân nhật vì mới làm ra cái j là vài tháng sau nhật ra sp tương tự mà cải tiến và bền, rẻ hơn mới gê hhh
Đám bò nào đó:
Big tech khóa miệng cả tổng thống: nc Mỹ rơi vào tay bọn tà ác, ngầm thống trị nhân loại, vi phạm tư do
Nơi khác nhà nc kiềm hãm big tech: độc tài, kiềm hãm dân chủ.

Ở Mỹ tổng thổng do tài phiệt dựng lên để ngầm phục vụ cỗ máy kiếm tiền của mình, Huawei nhanh nhẩu chiếm hết gói thầu 5G hả, để TT Mỹ lo. Ở Tàu anh Tập lại "đỡ đầu" cho các anh Big Tech lớn lên để giúp nhà nc quản lý và xâm lược văn hóa chứ éo phải muốn trở thành như big tech mỹ, bị đòn là phải. Chó lại tưởng mình là chủ
Cười vô mặt
@Moon_Chevalier sau Covid rồi bạn xem bên nào là chó, bên nào là chủ. Covid nhưng TQ nó lại tăng trưởng đấy?
@pro744 Dễ hiểu thế mà ko biết, Covid mà chặn dịch bằng cách lockdown thì khó lây ra cả nc, mấy nc tư bản quyền con người cao nên CP khó có thể ép ai đó đeo khẩu trang, ở nhà, đi cách ly nên mới toang nhanh và ảnh hưởng kinh tế.

Lockdown chính là giải pháp mà vì sao cả TQ và VN dù đông đúc vẫn mãi ko toang như vậy. TUy nhiên một khi đã toang thì giải pháp này ko hiệu quả nữa mà chỉ còn giúp các thành phố khác phòng vệ trc nơi bị dịch.
Đây là bên Trung Quốc họ muốn (thực tế thì bao năm qua họ đã thực hiện được rất nhiều điều thần tốc ở lĩnh vực công nghệ cao). Thế mà hôm qua có một thớt với tiêu đề "Việt Nam muốn nền kinh tế số sẽ chiếm 20% tỷ trọng GDP" thì rất nhiều thánh VN hẳn hoi vào mỉa mai, bảo "chỉ muốn thôi thì không quan tâm, mà hắn phải nhìn xem làm được gì" (kiểu thần tượng Nguyễn Văn Thiệu của Vịt ngan cọng hành lắm ấy) (?)
freelive
ĐẠI BÀNG
3 năm
@iPhonecafe Cái bọn đó nó chỉ biết chửi, biết so sánh với phương tây chứ nó có bao giờ nghĩ làm sao để cái đất nước này mạnh lên đâu bạn. Lúc nào cũng muốn hưởng cuộc sống tốt hơn nhưng không muốn làm gì cả, việc làm duy nhất là chê bai và tỏ ra bất mãn.
@freelive Chuẩn ! Thật kỳ lạ nhiều kẻ tỏ ra sung sướng khi đất nước mình chậm phát triển hay tụt hậu. Tỏ ra ghen ghét hoặc hoài nghi khi đất nước có nhiều thành tựu tiến bộ. Lạ !?
@iPhonecafe Đó là phe Sợ Đất Nước Thành Công. Với những kẻ đó, Việt Nam phải mãi nhược tiểu phải theo phe nước lớn abc, theo đuôi nước mạnh xyz họ mới hài lòng.
@iPhonecafe Cái tầng lớp hạ đẳng ấy mà, không lo nghĩ giải pháp chỉ quanh quẩn làm sao để chê rồi thoả mãn. Ngoài cuộc sống của bọn hay chê chắc cũng cùi bắp như cái tư duy đó thôi 😆
Carl
CAO CẤP
3 năm
Lần này TQ duy ý chí rồi. Muốn điều chỉnh thị trường phải thận trọng, dùng những chính sách kinh tế, tài khoá, pháp luật để uốn nắn từ từ, chứ cứ vung roi như giờ chỉ tổ làm các nhà đầu tư tháo chạy. Lúc đó phần cứng chưa xây dựng xong, phần mềm đã lụng bại thì hối cũng đã muộn.
Billlay
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nói cho vuông thì mọi thứ phải dưới tay quan

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019