Chọn Microphone để quay Video - những điêu cơ bản về thông số của Micro mà bạn nên biết.

pro-k
15/8/2021 16:10Phản hồi: 45
Chọn Microphone để quay Video - những điêu cơ bản về thông số của Micro mà bạn nên biết.
Giãn cách ở nhà: dọn dẹp nhà cửa dọn gọn lại lại cái phòng làm việc, setup hẳn một cái miniStudio tại nhà để chụp hình, quay phim sản phẩm, làm Vlog, review, Livestream dạy học, thu âm này nọ xong chợt nghĩ ra chủ đề làm về Micro khi quay phim lẫn khoe cái miniStudio của mình cho anh em xem.

0. Vlog minh họa chi tiết cho bài viết




1. Lời mở: lựa chọn một cái Microphone chính xác và sử dụng nó hiệu quả là việc tưởng chừng như dễ mà thực ra lại không hề đơn giản tí nào với hầu hết mọi người khi muốn mua thêm micro để gia tăng chất lượng thu âm cho video của mình, tất cả chỉ dừng lại ở việc mua một cái Micro hợp túi tiền và nghe theo lời khuyên của người dù “người khác” họ cũng chưa chắc sử dụng micro hiệu quả.

Một chiếc Microphone tốt cho bạn có thể nó không hề đắt và nó cũng lại đơn giản đến bất ngờ để làm có được một chiếc Microphone phù hợp và một đoạn video có âm thanh hay thì việc đầu tiên cần làm là hiểu được những thông số cơ bản và những nguyên tắc của một Microphone và đây sẽ là tất tần tật về micro.

lấy ví dụ một chiếc micro người bán họ ghi đầy đủ thông số nhưng bạn nghĩ bạn có hiểu hết chứ

[​IMG]

Những thứ ta sẽ nói qua
1. Kind of microphone - loại micro
2. Frequency - Tần số thu âm
3. Sensitivity
4. Dynamic Range
5. Max SPL
6. Noise
7. Signal To Noise Ratio
8. Polar Pattern
9. Lựa chọn micro theo thiết kế


Quảng cáo


2. Kind of microphone - loại micro

Dynamic:

  • Sử dụng trong biểu diễn âm nhạc, thu âm Radio.
  • Âm thanh vô cùng trầm ấm ngọt ngào
  • Khoảng cách gần, độ nhạy thấp luôn phải đặt sát âm thanh cần thu nhưng bù lại khả năng lọc noise môi trường cực tốt.
  • Khá là bền ngưỡng thu âm chỉ từ 50hz đến 16Khz ( ứng với khả năng giọng nói của con người).
  • Ứng dụng tốt nhất cho những Ca Sĩ, Streamer, Podcaster.
  • Màng thu âm nguyên lý cảm ứng điện từ.
  • Khi để xa thì sẽ mất BASS hoặc thậm chí không thu được âm.
  • Dùng để thu những âm thanh to khoảng cách gần mà không sợ vỡ tiếng
  • Không phù hợp cho âm thanh nhỏ hoặc khoảng cách xa.
  • Mất chi tiết khi ở tần số cao.

Condenser:

  • Nguyên lý hoạt động dạng tụ điện.
  • Có độ nhạy âm thanh cao, thu âm được những tiếng động rất nhỏ, phạm vi thu âm rộng dẫn đến rất dễ có Noise môi trường nếu không có kinh nghiệm sử dụng.
  • Đôi khi phải cần cấp nguồn để đảm bảo tính chính xác về âm học cũng như hạn chế nhiễu.
  • Giá thành thì từ trung bình đến rất cao, tùy theo công nghệ áp dụng, chất lượng mà chi phí nó sẽ khác nhau rất nhiều.
  • Ứng dụng thu âm vô cùng đa dạng từ thu âm phòng thu, tạo âm thanh cho phim ảnh, đến thu âm trực tiếp trong truyền hình, thu âm môi trường.
  • Ưu điểm về mặt âm thanh là cho âm thanh trung thực và đáp ứng được dải tần số rộng từ 20Hz đến hơn 20Khz
  • Có thể tích hợp nhiều tiện ích như thay đổi độ nhạy âm trực tiếp, thay đổi các kiểu Polar Pattern khi thu, giới hạn được dải tần số thu âm ( Lo Cut, Hi Cut)......
  • Thu được nguồn âm thanh ở khoảng cách xa và nhỏ
  • Âm thanh chi tiết ở tần số cao.
  • Đa dạng kích cỡ
[​IMG]

3. Frequency - Tần số thu âm

Đó là các tần số mà một Micro có thể thu được, dải tần thấp là âm bass và dải tần cao là treble, vấn đề là ứng với các dải thấp và cao nó sẽ có noise, thành ra các micro cao cấp một chút, nó sẽ có tính năng Locut và Hicut để loại bỏ các dải âm trầm và dải âm cao để tránh noise cũng như các âm cộng hưởng không cần thiết, (không có chuyện Locut hay Hicut là để lọc gió hay khử tạp âm nha, cái đó là tầm bậy đó)




4. Sensitivity

  • Độ nhạy là khả năng thu được âm thanh ở các mức độ to nhỏ khác nhau.
  • Độ nhạy của micro nó là một giá trị cố định của Micro, nó quyết định đến khả năng thu nhận tín hiệu âm thanh, còn việc bạn tăng hay giảm Gain/ Level trên máy quay hoặc những micro có chức năng tăng giảm Gain thì nó chỉ là khuếch đại tín hiệu âm thanh đã thu nhận được chứ không thay đổi độ nhạy của micro, thường thì những micro có nguồn riêng mới có thể chỉnh Gain hay Level được vì nó cần điện để nuôi cái PreAmp trong micro, micro lấy điện qua cái jack 3.5mm thì nó chả làm được đâu.
  • Micro có số lớn hơn đông nghĩa với việc nó nhạy hơn, ngay cả khi bạn đọc thông số độ nhạy của microphone bạn có thấy nó có số âm thì nó cũng tuân theo nguyên tắc số lớn hơn thì độ nhạy cao hơn, tức là độ nhạy sẽ hơn, nếu 1 micro có Độ nhạy là -36dB một chiếc có độ nhạy -56dB thì đương nhiên -36 lớn -56 nên micro có mức nhạy -36dB sẽ nhạy hơn.
[​IMG]
  • Nhạy hơn không có nghĩa là tốt hơn vì thế nào là tốt hơn của mỗi trường hợp nó sẽ khác nhau, có người chỉ cần có âm thanh là được thì độ nhạy càng cao càng thu được nhiều âm thanh, nhưng nhiều sẽ nhiễu, còn khi bạn thu trong môi trường yên tĩnh, khoảng cách nhỏ, cần thu tiếng sạch độ nhạy thấp hơn sẽ tốt hơn.
  • Tùy theo mục đích sử dụng điều kiện môi trường và độ lớn âm thanh chọn đúng Sensitivity nó sẽ cho âm thanh đủ chi tiết, kết hợp với cách tính Signal to Noise sẽ giúp bạn có âm thanh trong và sạch.

5. Dynamic Range

  • Là phạm vi thu âm thanh nhỏ từ nhỏ nhất đến lớn nhất, được định lượng bằng dB.
  • Ví du: một microphone có Dynamic Range là 120db tức là âm thanh to nhất mà nó thu được sẽ lớn hơn mức âm thanh nhỏ nhất với độ chênh lệch là 120db tương đương.
  • Dynamic Range nó chỉ nói đến phần âm thanh có độ chi tiết nhất và nó còn cách 1 khoảng nữa được gọi là "Head Room" mới đến ngưỡng cường độ âm thanh lớn nhất mà micro đó chịu được (Max SPL), từ khoảng giá trị lớn nhất của Dynamic Range tới ngưỡng Max SPL âm thanh đã bị méo, nhàu, còn khi chạm ngưỡng Max SPL trở lên thì nó thành tiếng hú hay xé nát và ko nghe được, thậm chí có thể gây ra trọng thương cho lỗ tai lẫn thiết bị của bạn.
  • Vậy 120dB là lớn cỡ nào thì bây giờ mình sẽ nói thế này “dB là một đại lượng được sinh ra bởi hàm Logarithm cơ số 10” (tự mở sách giáo khoa ra coi lại nha), thành ra "cứ mỗi 3dB tăng thêm thì cường độ nó tăng gấp đôi"
  • 6dB tăng thêm thì nó tăng gấp 4 lần
  • 9dB tăng thêm thì nó tăng gấp 8 lần
  • 10dB tăng thêm nó tăng gấp 10 lần (logarithm cơ số 10 mà lị)
  • Trong thực tế tai người khi nghe âm thanh nó không tuyệt đối như vật lý, tức là cường độ âm thanh tăng gấp đôi (~3dB) thì tai người không cảm thấy âm thanh đó lớn gấp đôi đâu, do âm thanh khuếnh táng trong không gian 3 chiều nên cường độ âm thanh phải tăng 8 lần (~9dB) thì tai người mới cảm giác âm thanh lớn gấp đôi, cho nên mới có câu chuyện người ta bảo mỗi 10dB tăng giảm thì tai người nghe âm thanh lớn gấp đôi hoặc giảm một nửa là vậy. (coi Video để hiểu thêm)



6. Max SPL

  • Max SPL là Maximum Sound Pressure.
  • Về cơ bản micro sẽ tiếp nhận sóng âm bằng màng rung, âm thanh khi tiếp cận micro sẽ tạo ra một áp lực lên màng rung đó, những rung động lớn nhỏ khác nhau và liên tục sẽ tạo ra âm thanh.

  • các rung động này sẽ được chuyển thành tín hiệu điện rồi truyền đi các bộ phận xử lý tiếp theo của âm thanh.
  • Tất nhiên rung động nào cũng có ngưỡng giới hạn của nó, áp lực quá nhỏ thì nó không rung đồng nghĩa với không thu được âm, còn áp lực quá lớn nó sẽ bị ép chặt lút cán và giữa nguyên ở vị trí maximum đó.
  • đây là độ lớn tối đa mà micro có thể thu được, vượt qua ngưỡng này âm thanh sẽ bị xé, bị nát.

7. Noise

  • Noise theo cách hiểu của người Việt Nam mình là tiếng ồn cái gì không mong muốn thu âm mà vẫn thu được thì được liệt vào Tiếng Ồn lẫn Noise hết, dẫn đến việc là khi đi mua Micro để thu âm người mua luôn có những câu hỏi như “cái nào rẻ mà khử noise tốt” hoặc “cái nào khử được hết tạp âm trừ giọng nói người thu âm ra” hay đỉnh cao hơn là “có cái micro nào rẻ, khử được hết tạp âm, tiếng trầm ấm, khoảng cách xa được vài mét……” -> phải nói là không có tồn tại cái loại Micro đó trên đời.
  • Thành khi nói về Noise của một Micro người ta sẽ nói về Self Noise hay còn gọi Equivalent Noise đó là noise của chính micro, hiểu nó kết hợp với cái Signal to Noise thì lát ta sẽ hiểu tại sao thu âm lại có noise và khử nó thế nào.

8. Self Noise - Equivalent Noise - Noise Floor

  • bản thân đây là thiết bị điện thì nó sẽ cần có điện và khi dòng điện hoạt động nó sẽ sinh ra nhiễu, nhiều này nó là nhiễu phát sinh do chính thiết bị tự sinh ra và nhà sản xuất cũng công bố với bạn, việc khử nó chỉ cần âm thanh bạn thu có sự chênh lệch lớn với nó là đã có thể khử được rồi, hoặc dùng phần mềm khi hậu kì là có thể triệt tiêu một lượng khá khá.
  • Các Micro lấy điện từ Jack 3.5mm thì điện năng và tín hiệu điện âm thanh cùng nằm trên một cọng dây thì Self Noise của nó chắc chắn cao hơn là các micro xài điện năng riêng ( pin rời, pin sạc, điện từ cổng Phantom,….)
  • Ví du: 1 Micro có Self Noise là 14dB thì tức là âm lượng của cái Noise đó ở mức 14dB, tức là khá nhỏ so với ta người có thể nghe được, tuy nhiên nếu không hiểu và không tận dụng được thông số Signal to Noise thì khi thu âm ta sẽ vô tình làm khuếch đại cái Self Noise này lên (coi Video giải thích kỹ hơn và sau khi đọc xong Signal to Noise sẽ giải thích lại)

Quảng cáo


9. Signal To Noise Ratio

  • "Signal to noise" hay “Signal/noise” hay “S/N ratio” hay “Signal to Noise Ratio”: đều là một thứ hết
  • "Sóng âm - Sound Wave" khi rung động lên màng rung sẽ tạo ra "Electrical Signal - tín hiệu điện âm thanh" gọi tắt là “Signal” nhé, tính hiệu điện này có cường độ, đại lượng dB.
  • Thì Signal to Noise ratio là tỉ lệ giữa tín hiệu Signal Maximum mà micro có thể tạo ra so với mức cường độ của Self Noise
  • gọi cường độ của Signal Maximum này là P(signal) và nó thật ra chính Dynamic Range luôn
  • gọi cường độ của Self Noise là P(Noise Floor) thì nó là cái Self noise ở trên.
  • Signal to Noise Ratio = P(signal)/P(Selfnoise) = Dynamic Range/P(Selfnoise)
  • ví dụ: 1 micro có Dynamic Range là 104 dB, Self Noise là 14dB
    thì Signal to noise của nó là 104dB/14dB = (104-14)dB = 90dB (Vãi lol chưa, bạn không nhìn nhầm đâu mình làm phép trừ đó vì dB là một đại lượng của hàm Logarithm cho nên phép chia của 2 đại lượng logarith có cùng cơ số nó là phép trừ của giữa 2 trị số, còn nhân thì là phép cộng, quay lại mục Dynamic Range tìm hiểu lại hàm Logarithm nha).
  • Một số Micro họ dùng Dynamic Range để làm tham số Max Signal còn một số Micro đắt tiền từ các hãng danh tiếng thì họ sẽ đưa ra con số Max Signal thường thấp hơn Dynamic Range (tùy hãng) để đảm bảo cho việc người dùng có thêm “Head Room” cho an toàn, ví dụ như cái Micro Rode NTG4+ mình up đầu bài họ có Dynamic Range 119dB, Max SPL 135dB như họ chỉ dùng Max Signal 94dB để tính so với với cái Self Noise là 16dB.
  • Khoảng chênh lệch từ Max Signal -> Dynamic Range tạm gọi là “Head Room 2” âm thanh ở khoảng này đã bắt đầu méo và mất chi tiết
  • Khoảng chênh lệch từ Dynamic Range -> Max SPL tạm gọi là “Head Room 1” âm thanh ở khoảng này thì nó bắt đầu bị vỡ, rè, nhiễu.
  • Tất nhiên là trên mức Max SPL thì nó sẽ hú, xé nát mọi thứ.
  • Khi đã hiểu về S/N ratio, Self noise, Dynamic Range, Max SPL bạn sẽ hiểu cái mic của bạn nó xịn hay ko liền.
audio-graph1.png

10. Khử noise

  • ý nghĩa của Signal to Noise cho bạn biết cái quãng thu âm an toàn còn nhận dạng được âm thanh
  • bạn thu âm dưới mức Self Noise thì đương nhiên chả nghe thấy gì vì Self Noise nó át đi rổi ( nhìn ai lại khung điên thu cái âm bé tí đó làm gì, có đó nhưng không phải bạn, cũng không phải tôi)
  • Khoảng Signal to Noise càng lớn thì càng tốt vì bạn sẽ có thừa phạm vi để thu những âm thanh có cường độ cách xa mức Self Noise để từ đó át được cái Self Noise
  • Khi bạn quay phim, âm thanh bạn thu được nếu nó có cường độ nhỏ thì nó sẽ gần cận Selfnoise, mà vì cường độ nhỏ nên vào trong camera các bạn chỉnh cái Sound Level (gain) cao lên, điều đó nó cũng vô tình làm self Noise cũng tăng theo, nên noise xuất hiện.
  • Cho nên bạn phải tìm cách để tăng cường độ của âm thanh mình cần thu cho nó lớn hơn càng xa mức self Noise càng tốt và Signal To Noise Ratio càng lớn thì bạn làm điều đó càng dễ
  • Bạn có thể cho cường độ âm thanh đó lớn lên bằng cách để micro lại gần hơn hay đơn giản là bật cái âm thanh đó cho nó bự hơn, nếu là giọng nói thì cố gắng nói lớn hơn và đương nhiên là cố gắng giữ Gain hay Sound Level ở máy ảnh ở mức thấp để không thấy Self noise, thế là bạn sẽ có âm thanh gần như ít noise nhất rồi đó hay thậm chí là bằng = 0 luôn nếu bạn có Micro xịn và biết cách chỉnh level phù hợp trên camera

[​IMG]

11. Polar Pattern hay Pickup Sound Pattern

  • Microphone sẽ tiếp thu các âm thanh ở xung quanh nó và chuyển thành các tín hiệu điện Electrical Signal rồi truyền nó đi.
  • Khi bạn mua Microphone thì Polar Pattern sẽ được ghi trên thông số kỹ thuật.
  • Pickup Sound Pattern hay Polar Pattern là để chỉ phạm vi mà một Micro sẽ tiếp nhận âm thanh xung quanh nó và việc thay trong phạm vi âm lượng sẽ lớn và ngoài phạm vi thì âm lượng thu được sẽ thấp, và khi đến gần thì âm Bass sẽ được tăng lên.
  • Omni Directional: micro Omni sẽ thu âm thanh đều ở 360 độ xung quanh, càng xa càng nhỏ và càng gần thì càng lớn và gia tăng thêm bass.
  • Cardioid: một dạng hình tim, với âm lượng thu lớn ở phía trước, giảm ở 2 bên và rất nhỏ ở phía sau.
[​IMG]

12. Các loại Polar Pattern

  1. Omni Directional: phạm vi thu âm rộng nhất, toàn bộ 360 độ xung quanh micro
  2. Sub Cardioid: giới hạn phạm vi ở phía sau 1 chút so với Omni
  3. Cardioid: tiêu chuẩn với phạm vi thu âm dạng trái tim rất nhiều ở phía trước, giảm nhẹ 2 bên và chỉ lấy rất ít ở phía sau
  4. SuperCardioid: so với Cardioid tiêu chuản thì phía trước giống, giảm thêm ở 2 bên và tăng một chút phạm vi ở phía sau.
  5. HyperCardioid: giống SuperCardioid tăng thêm phạm vi thu âm ở phía sau.
  6. Figure 8: Phạm vi thu âm hình số 8, thu âm thanh trước và sau như nhau và giảm bớt ở 2 bên.
  7. Shotgun: phạm vi thu cực kì hẹp ở phía trước, giảm khá nhiều ở phía sau và lấy rất ít ở 2 bên.
[​IMG]

13. Cách đọc Polar Pattern: lấy ví dụ Cardioid nhé

  • có 2 chỉ số là "độ nhạy âm" đơn vị là -dB và "vị trí phạm vi thu âm theo 360 độ"
  • ứng với mỗi vị trí theo phạm "360 độ" sẽ có thang đo nhạy âm khác nhau chúng ta sẽ xem tỉ lệ độ lớn của từng vị trí
  • để biết là khả năng thu âm của micro ứng với từng vị trí sẽ lớn nhỏ khác nhau thế nào, từ đó biết hướng " thu âm ưu tiên" của micro đó.
  • A ở góc o độ: 0dB
  • B ở góc 90 độ: -12dD
  • A hơn B 12dB => A thu được âm thanh lớn hơn B 16 lần (0db → 3dB (~2 lần), 6dB(~4 lần), 9dB(~8 lần), 12dB(~16 lần))
  • coi Video sẽ giải thích kỹ hơn nữa.

14. Lựa chọn micro theo thiết kế

[​IMG]


  • Micro theo máy ảnh: Những cái lỗ bé tí tẹo
    tuy nhiên nhiều máy ảnh đã bắt đầu trang bị micro định hướng đa chiều, tức là bản thân nó có nhiều micro hơn, được lắp ở nhiều vị trí khác nhau trên máy hoặc cùng 1 cụm nhưng có hướng thu khác nhau, để tăng chất lượng âm thanh và tạo cảm giác Stereo hoặc 3D.
    Ưu điểm của Micro này là khả năng khử noise khá tốt, độ nhạy cao, tuy nhiên âm thanh nó thu được thường thiếu trọng tâm, thiếu chiều sâu cũng như là phần âm trầm gần như được loại bỏ khá nhiều, nhưng nó sẽ tốt hơn là những micro rẻ tiền.
[​IMG]
  • Micro cơ bản gắn thêm:
    Các Micro này đa phần có giá loanh quanh tầm 50$ hay 1 triệu đổ lại, Mono only nó được làm ra nhằm mục đích tăng tính trọng tâm cho âm thanh, nếu bạn hiểu một chút nó sẽ đem lại âm thanh hay hơn so với micro mặc định trên máy ảnh, trừ một việc là nó thiếu những công nghệ đột phá như khử noise hay đa chiều, đương nhiên là khi gắn thêm micro ngoài thì dù nó có là micro rẻ tiền thì nó vẫn có Polar Pattern thuộc nhóm Cardioid nên cũng có thể coi là có định hướng đó, nhưng do rẻ tiền nên các thông số Self Noise, Sensitivity, S/n Ratio, Dynamic Range, Frequecy có thể nói là khá bèo, dẫn đến âm thanh thu được chỉ hay trong điều kiện lí tưởng 1 chút, còn môi trường phức tạp thì âm thanh cũng í ẹ và một sự thực là những người mua các loại micro này thường cũng "chưa biết gì" nên hay bị ảo tưởng là cứ mua micro rời là âm thanh auto hay hơn để rồi thường thất vọng, còn với mình mình có vài con micro tầm dưới 1 triệu và biết setup 1 chút nó vẫn OK như thường ( từ từ mình sẽ làm Video về mấy con Mic ghẻ này sau).

  • Micro Đa hướng - Omni:
    Các micro này nó được thiết kế để thu âm thanh trong phạm vi 360 độ xung quanh, và đều như nhau nó thu mọi loại âm thanh và giữ nguyên hiện trường âm thanh, rất thích hợp cho việc thu âm môi trường, các không gian rộng lớn.
[​IMG]
  • Micro Đẳng Hướng:
    Nó giới hạn góc lấy âm thanh, để giúp người dùng hạn chế các tạp âm không mong muốn, hạn chế ở đây nó không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn mà nó có thể chỉ thay đổi độ lớn, trọng tâm giúp ta có thể lấy được âm thanh chính quan trọng đủ độ lớn, cảm xúc cần thiết vẫn có thể lọt tạp âm nhưng không lấn át được âm thanh chính.


  • Micro Không dây: việc không có dây nó giúp thu được các khoảng âm thanh từ xa.
[​IMG]
  • Sóng Radio: trước kia đây là một giải pháp, truyền Analog, trong tình huống tuyệt hảo thì nó cho âm thanh tuyệt hảo vì có mỗi mình nó, tuy nhiên đến khi ai cũng dùng, thì với các loại phổ thông, số lượng tần số giới hạn, trong chỗ đông thiết bị cùng xài như khu vực báo chí chẳng hạn nó cũng có thể bị nhiễu, pin yếu nó cũng bị nhiễu, nó cũng khá to và hơi cồng kềnh.
8.png
  • Bluetooth: mình không rõ bắt khởi nguồn từ đâu nhưng cái đầu tiên mình được sờ vào là Sony ECM AW4 được sản xuất năm 2014, mình có 2 bộ xài khá ngon và xịn, Canon, Nikon cũng có một bộ tương tượng, mãi sau này Rode mới có, sau đó là Saramonic và nhiều hãng khác, giờ nó thành tiêu chuẩn rồi và cũng khá xịn, âm thanh truyền tải là tín hiệu Digital nên về cơ bản nó cũng có một số lợi điểm trong việc xử lý noise, cái này nói kỹ hơn vào lúc khác, ở đây dài lắm rồi.
    Và có một câu hỏi là tại sao các tai nghe bluetooth có chức năng đàm thoại lại không dùng để làm micro thu âm khi quay video luôn, đây là một câu hỏi hay mình sẽ dành một video riêng để giải thích nó.
[​IMG]
  • Micro Cài áo
    Quá đơn giản, nó cài vào áo để thu tiếng người nói, nó thường là micro Omni nên cài hướng nào cũng được, độ nhạy khá thấp chỉ để thu khoảng cách gần từ 10 - 40 cm, nên đảm bảo âm thanh khá sạch sẽ và dễ chịu.
    Bạn có thể dùng micro cài áo để thu nhiều thứ khác nữa, nếu biết tận dụng tính nhỏ gọn của nó.
    Micro cài áo thường người ta làm Mono, trong phạm vi hiểu biết của mình và đồ mình được sờ vào thì mình thấy có mỗi Sony họ làm ra cái micro cài áo Stereo xịn mà bán rẻ, nó úng dụng nhiều việc hay ho lắm.

  • Micro Stereo
    Micro có thể thu âm tách biệt trái phải, về kỹ thuật nó có 2 màng loa chĩa ra 2 hướng thôi.
    Dùng Micro Stereo nó giúp ta có âm thanh mang tính không gian hơn, đã hơn và đương nhiên nó khó hơn.

  • Micro Binaural: nó được thiết kế để thu âm giống như tai người nghe hoặc hình đầu người luôn, nó mang tính 3D hơn, nó đòi hỏi người sử dụng cần hiểu rõ môi trường thu âm nữa.
    trong video mình có show cho mọi người xem con mic Binaural của mình, kể ra cũng thuộc loại hiếm ở VN.

Kết: đó là những gì cơ bản nhất của microphone và ít nhất ở VN nó còn khá xa lạ với số đông những anh em quay video, còn các anh em soundman hay chuyên audio studio có thể họ đã biết các thông số này rồi chỉ là khi bắt đầu ứng dụng vào làm video thì có nhiều vấn để nữa.
và tới đây là tạm hết mình sẽ cố gắng làm tiếp các bài lẫn video chi tiết hơn cho các mực về âm thanh microphone cho quay phim cũng như setup Micro như thế nào từ loại cỏ cỏ ghẻ ghẻ vài trăm nghìn đến vài chục triệu ( sẽ cố mượn được, chứ mua tiền đâu mua hết, mua tầm chục triệu đổ lại thôi).

và mình thì động viên anh em từ những kiến thức này anh em mạnh dạn setup các mini studio ở nhà chơi đi.

mình dành thời gian giãn cách set up Mini Studio ở nhà để chụp hình, thu âm review, quay Vlog cho anh em xem, Diện tích cái Mini Studio của mình có 1.6m x 2.6m thôi mà đã lắm nếu anh em quan tâm đến việc làm Mini Studio tại nhà thì ghé chơi với mình Hội chơi MiniStudioVietnam chào đón anh em

15. Setup Mini Studio tại nhà để chụp hình, làm Vlog và thu âm

Hội chơi MiniStudioVietnam


khoe hình góc mini Studio ở nhà mình, nhỏ nhưng đủ món ăn chơi, thậm chí để đc máy chạy bộ Xiaomi nữa.
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
IMG_5177.JPG

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

45 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Huy Hoànggg
ĐẠI BÀNG
3 năm
mong bác chia sẻ cách set up bộ livestream tại nhà bao gồm mic thu âm, headphone, mixer, soundcard...
nhd1986
TÍCH CỰC
3 năm
@Huy Hoànggg Cảm ơn chủ thớt vì bài viết cực kỳ rõ ràng và dễ hiểu. Mình cũng muốn được giải thích thêm các thông số của thiết bị phát như tai nghe và loa, cũng tương tự nhưng ý nghĩa có giống như trên microphone hay không? Ngoài ra thì rất cần chủ thớt giải thích thêm các thuật ngữ nâng cao về âm thanh (VD: Hi pass filter, Hicut, Locut...) cũng như các thuật ngữ âm thanh chuẩn mà các phần mềm audio editor thường dùng, ứng dụng vào đâu và như thế nào?
Huy Hoànggg
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nhd1986 chuẩn, mong chủ thớt viết thêm bài chia sẻ
Mình có tai nghe ko dây bluethooth ko biết làm thế nào để dùng làm micro thu âm cho điện thoại iphone đây
pro-k
CAO CẤP
3 năm
@hoangsytai vì đơn giản nó ko được làm ra đẻ cho việc đó.
@pro-k em vừa test ứng dụng trên iphone thì đúng là thu âm thấy dở tệ thật, nghe thì toàn đứt quãng
@pro-k Lúc đaquf tưởng dùng tạm được nhưng ko. Quá dở
pro-k
CAO CẤP
3 năm
@tyhn vì nó không được làm ra cho như vậy, nó quá nhỏ và không đủ không gian để chứa xử lí âm thanh đầu vào
Hi
Haduong90
TÍCH CỰC
3 năm
Mong ad có bài chọn microphone phù hợp với nhu cầu quay cơ bản, hoặc dưới 2 triệu. 😃
PhucViVu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thế cho mình hỏi, thu âm diễn viên trong làm phim điện ảnh ngta dùng loại gì ạ?
pro-k
CAO CẤP
3 năm
@PhucViVu người ta thu bằng mic Shotgun, xong về lồng tiếng lại hết
Cho một vài sản phẩm ổn trong các tầm giá đê ad
pro-k
CAO CẤP
3 năm
@Nguyen Hoa 13 "ổn trong tầm giá" là cách nói an ủi
@pro-k Ko hiểu ý thí chủ lắm
pro-k
CAO CẤP
3 năm
@Nguyen Hoa 13 "ổn trong tầm giá" là câu nói an ủi động viên khi mua hàng chi phí giới hạn.
mình hạn chế nói về chữ này lắm vì tầm giá của mình thường nó nói rõ sự đánh đổi và chất lượng trong tầm giá đó nó hoạt động đc thế nào.

nên thưởng ổn trong tầm giá thì tầm của mình nó dao động trong từ 1 tr đến 1tr5 dc gọi là chi phí hạn hẹp

dưới nữa thì hên xui
ACuoon
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hóng bài vụ tai nghe BT không dùng để thu âm khi quay video. Trước mình cũng có test thử với cách dùng bộ truyền nhận BT giá rẻ với máy ảnh, nhưng nó nhận âm thanh thông qua dao động của màng loa chứ không phải micro 😁
ZeusFate
TÍCH CỰC
3 năm
Nhìn ông này lắp studio ở nhà trông xịn xò quá hơi giống mấy ông nước ngoài. Mấy ông trẩu VN thì toàn làm led RGB nháy loạn xạ như đêm 30 tết
Huy Music
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài viết rất hữu ích, cám ơn Mod. Quan trọng với người dùng là biết khi nào dùng mic dynamic khi nào dùng condenser. Đa phần thị trường cung cấp cho anh em làm V-log hay streamer là loại condenser vì khả năng thu âm nhạy, đổi lại sẽ có những tạp âm không mong muốn, điều này đòi hỏi streamer phải cần phòng kín khi sản xuất. Còn mic dynamic thì dễ xài hơn nên dùng nhiều cho các ca sĩ khi biểu diễn sân khấu(ca sĩ thường dí sát mic vào miệng khi hát), nhưng không vì lẽ đó mà dynamic không được dùng trong phòng thu khi thu vocal, Adele và Metallica đã từng xài Shure SM7B khi họ thu các bản hit của họ đó.
MANHTAI
TÍCH CỰC
3 năm
Đang dùng Zoom H1N thấy đáp ứng khá tốt nhu cầu quay, phỏng vấn, ghi âm của mình
Hun cái nè
HoaSoTu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài viết chất lượng quá, phòng bố trí và các vật dụng máy móc rất đẹp ngăn nắp gọn gàng
ptk8588
TÍCH CỰC
3 năm
Thanks bạn đã chia sẻ bài viết rất chi tiết. Những bài bổ ích như thế này nên stick lên trang chủ lâu dài để nhiều người cùng đọc. Hữu ích hơn là mấy cái bài Review dép lào Timberlank dùng 10 năm gì đó.
Bài viết chất lượng. Thanks bác.
Bài chi tiết quá nhĩ. Người dùng bt ko cần tìm hiểu nhiều vậy đâu
pro-k
CAO CẤP
3 năm
@mrthanh213 thật ra là hầu hết mọi người đều không biết chứ ko nói đến nhiều hay ít, đau lòng là vậy.

ở VN không hề có trường lớp chính quy, nên hầu như là tay ngang, kiến thức này các bạn làm kỹ sư bên bách khoa họ rất rành nhưng họ không ứng dụng trong quay clip..

còn các bạn làm phim thì thường khi nhìn mớ này xong rối quá cái bỏ qua luôn, lúc mình xem nhiều bài viết thì cũng không có nhiều giải thích chính xác, hầu hết là google dịch và dịch thuật khá chắp vá, khó hiểu.

lúc mình làm bài xong mình cũng phải đọc đi đọc lại sửa tới sửa lui để đảm bảo bài viết mình không sai ý, khó hiểu.

mình hiểu là một chuyện, diễn đạt cho người khác hiểu nó cũng là một cách kiểm tra xem bản thân có hiểu chính xác không.

như cái Signal To Noise mình phải viết tới 4 - 5 lần và lược bỏ nhiều thứ, có gắng minh họa sao dễ hiểu nhất
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
3 năm
@pro-k Công nhận. Hồi mình mua cái mic để thu từ amp (eguitar) mà search thấy mệt luôn, chả có bài nào đăng ổn ổn. Toàn đăng để bán hàng..
Mà mình tưởng condenser thì 'lúc nào cũng' cần phantom power?
thinhpdngo
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bai viet hay va rat chi tiec cam on ban
PewruSs
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hay quá ạ
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bổ sung tí là lav-mic cũng có cardioid và omni nhé bác, như ME2 và ME4 của Senn.
Wireless thì có thêm dòng dùng sóng Digital, thường đi phim chuyên nghiệp dùng cái này hết rồi.
pro-k
CAO CẤP
3 năm
@mercury_beta Yep, mình ghi sót, thường là Omni, chứ mình có con Me2 😁
oxechip
TÍCH CỰC
3 năm
lần đầu tiên đọc bài chi tiết và kỹ đến vậy,
sức m theo được 50% là phải nghỉ ngơi, hàm lượng kiến thức nhiều ghê lun

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019