Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thời kỳ hoàng kim của dịch vụ ăn uống trên máy bay: sang trọng và cầu kỳ

Rubi Lee
15/8/2021 7:27Phản hồi: 41
Thời kỳ hoàng kim của dịch vụ ăn uống trên máy bay: sang trọng và cầu kỳ
Dịch vụ ăn uống trên máy bay đã từng trong thời kỳ hoàng kim trước khi được đóng gói và bọc nhựa từng khay như hiện nay. Câu hỏi “Gà hay cá”, “Trà hay cà phê” đã quá quen thuộc với những hành khách trên chuyến bay, thay vì chỉ được lựa chọn giữa 1 trong 2 món đơn giản, trong những ngày vinh quang trước đây, chắc hẳn ít người tin rằng hành khách có thể thưởng thức món trứng cá muối Beluga ướp lạnh, cá hồi xông khói Nova Scotia,… và nhiều món thưởng hạng khác ngay trên bầu trời. Quay trở lại thời kỳ hoàng kim của du lịch hàng không, thực đơn ăn uống trên các chuyến bay là một khái niệm khác hẳn hiện nay, ngay cả đối với khoang hạng cơ bản.

an-uong-may-bay-1.jpg

Một cựu tiếp viên hàng không của hãng Pan Am có tên Anne Sweeney, người có kinh nghiệm bay khắp thế giới trong những năm 1964 -1975 cho biết rằng thậm chí họ còn được huấn luyện để nấu ăn ngay trên máy bay. “Tất cả các chuyến bay của Pan Am đều là quốc tế và chúng tôi đã bay đến mọi lục địa ngoại trừ Nam Cực. Tôi rất yêu Morocco, các điểm yêu thích khác là London, nơi tôi đã sống trong 6 năm, ngoài ra thì còn có Paris, Beirut, Bangkok, Tahiti và Hong Kong.”

Làm món trứng khuấy (Scrambled Egg) ngay trên máy bay


Không thể phủ nhận dịch vụ ăn uống là một phần quan trọng trong trải nghiệm bay, đòi hỏi các tiếp viên hàng không phải có kỹ năng nấu nướng thực sự ngay trên máy bay. Sweeney cho biết: “Chúng tôi trải qua chương trình đào tạo kéo dài 5 tuần, và 70% thời gian cuộc huấn luyện là về thực phẩm và dịch vụ. Bởi vì chúng tôi không chỉ đơn giản là lấy thứ gì đó đã nấu sẵn từ trong ngăn kéo. Trong lớp học đầu tiên, tôi phải sắp xếp lại xe đẩy và nấu một vài món ăn như nướng thịt bò chẳng hạn. Ngoài ra, chúng tôi cũng làm món trứng cho bữa sáng. Và một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất là làm món trứng khuấy ngay trên máy bay.”

an-uong-may-bay-19.jpg

Về cơ bản, những người ở hạng thương gia và hạng nhất sẽ được phục vụ bởi những người chuyên nghiệp hơn. Trong một số trường hợp, họ còn được phục vụ bởi những nhân viên của các nhà hàng nổi tiếng. Dù vậy, ngay cả những món ăn phục vụ tại khoang tiêu chuẩn ngày trước thôi cũng đủ khiến những hành khách ngày nay phải ganh tị.

Sweeney nhớ lại: “Tuy dịch vụ ở khoang hạng nhất của Pan Am là rất tuyệt vời, nhưng hạng phổ thông cũng rất tuyệt! Chúng tôi làm nóng rau và thịt nướng, những món cũng được phục vụ thường xuyên khác bao gồm thịt gà vol-au-vent, bourguignon thịt bò, gà cornish, thịt bò nướng,…”

an-uong-may-bay-5.jpg

Trong thời gian làm việc tại trụ sở ở Hong Kong, Sweeney cũng bay trên các chuyến bay đặc biệt của Pan Am như đưa quấn lính từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Cam Ranh đến Bangkok, Hong Kong, Đài Bắc, Kuala Lumpur và Penang. Những món được chào đón trên chuyến bay luôn là “Bít tết, khoai tây, rau, kem và sữa”.

Ăn tối trong các chuyến bay từ những năm 1930


Các món ăn khác của hãng hàng không trong thời kỳ hoàng kim của dịch vụ bay dường như không còn tồn tại trong các nhà hàng được trao tặng sao Michelin ngày nay. Hãng hàng không quốc gia Úc Qantas đã kỷ niệm 100 năm ngày thành lập vào năm ngoái và đã ra mắt hình ảnh những bữa ăn trên máy bay từ những năm 1930. Người phụ trách David Crotty chia sẻ: “Qantas bắt đầu phục vụ bữa ăn trên máy bay vào năm 1938, với chuyến bay giữa Sydney và Singapore. Khách sạn Rose Bay là nhà bếp phục vụ bữa ăn đầu tiên trên máy bay của chúng tôi, mặc dù thức ăn nóng đã được đóng gói sẵn, giữ nhiệt và không được làm nóng trên khoang máy bay.”

an-uong-may-bay-10.jpg

Trong số những lần đầu tiên đó, Qantas đã giới thiệu thực phẩm đông lạnh đến Úc và thiết kế những bữa ăn đặc biệt cho các sự kiện quan trọng như Giáng Sinh hay những dịp đặc biệt như chuyến công du năm 1954 của gia đình Hoàng gia Anh. Với món ăn hảo hạng “cá hồng luộc với sốt hollandaise và sườn cừu Pháp nướng với khoai tây Saratoga.”

Quảng cáo



an-uong-may-bay-2.jpg

Crotty cho biết: “Vào những năm 1950 và 60, chuyến bay quốc tế là một điều xa xỉ, đắt đỏ và thực đơn sẽ phản ánh rõ điều này. Phải đến những năm 1970, mọi thứ mới bắt đầu trở nên thoải mái hơn khi du lịch hàng không dần phổ biến hơn với máy bay Boeing 747”. Chuyến bay từ London đến Auckland trên Qantas (quá cảnh tại Rome, Bombay, Hong Kong, Melbourne), với số lượng chặn dừng như thế, sự đa dạng thực đơn và thức uống được phục vụ là đáng kinh ngạc. “Món gan ngỗng Strasbourg trong lớp vỏ bánh ngọt và thịt vịt galantine”. Và đó chỉ mới là 1 trong 4 món khai vị trên một chặng bay trong chuyến đi. Món ăn còn có thể là “ức gà lôi sốt kem chua” hoặc là “thịt bê và lưỡi bò hạnh nhân”.

Một số bữa ăn trên các chuyến bay


Alaska Airline


an-uong-may-bay-18.jpg

Quay trở lại cuối những năm 1960, hãng Alaska Airline khai trương dịch vụ Golden Samovar để kỷ niệm “Di sản Nga đầy màu sắc của Alaska”.

an-uong-may-bay-22.jpg

Quảng cáo



Theo như người đại diện của hãng vào thời điểm đó đã giải thích “Những nữ tiếp viên đáng yêu trong chiếc áo khoác maxico dài màu đen sang trọng chào đón hành khách lên tàu. Trong giai điệu balalaika của Nga tạo nên tâm trạng hào hứng của du khách, nữ tiếp viên sẽ phục vụ đồ uống từ samovar - Bolshoi Golden Troika (gồm hỗn hợp cà phê, vodka và rượu). Thực đơn còn có trứng cá caviar, thịt bê Orloff, bánh tartlet Odessa và hơn thế nữa.”

American Airlines:

an-uong-may-bay-17.jpg


Từ những bức ảnh cũ, chúng ta có thể thấy thịt bò nướng được thái mỏng và phục vụ trên một chiếc xe đẩy.

an-uong-may-bay-16.jpg

Trong khi đó những đứa trẻ được phục vụ bánh mì kẹp thịt yêu thích của chúng.

an-uong-may-bay-13.jpg

Đầu những năm 1960, thực đơn Royal Coachman của American Airlines dành cho hoàng gia Anh gồm thịt bò, ức gà xào rượu vang và bánh trái cây.

Singapore Airlines


an-uong-may-bay-20.jpg

Hành khách sẽ được phục vụ suất ăn trên những chiếc xe đẩy chất đầy những đĩa salad và món khai vị, phô mát, món tráng miệng sang trọng và cả thịt bò nướng. Thậm chí hãng này còn tung ra chương trình “bữa tiệc trên bầu trời”, nơi hành khách hạng nhất được chiêu đãi bữa tối gồm cút Angostura, tôm càng xanh etouffee hay bò wellington với nước sốt Périgueux từ nấm Truffle,… Còn những người bay từ LA đến Tokyo rồi đến Singapore sẽ được phục vụ đuôi tôm hùm nướng, thịt bê mơ hoặc thăn nội. Chắc chắn sẽ hơn hẳn một túi bánh quy.

an-uong-may-bay-9.jpg

Chế độ ăn đặc biệt và thuốc lá


Và đối với những hành khách đang theo một chế độ ăn uống riêng biệt, một số hãng bay cũng sẽ chiều lòng họ. Anne Sweeney cho biết: “Có những bữa ăn chay cho hành khách Ấn Độ, những món không có muối, món dành cho bệnh nhân tiểu đường, người ăn kiêng. Nhà thờ Mormon là một trong những khách hàng lớn của Pan Am và họ thường có những người truyền giáo sử dụng dịch vụ của chúng tôi, đôi khi đến 50 người. Họ cần có nước trái cây và nước, không rượu, cà phê hay trà."

an-uong-may-bay-6.jpg

Tuy nhiên, một yếu tố khác đó là hút thuốc trên máy bay “hút thuốc không phải là chủ đề yêu thích của tôi, tôi chưa bao giờ hút thuốc nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của khói thuốc thụ động. Ở khoang hạng Nhất, chúng tôi cung cấp gói nhỏ Marlboro miễn phí, mỗi gói là 4 điếu. Các thành viên phi hành đoàn sẽ hút chúng nếu hành khách không dùng, hoặc dùng chúng để làm tiền boa trong khách sạn nơi họ ở.”



Theo CNN

Mời xem thêm: Điều gì sẽ xảy ra với những suất ăn không được dùng đến trên các chuyến bay
41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thời xa xỉ qua rồi
@NghiepTranVINA Quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền. Giờ máy bay là bình dân hoá nên đa số đi vé economy nên bị cắt hết.
@Nguyen N°5 Chuẩn 👍
Đúng là lúc trước xa xỉ, đi máy bay là khách VIP thôi. Nên có chế độ riêng..
@N2X Còn giờ thì phổ biến hơn
Ăn trên bầu trời không ngon bằng mặt đất.
@khongcnten_2007 Vậy mà mình thấy cũng nhiều người thích ăn thức ăn phục vụ trên máy bay
@Rubi Lee Vị giác con người khi đi máy bay giảm nên ăn uống không ngon. Mình đi máy bay khi ăn trên đó dở, mình không dám bỏ mình đem về ăn lại thấy ngon.
https://khoahoc.tv/tai-sao-do-an-tren-may-bay-thuong-rat-do-74730
xa xỉ thực sự
Thời đó không biết có chiếu phim giải trí trên máy bay không ?
Năm 1957 tại miền Nam, giá vé máy bay nội địa Khứ Hồi Sài Gòn-Phú Quốc đã lên tới 1 190 đô la Mỹ(lưu ý về giá trị của 1 190 đô la Mỹ năm 1957 tương đương 11 000 đô la Mỹ năm 2021) cho mỗi người. Giá vé đắt đỏ như thế chắc toàn khách VIP, khách nhà giàu Phú hộ hàng đầu đất nước, giới quý tộc, lãnh đạo cấp cao mới trải nghiệm nổi. Phục vụ đồ ăn có đẳng cấp không tương xứng với cái giá vé trên trời thì ai thèm đi máy bay
Có lẽ do sự nguy hiểm vì phải dùng lửa để nấu chín nên bỏ
@Nguyễn Anh Sĩ Ko hẳn đâu bác, do yếu tố kinh tế hướng tới phần đông khách hàng thôi.
@vicktorbui Uh nhiều yếu tố mà bạn . Mình thì nghĩ sự nguy hiểm là vấn đề đầu tiên được nhắc đến
@Nguyễn Anh Sĩ vì tiền thôi, ngày xưa giá vé rất cao còn bây giờ vé mb rất rẻ nên dĩ nhiên ko thể kèm những dịch vụ như vậy rồi ... 1 lát gan ngỗng trong nhà hàng bán từ 2tr bác nghĩ xem đi ghế vip hơn 3tr hay thậm chí 5tr có thể cung cấp thực đơn như vậy được không.
foxpro.ntt
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hồi còn cấp 2, cấp 3 nhìn lên bầu trời ước mình dc đi máy bay, nghĩ chắc chẳng có cơ hội đi được. Giờ thì khác rồi, bay dễ như đi tàu đi xe 😄😄😄
ngày xưa đi máy bay thì hẳn phải toàn là dân thượng lưu rồi, ko sang xịn mịn thì sao
hien chi
ĐẠI BÀNG
3 năm
@O.R.A.N.G.E "Bà Trần Thanh Cúc, 76 tuổi, từng là tiểu thương nhỏ ở chợ Ông Tạ, kể thời trước năm 1975 việc mua vé máy bay không quá khó khăn. Bà chỉ bán mẹt trầu cau, thuốc lào, điếu đóm bên đường vẫn có thể hai, ba tháng lại dẫn con đi thăm chồng làm viên chức ở Buôn Ma Thuột.

Bà không nhớ chính xác giá vé, nhưng chỉ tốn khoảng mươi ngày buôn bán để hai mẹ con được bay khứ hồi. So với lương viên chức chồng bà từ Sài Gòn biệt phái lên cao nguyên, hai vé bay này cũng chỉ mất chưa đến nửa tháng lương.

Hiện tài liệu lưu trữ vẫn còn chi tiết giá bay khứ hồi quốc nội tháng 10-1967: vé Sài Gòn - Buôn Ma Thuột 1.540 đồng, Sài Gòn - Đà Nẵng 4.300 đồng, Sài Gòn - Huế 4.800 đồng, Sài Gòn - Cà Mau 1.580 đồng...

Thấp nhất biểu giá năm 1967 của AVN là tuyến Sài Gòn - Cần Thơ với vé khứ hồi 1.040 đồng, kế tiếp là Sài Gòn - Rạch Giá 1.120 đồng, riêng chuyến khứ hồi Sài Gòn ra đảo Phú Quốc 1.680 đồng. Biểu giá cước hành lý vượt trội từ 5,20-24 đồng/kg tùy tuyến bay xa hay gần.

Tất cả tuyến bay quốc nội AVN đều không phân hạng ghế để định giá vé khác nhau như sau này."

"Họ đề nghị được tăng giá vé một chiều tuyến Sài Gòn - Nha Trang từ 600 đồng lên 750 đồng, Nha Trang - Quy Nhơn 360 đồng lên 420 đồng, Sài Gòn - Đà Lạt 500 đồng lên 550 đồng, Sài Gòn - Buôn Ma Thuột 550 đồng lên 650 đồng.

Tuy nhiên, chỉ sau hai ngày nhận được tờ trình, Bộ trưởng Công chánh và giao thông đã phúc đáp: "Lúc sau này điều kiện tài chính của AVN đã khá, coi bộ hiện nay nhiều hơn trước, nếu chấp thuận cho tăng giá vé thì e rằng công chúng không hiểu được lý do sự tăng giá ấy".

Bộ này yêu cầu: "Cho biết có những yếu tố chứng minh sự xin tăng giá này?". "

"Sang năm 1968, chiến sự khốc liệt đã làm giao thông đường bộ gần như tê liệt. Nhu cầu chuyển vận quốc nội dồn hết vào ngành hàng không và tình trạng lạm phát nghiêm trọng đã khiến nhiều tuyến bay bị lỗ.

Tháng 5-1968, kỹ sư Lương Thế Siêu, chủ tịch AVN, lại gửi tờ trình xin tăng giá vé một số chuyến bay quốc nội.

Họ trình bày với giá vé mỗi kilômet bay 3,26 đồng thì năm 1968 hãng sẽ bị lỗ khoảng 335 triệu đồng. Lỗ lã sẽ được quân bình phần nào nếu giá vé mỗi kilômet được tăng từ 3,26 đồng lên 4,30 đồng.

Ngoài ra, trọng lượng hành lý miễn phí cần điều chỉnh từ 20kg xuống còn 10kg, giá cước hành lý phụ trội điều chỉnh bằng 1/75 giá vé hành khách thay vì 1/100 hiện hữu..."

"Trước đề nghị tăng giá sốc này, Ủy ban Kinh tế - tài chính do tổng trưởng kinh tế Trương Thái Tôn tổ chức cuộc họp đặc biệt để xem xét đề nghị của AVN và kết luận:

"AVN bị lỗ vì giá vé phi cơ quốc nội tương đối rẻ đối với giá vé quốc tế. Ủy ban cũng đồng ý trên nguyên tắc cho chỉnh đốn lại giá biểu chuyên chở hành khách. Tuy nhiên, ủy ban nhận thấy nếu cho AVN chánh thức tăng giá vé sẽ có nhiều bất tiện về mặt kinh tế, vì theo lối tăng giá vé dây chuyền sẽ lôi cuốn đến giá sinh hoạt và lương bổng.

Vì vậy, ủy ban chấp thuận cho AVN chỉnh đốn lại phần thu của công ty nhưng với hình thức khác như: mở thêm chuyến bay với nhiều tiện nghi cho hành khách hạng khá giả với giá biểu đắt hơn giá biểu hiện nay, có thể đắt hơn trên 30% tùy đường bay và tùy mức độ tiện nghi mà công ty dành cho hành khách.

Khi áp dụng giải pháp này, nên bảo đảm có đầy đủ chỗ cho hành khách phổ thông.

Nếu AVN sợ bị chỉ trích mở các chuyến bay có tính cách sang trọng trong khi phải theo chính sách khắc khổ thì có thể ngoài các chuyến bay thường, nên mở thêm các chuyến bay đặc biệt với giá biểu cao hơn giá biểu thường. Với giải pháp này cũng phải bảo đảm đầy đủ chỗ cho hành khách.

Đặt ra phí đảm phụ chiến tranh thâu trên hành khách và cho AVN hưởng, ủy ban cũng khuyến cáo hãng nên xét lại giảm bớt phần chi để bớt lỗ như khoản chi về nhân viên, nhứt là khoản chi về xã hội và khoản chi về bảo hiểm".

Cuối cùng, AVN không được xét duyệt tăng giá vé như mức mong muốn vì chính phủ Sài Gòn yêu cầu hãng phải đảm bảo mục tiêu phục vụ người dân..."

"Bay quốc tế

Tháng 10-1967, AVN bay đến 9 phi trường quốc tế gồm Bangkok, Hong Kong, Kuala Lumpur, Paris, Phnom Penh, Siem Riep, Singapore, Taipei, Vientiane (về sau có thêm chuyến bay đi Nhật).

Giá vé hạng nhất tuyến Sài Gòn - Paris khứ hồi 1.649,2 USD và ghế phổ thông là 952,3 USD. Giá rẻ nhất là Sài Gòn - Phnom Penh khứ hồi 43,6 USD cho ghế phổ thông và hạng nhất 54,4 USD..."

Nguồn: coppy từ báo tuoitre.

Ngày xưa ở miền Nam Việt Nam, người buôn thúng bán mẹt cũng đi máy bay thường xuyên rồi bạn.
hipppo
CAO CẤP
3 năm
Mình thì được bát mì tôm là ngon rồi
congtt
ĐẠI BÀNG
3 năm
Giờ dịch vụ máy bay giá rẻ tiếp cận với đa số mọi người hơn, và cũng trở lên thuận tiện hơn.
uronbkhn
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bây giờ đến chai nước free cũng chẳng còn nữa nói chi đến bữa ăn :|
@uronbkhn đi vna nước free nha, đi giá rẻ mới ko
uronbkhn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nightwish47 Ý mình nói là mấy hãng giá rẻ đó 😁
1stLIFE
ĐẠI BÀNG
3 năm
@uronbkhn thì trả tiền cao như hồi đó thì muốn gì chả dc
Nhớ thời VNA phổ thông có đầy đủ các loại nước ngọt/trái cây/bia, bánh mì, bơ, món chính,trà/cafe
gì cũng có thời kì, hoài niệm về thời kì đó
Đó là trước khi ng ta biết vị giác con ng khi bay càng cao thỉ khi ăn đồ ăn cảng thấy như c*t
LeNu1989
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bây giờ thì gán ăn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019