Kipchoge chia sẻ về thói quen luyện tập, dinh dưỡng giúp anh thành công

Didu
4/9/2021 3:35Phản hồi: 76
Kipchoge chia sẻ về thói quen luyện tập, dinh dưỡng giúp anh thành công
Ai yêu bộ môn chạy bộ chắc chẳng lạ gì cái tên Eliud Kipchoge, vận động viên người Kenya dành HCV Olympic 2016 và 2020, phá kỷ lục thế giới ở giải marathon Berlin 2018. Anh vừa có những chia sẻ về thói quen luyện tập, chế độ ăn uống và tư duy để có được thành công. Hầu hết mọi người đều nghĩ chạy là bộ môn thể thao cá nhân nhưng với Kipchoge, điều đó không đúng.

“Tôi luyện tập theo nhóm toàn thời gian”, Kipchoge cho biết. Trên thực tế, anh chia sẻ sẽ không thể chạy nhanh đến thế nếu luyện tập một mình. Nhóm chạy bộ của Kipchoge khoảng 15-20 vận động viên marathon đại diện cho những sự kiện điền kinh quốc tế của Kenya. Họ luyện tập khoảng 10 tháng rưỡi mỗi năm, ở trại huấn luyện Eldoret, cách Nairobi hơn 300km về phía tây bắc.

61293c2d9ef1e50018f87c55.jpg

Các vận động viên sẽ dành ngày chủ nhật với gia đình, đó là thời điểm duy nhất Kipchoge chạy một mình, sau đó họ sẽ cùng nhau tập luyện, ăn, nghỉ ở trại. Kipchoge đã tập ở đây từ năm 2002 và hiện là leader của nhóm, sự xuất hiện của Kipchoge giúp thu hút những vận động viên mới tới đây.

Tuy nhiên để được tuyển mộ thì các vận động viên mới sẽ được đánh giá qua tư duy tập luyện, bao gồm thái độ tích cực, tính kỷ luật và làm việc nhóm. Những vận động viên marathon tại Kaptagat sẽ tuân thủ một lịch tập luyện nghiêm ngặt mà Kipchoge là một trong những người đặt ra. Mỗi thứ 5, họ sẽ chạy đường dài, khoảng 30km hoặc hơn. “Tôi nghĩ tôi chạy đường dài nhiều hơn bất cứ vận động viên nào tại đây”, anh nói. Những ngày khác nhóm sẽ dành để cải thiện sức mạnh, phản xạ, nhảy plyos, tốc độ và không quên tắm ở nhiệt độ lạnh và mát xa cơ giúp hồi phục nhanh hơn.

6128034480be940019b9e14b.jpg

Dành rất nhiều thời gian cho chạy bộ nên Kipchoge ước tính anh chạy khoảng 9500 - 10 ngàn km mỗi năm (10 ngàn km tức một vạn cây số, là quãng đường mình đi xe trong một năm). Anh chỉ nghỉ khoảng 3 tuần trước mỗi giải chạy lớn, thời gian anh dành để hồi phục tại nhà.

Thói quen ăn nhiều carb cũng không gây ảnh hưởng. Nguồn năng lượng của Kipchoge chủ yếu tới từ gạo, thứ mà anh ăn trước khi chạy, thường là vào buổi sáng. Năm 2019, anh trở thành người đầu tiên chạy marathon với thời gian dưới 2 tiếng đồng hồ, cụ thể là 1 giờ 59 phút và 40 giây tại Viên, Áo. Tuy nhiên, danh hiệu này không được tính kỷ lục thế giới vì sự kiện được thiết lập tối ưu cho mục đích chạy dưới 2 tiếng đồng hồ. Một runner chạy đường dài người Kenya nói Kipchoge đạt được độ ổn định siêu đẳng, và anh có được như vậy nhờ tính kỷ luật. Trước sự kiện tại Viên, Kipchoge có chế độ ăn rất nhiều carb trong 3 ngày. Thiếu tinh bột có thể khiến anh không đạt được mục tiêu là chạy dưới 2 giờ đồng hồ.

Chạy full marathon dưới 2 tiếng sẽ là một sự hành hạ thể xác và trải qua những cơn đau nhưng Kipchoge đã làm được. “Tôi tin rằng những cơn đau là minh chứng cho sự thành công. Trong tâm trí tôi, tôi thực sự hạnh phúc khi biết mình đã trải qua đủ mọi thứ. Đó là lý do vì sao khi chạy tôi thực sự cảm thấy bình tĩnh". Nói về Olympic 2024, Kipchoge cho biết anh chư có kế hoạch gì cả, “thời điểm hiện tại, tôi không muốn cam kết với bản thân".

Nguồn: BI
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chuyên nghiệp như anh ấy thì như vậy! Còn mình, chạy để rèn sức khỏe, để thư giãn,... thì rất đơn giản: chạy giữ nhịp tim, chạy đúng sức, chạy đúng thời gian & chạy đúng ngưỡng km đặt ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng!
@ppthanh Đúng rồi! Mình thấy thư thái, trong lành! Đấy là cái sướng của chạy 😃
@StevenLe165 Sảng khoái bác nhỉ!
@geoterre Đúng rồi bác vừa tăng cường sức khỏe vừa là 1 hình thức để xả stress và rèn luyện lòng kiên trì, tính kỷ luật
@geoterre Đúng đó, lắng nghe cơ thể để điều chỉnh thì tập mố hiệu quả và an toàn 👍
llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
tháng cố chạy 250km
@llyllr Tập thể dục rèn luyện sức khoẻ sao phảo cố làm gì
llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
@Jackie Lee 1981 Chắc do tâm lý hiếu thắng, muốn vượt qua những giới hạn thím ạ
xtruongiu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@llyllr Bạn mỗi tháng chạy 250km, tuần 3 buổi vậy mỗi buổi bạn đều chạy ~21km phải không bạn
llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
@xtruongiu k đến mức đó thím ạ, cỡ 15-16km vì ngày cuối tuần lại chạy 2 buổi liền
Mình phấn đấu 1 tháng tối đa 200km. Trung bình khoảng 150-170 km. Giữ sức khỏe.
dual1
CAO CẤP
3 năm
anh ấy có chỗ luyện tập chill quá, nhìn như đà lạt thế này thì ai chẳng muốn tập, chứ chạy ở thành phố toàn hít phải bụi
issacnhut
TÍCH CỰC
3 năm
@dual1 Thật ra mình nhìn thì thấy hơi mệt, vì toàn đường đồi dốc
Cười vô mặt
dual1
CAO CẤP
3 năm
@issacnhut Khung cảnh xung quanh dễ chịu, trong lành ghê,
Mát mẻ vậy chạy càng thích
hieuntrw
ĐẠI BÀNG
3 năm
@dual1 Ở đó độ cao tầm 3000m so với mực nước biển, nồng độ oxy thấp, tập luyện môi trường vậy khi race thì tốt hơn nhiều.
dual1
CAO CẤP
3 năm
@hieutrw Mình cũng nghĩ thế, ban đầu chắc khó thở từ từ quen rồi thì thể lực sẽ rất bền.
sao lại "Anh chỉ nghĩ khoảng 3 tuần trước mỗi giải chạy lớn", sao lại là nghĩ nhỉ :v
@minhchien0207 đây chắc ông bắt bẻ chữ "nghĩ" hả, gõ VNI thì hay nhầm dấu này
bluewolf
TÍCH CỰC
3 năm
@minhchien0207 Chắc người dịch ít kinh nghiệm về chạy bộ nên mới dịch thế. Trước khi vào race thường có giai đoạn gọi là taper (nghỉ ngơi) nhưng không phải là nghỉ hoàn toàn mà là giảm dần cường độ để đạt điểm rơi phong độ.
issacnhut
TÍCH CỰC
3 năm
@bluewolf mình cũng nghĩ là taper. Taper sẽ kéo dài tầm 2 3 tuần trước một cuộc thi
carotmayman
ĐẠI BÀNG
3 năm
@minhchien0207 dịch là nghỉ chạy cũng ko đúng, nó là taper trước race kiểu xả khối lượng vận động để tránh chấn thương mà vẫn giữ đúng điểm rơi phong độ cho cuộc thi sắp tới.
Hơn 3 tháng rồi không được chạy bộ do covid, ở nhà mỗi ngày tập luyện chạy cầu thang cho đỡ buồn chân
image.jpg
@nuhuta Chạy cầu thang không tốt cho xương khớp đâu bạn nhé...
Đỉnh thật sự. K biết giới hạn luôn.
Một VĐV vĩ đại như vậy thì cái gì cũng vĩ đại nên anh ấy mới top 1 thế giới được vậy.
Thành công thì chia sẻ gì cũng đúng. ^^
Trước dịch 80kg+ giờ 87kg+ ở nhà nhiều bị phù mỡ nha ae
Mình trước dịch còn chạy ngày 5km chứ mấy tháng nay chịu chết ở nhà
~10k km/năm 😳 phi thường
Ki Em
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cách tinhte câu nhiều bình luận: VIẾT SAI CHÍNH TẢ :v
Anh này đúng nghĩa là GOAT của làng chạy marathon 😁 phương châm sống của ảnh cũng giản dị nhưng truyền cảm hứng.
Trích: “Mục đích của cuộc sống là để hạnh phúc. Tôi tin vào một cuộc sống đơn giản, trầm tĩnh, không phô trương. Bạn sống bình dị, bạn luyện tập chăm chỉ, bạn trung thực, lương thiện. Và bạn tự do!” -Eliud Kipchoge

Rất mong được thấy ảnh break được mốc 2 tiếng mẩthon ở một giải chính thức nhưng chắc khó. Ảnh cũng già rồi
grozar
CAO CẤP
3 năm
Người châu Phi đã là lợi thế lớn ở môn này
@grozar tổ tiên họ kiểu "muốn ăn thì đua với linh dương, muốn sống thì đua với sư tử" nên đã có sẵn bản năng chạy nhanh rồi
Có thấy chia sẻ gì đâu? mình từng đọc một bài cụ thể hơn bài này nhiều. Người viết có tham gia tập và ở chung khu trại với Kipchoge một thời gian. Giờ thì ko nhớ là đọc ở trang nào.
Phucnguyen11
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Communism Cái này có phải là chia sẻ không?
- Chạy theo nhóm thì chạy được nhanh hơn chạy một mình.
- Tuân thủ lịch tập luyện nghiêm ngặt: Thứ 5 chạy khoảng 30km. Những ngày khác nhóm sẽ dành để cải thiện sức mạnh, phản xạ, nhảy plyos, tốc độ và không quên tắm ở nhiệt độ lạnh và mát xa cơ giúp hồi phục nhanh hơn.
- Nghỉ khoảng 3 tuần trước mỗi giải lớn để hồi phục.
- Ăn nhiều Carb trước khi chạy thường là gạo.
@Phucnguyen11 Thank bạn đã summarize.
https://boidapchay.com/hai-thang-an-tap-cung-eliud-kipchoge/
@Communism Các bài dịch kiểu amateur là đặc sản của tinhte. Đáng ra người viết (hay chính xác hơn là người dịch) nên có chút kiến thức chuyên ngành, từ đó khi dịch bài sẽ đồng thời dùng các thủ pháp phân đoạn, liệt kê, tóm tắt, tổng kết... sao cho bài viết: Thứ nhất, có văn phong thân thiện nhất với người Việt. Thứ hai, có nội dung dễ nắm bắt nhất cho người không không chuyên.
Tiếc là lâu rồi không được đọc những bài như thế.
@truongthanhdo Mình đọc bài này thấy nó thiếu thiếu gì ấy, kiểu như mới thân bài được chút, còn nhiều thứ để nói thì tới kết bài rồi.
@Communism Hoàn toàn do cách truyền tải của người dịch thôi bạn. Bài viết gốc tựa đề là "...Eliud Kipchoge describes the training, diet, and mindset that led to his win" - dễ hiểu rằng đây chỉ là một bài kể chuyện chơi chơi, nhét nhiều từ khóa để SEO. Nhưng khi dịch ra tiếng Việt như bài này, thì cụm "chia sẻ về thói quen" lại khiến người đọc nhầm lẫn, cứ tưởng đây là một bài hướng dẫn. Mà một bài hướng dẫn thì các ý phải được liệt kê mạch lạc thay vì nhồi một đống chữ, rối cả về nội dung và hình thức. Mình nghĩ đây là lý do khiến bài này khiến người đọc bức bối khó chịu.
Lank Ma
TÍCH CỰC
3 năm
Nhóm chạy của em mấy bác chạy 350km 1 tháng đã thấy nhiều rồi. Cơ thể người thường k hồi phục kịp đâu
@Lank Ma Có chuyên gia đo đếm
concuuduc
TÍCH CỰC
3 năm
Mình chạy dc chắc 100km/ năm.
Về già là ngồi xe lăn luôn. Thấy hơi hãi cảnh đấy. Nhìn vậy chứ chạy quá nhiều rất k tốt cho các khớp
@Jason Hoang Đầy người u50 u60 vẫn chạy nhưng sẽ giảm lại bạn ơi. Nếu khoẻ mạnh và ko có vấn đề xương khớp sẵn thì chạy ko hề hại khớp (thật ra là còn giúp cơ xương khớp khoẻ hơn nữa), trừ những người bị khớp sẵn thì mới đc chỉ định thay thế chạy bằng đạp xe, bơi lội thôi.
mrHz
CAO CẤP
3 năm
@Jason Hoang Thực tế vận động quá nhiều cũng ko tốt, tạo hoá sinh ra con người ko dùng nhiều đến cơ bắp hay phải lao động quá nhiều. Nhưng chính những ai lười vận động, uống sữa bổ sung canxi càng nhiều lại bị loãng xương, ngồi xe lăn nhiều hơn người vận động cường độ vừa phải, cho đến cao
@Jason Hoang Không đúng đâu bác. Rất nhiều vận động viên sức bền U70-80 vẫn tham dự sự kiện, sức khỏe vẫn rất ổn định. Suy nghĩ rằng "cơ thể có giới hạn, xài hết là ngồi xe lăn" là không đúng đâu. Đặc biệt là các môn sức bền thì sức khỏe còn dẻo dai và ít chấn thương hơn những môn đối kháng.
Trừ khi cơ thể có những khuyết tật/chấn thương đặc biệt thì bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn, có thể phải chuyển sang môn thể thao khác.
@Jason Hoang Nào té gãy chân mới ngồi xe lăn nhé, rất nhiều bác chạy bộ từ thời trẻ đến 60-70 tuổi vẫn duy trì chạy marathon dưới 6 tiếng đấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019