Nếu có dịp đến với nước Nga, bạn sẽ hiểu vì sao nơi đây được gọi là Xứ sở bạch dương. Cây bạch dương thân trắng, mọc thẳng tắp, cành lá thưa và đung đưa theo gió thổi, hình ảnh lãng mạn ấy xuất hiện trên mọi nẻo đường của nước Nga, từ vùng cực đến biên giới phía Nam xa xôi. Bạch dương trở thành “quốc thụ” của đất nước châu Âu và đi vào đời sống thường nhật đến văn hóa tinh thần của người dân nước này. Cùng Toidi.net tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Giới thiệu về Cây Bạch Dương Nga

1. Đặc điểm của cây bạch dương Nga

cay-bach-duong-1
Cây bạch dương sống trong khí hậu ôn đới – Facebook: Du lịch Nga

Bạch dương thích nắng, chịu lạnh và chịu hạn rất tốt nên dễ phát triển trong môi trường khí hậu ôn đới. Vậy cây bạch dương là cây gì? Bạch dương là một loài cây thân gỗ, thay đổi theo mùa, cây cao và thẳng đứng, thân rộng khoảng 50cm. Vỏ cây màu trắng, mọc thành lớp như xếp giấy, trên vỏ thường thấy tụ những cục “ngân sương”. Vào mùa xuân, bạch dương ra hoa rất đẹp, hoa mọc tụ trên một trục như bắp ngô ngon, lá cây bạch dương xum xuê, xanh rờn và cứng cáp. (Xem thêm thông tin thực vật học về loài Bạch Dương, Chi Cáng Lò wikipedia) Bạch dương trong mùa xuân đẹp một cách thuần khiết thì đến mùa thu lại mang dáng vẻ đoan trang hơn nhiều. Tháng 10 quả chín, 2 cạnh có cánh, phát tán theo gió và lá cây chuyển sang màu vàng. Màu vàng rực rỡ này bao trùm lên mọi con đường ở Nga, khiến cho vẻ đẹp thơ mộng của mùa thu nước Nga để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách tứ phương.

2. Ý nghĩa của Cây bạch dương Nga đối với văn hóa tinh thần của người bản xứ

Đối với người dân nước Nga, cây bạch dương được coi là quốc thụ và sùng bái như một vị nữ thần. Loài cây này có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Nga, nó không chỉ tượng trưng cho thiên nhiên tươi đẹp, hồn hậu mà còn là tấm lòng cao thượng, tinh yêu trong sáng và sự thuần khiết.

cay-bach-duong-nuoc nga
Bạch dương mùa xuân – Facebook: Nước Nga

Đầu tiên, bạch dương trắng là biểu tượng cho mùa xuân ấm áp, lòng nhân từ, thanh khiết, trẻ trung và trinh bạch, tượng trưng cho hình ảnh người thiếu nữ đến tuổi trăng tròn. Những cành bạch dương đung đưa trong gió như bàn tay dịu dàng, đầy bao dung của nữ thần. Chính vì lý do này, cứ đến ngày 01 tháng 05 hằng năm, các thiếu nữ Nga thường cắm một cành bạch dương ở ban công nhà, các chàng trai thì tỏ tình với người phụ nữ mình yêu thương bằng cây bạch dương non đầy ý nghĩa.

cay-bach-duong-nga
đoàn chú Thái và những người bạn TEAM TOIDI ĐI NGA 9/2018 – Chụp ảnh bên hàng Cây Bạch Dương Nga

Bạch dương gắn liền với người dân nước Nga từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Trong tiếng Nga, cây bạch dương ở Nga được gọi là “bereza” và từ cổ này có liên quan với động từ “berech”, nghĩa là “chăm sóc”. Họ tin rằng những cây bạch dương đã được Chúa ban cho con người như một vị thần bảo vệ. Từ đó, họ bắt đầu mùa xuân với việc tổ chức lễ kỷ niệm cùng cây bạch dương. Người Slav cổ coi việc ôm cây bạch dương là dấu hiệu của sự may mắn, mang đến sức mạnh và niềm vui. Họ tin rằng cây có thể xua đuổi tà ác, vì vậy trẻ sơ sinh thường được quấn trong nôi bạch dương. Trước khi Cơ đốc giáo trở thành tôn giáo chính của Nga, người dân còn thậm chí tin rằng linh hồn của người mất sẽ trú ẩn trong thân cây bạch dương.

cay-bach-duong-4
Một số món đồ làm từ cây bạch dương – Facebook: Phần Lan 100 – lửa trời đuôi cáo

Cho đến nay, bạch dương vẫn luôn mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống con người như làm thuốc chữa bệnh, đồ mỹ nghệ, đồ trang sức, đồ gỗ,… hay các cành cây, thân cây được sử dụng làm vật trang trí nhà thờ và nhà cửa trong dịp Lễ Ngũ Tuần. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận giá trị tinh thần ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Loài cây này giúp người Nga tự hoàn thiện kỹ năng sống, nâng cao tinh thần, chữ lành bệnh tật và che chở con người Nga trước mọi hiểm nguy.

3. Ý nghĩa của cây bạch dương Nga trong văn học

Bạch dương gắn liền với nước Nga bất khuất như cây tre của Việt Nam hay cây anh đào của người Nhật. Bạch dương mang vẻ đẹp đa dạng, thuần khiết, quyến rũ và bí ẩn, tượng trưng cho người thiếu nữ, người tình. Dáng cây cao vút, cành lá mềm mại, mùa thu vàng sáng một góc trời, mùa đông khoác trên cành cây khô lớp tuyết phủ dày. Chính vì thế mà loài cây này xuất hiện dày đặc trong văn học Nga, mỗi lần lại mang một vẻ đẹp riêng.

cay-bach-duong-5
Cây bạch dương là đề tài muôn thuở trong văn học Nga – Insta: bleary1298

Trong dân gia Nga còn lưu truyền rất nhiều câu đố về loài cây này: “Nó không bận tâm về thời tiết nhưng mặc một chiếc váy trắng”; “Đồng cỏ xanh nhưng không xanh, nó trắng nhưng không tuyết, xoăn nhưng không đầu”, “Người đẹp Nga đứng trên một đường băng, những chú chim đang bay ngang qua và đậu trên bím tóc của cô ấy”. Ngoài ra còn có một bài hát dân gian nổi tiếng là “Little birch so alone was stand”.

cay-bach-duong-6
Bạch dương mùa đông phủ đầy tuyết trắng – Insta: holzundhygge
cay-bach-duong-Nga
Bạch Dương trong Mỹ thuật Nga – ảnh chụp tại Chợ Izmalovo

Có một người đàn ông đã phong thánh cho cây bạch dương trong văn học Nga, đó là “nhà thơ nông dân” Sergei Yesenin. Anh sinh ra ở xứ sở bạch dương – làng Konstantinovo thuộc vùng Ryazan (cách Moscow 200km về phía Nam). Khi rời quê hương, anh luôn có một nỗi nhớ da diết nên đã làm nên rất nhiều bài thơ về bạch dương. Ông gọi nước Nga là “xứ sở của hoa bạch dương”. Trong nền thơ ca, không thể không kể đến thi sĩ, ca sĩ lãng mạn Esenin – người luôn coi bạch dương là chủ đề vô tận, mang tính thẩm mỹ nổi bật trong thơ của mình. Ông là một nhà thơ yêu vẻ đẹp của hoa cỏ, thiên nhiên và đã từng bộc lộ rằng: “Hồn phải lòng những chiếc lá bạch dương”.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghệ sĩ đã vẽ nên những bức tranh bất tận về Cây bạch dương, từ những sắc thái buồn bã, cô đơn,… đến những lùm cây tươi tốt và xinh đẹp.

Cây Bạch Dương với tâm hồn người Việt

Cây bạch dương trở thành biểu tượng văn hóa Nga, đại diện cho tâm hồn Nga cũng như hình ảnh cây tre kiên cường, bất khuất trong văn hóa Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó mật thiết, sâu sắc giữa nhân dân hai nước Việt – Nga đã được hình thành từ rất sớm, được vị Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt một nền móng vững chắc.

cay-bach-duong-7
Cây bạch dương và nỗi nhớ của người Việt – Insta: ul_from_ul

Liên Xô luôn giành cho Việt Nam tình cảm nồng thắm và sự giúp đỡ nhiệt tình trên mọi phương diện. Chuyên gia Liên Xô chào đón các cán bộ, sinh viên Việt Nam sang học tập, làm việc và đưa những người con ưu tú về với đất nước. Đối với người dân Việt đã từng có thời gian dài sinh sống lại Liên Xô, hình ảnh cây bạch dương đã dần trở nên thân thương, gắn bó với họ. Cây bạch dương đại diện cho người Nga nồng hậu,

Một câu chuyện nhỏ nhưng ấm lòng về cây bạch dương mang nhiều ý nghĩa. Vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại công viên Kolomenskoye (Moscow), bức tượng của Người tạc bằng đồng được khánh thành. Trước tượng của Bác được trồng 3 cây bạch dương thay cho lời bộc bạch một sự kính trọng, một tình cảm lớn mà người dân Nga dành cho vị Lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.

Các địa điểm tham quan cây bạch dương ở Nga

1. Cung điện mùa thu (St. Petersburg)

Có lẽ đối với nhiều du khách, địa điểm yêu thích nhất tại Nga, hay cụ thể hơn là thành phố mộng mơ Saint Petersburg chính là Cung điện mùa thu (hay còn gọi là Cung điện Ekaterina). Lâu đài cổ kính nằm dưới những tán cây rực rỡ lá vàng vào mùa thu hay con đường bạch dương nên thơ đã làm say đắm biết bao du khách gần xa. Nếu đến thăm Saint Petersburg vào đúng tháng 10, bạn sẽ cảm nhận được nét buồn man mác với những hàng cây bạch dương thay màu lá, tạo nên một không gian thư thái, tĩnh mịch, không kém phần lãng mạn.

cay-bach-duong-8
Bạch dương trên con đường đến Cung điện mùa hè – Insta: kate_furs

Cung điện mùa thu nằm ở thành phố Pushkin, cách Saint Petersburg gần 30 km. Thành phố nhỏ bình yên và thơ mộng này là quê hương của đại thi hào Pushkin, cung điện cũng được đặt theo tên của hoàng hậu vì nó minh chứng cho mối tính lãng mạn của hoàng hậu Ekaterina và Nga hoàng Pyotr đại đế. Bên trong cung điện lưu giữ rất nhiều tuyệt tác. Nổi bật nhất trong số đó là căn phòng hổ phách – món quà của vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm I tặng cho Nga hoàng Pyotr đại đế.

2. Đồi Sparrow (Moscow)

Để trải nghiệm mùa thu vàng nước Nga, bạn có thể đến với thủ đô Moscow, nơi trồng cây bạch dương dọc các con đường. Để ngắm nhìn những hàng bạch dương thẳng tắp tuyệt đẹp, hãy đến với công viên ở đồi Sparrow, ở đây bạn còn có thể tận hưởng những phút giây thư giãn, hay ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Moscow xinh đẹp.

đồi Sparrow
Bạch dương xanh ở công viên đồi Sparrow – Insta: alex_krychek

Đồi Sparrow (Đồi Lenin hay Đồi Chim sẻ) trải dài dọc theo bờ sông và cách Quảng trường Đỏ khoảng vài cây số. Khung cảnh thiên nhiên ở đây bốn mùa đều đẹp. Mùa xuân thì có hoa táo, hoa tử đinh hương, hoa bồ công anh bay trong gió còn mùa hè có rừng sồi với những hàng bạch dương xanh ngắt. Đến mùa thu khi bạch dương chuyển màu, đồi Sparrow lại trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Bên cạnh không gian vô cùng dễ chịu, du khách còn được tản bộ bộ lên đồi (mất khoảng 15 – 20 phút) hoặc đi cáp treo lên đỉnh để hướng tầm mắt ra quan sát nhiều địa điểm nổi bật ở thành phố Moscow.

3. “Công Viên Husky” Sokolniki (Moscow)

Địa điểm ngắm cây bạch dương tiếp theo, du khách sẽ đến với vùng phía Bắc Moscow nơi có công viên Husky đặc biệt thú vị. Bên cạnh những phút giây thả mình vào không gian bạch dương xanh ngát, ghi lại những tấm ảnh tuyệt đẹp, du khách có thể dành cả ngày ở đây trải nghiệm tất cả các hoạt động cùng bạn bè và gia đình.

huskypark moscow
Bạch dương ở công viên Husky – huskypark

 “Công viên Husky” Sokolniki có một tổ hợp hoạt động văn hóa dân tộc để tìm hiểu về lối sống của các dân tộc phía bắc Nga. Bạn không chỉ được tham quan những ngôi nhà truyền thống, mà còn được người dân địa phương giới thiệu về trang phục của họ, tham gia những trò chơi dân gian và thưởng thức các tiết mục đàn hát. Đây sẽ là trải nghiệm để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách.

Điều đặc biệt nhất ở khu phức hợp dân tộc – văn hóa Sokolniki là những chú chó Chukchi – giống Husky nguyên thủy được nuôi và phối giống bởi người Chukchi. Bạn sẽ được ngồi trên xe trượt tuyết do bầy chó kéo, nghe người dân chia sẻ về cách nuôi dạy, giáo dục loài chó hay xem các show vật nuôi thú vị. Tất cả đều đang chờ du khách tại công viên Husky – Moscow.

Cây bạch dương đã, đang và sẽ trường tồn với nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của người dân nước Nga. Không chỉ có nhiều tác dụng cho sức khỏe, bạch dương gắn liền với họ về mặt tinh thần, nghệ thuật cũng như tạo nên nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Toidi Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về loài cây được coi là quốc thụ của người dân Nga, đồng thời có thêm những địa chỉ ngắm bạch dương cho chuyến đi của mình nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Cây bạch dương có trồng được ở Việt Nam không?

Bạch dương là loài cây gỗ ưa lạnh, ưa hạn và chủ yếu mọc ở các vùng khí hậu ôn đới. Do vậy rất khó để trồng cây bạch dương ở Việt Nam vì sự khác biệt khí hậu.

2. Tại sao vỏ cây bạch dương có màu trắng?

Bởi vì các khoang tế bào ở vỏ cây chứa đầy một chất nhựa màu trắng là betuline, chính chất này đã tạo màu trắng cho phần ngoài vỏ cây.

3. Cây bạch dương tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh, cây bạch dương là “Birch tree”.

Loading

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.