Giới thiệu sách và phim "Suối nguồn" của tác giả Ayn Rand

blueJune
27/8/2021 4:37Phản hồi: 132
Giới thiệu sách và phim "Suối nguồn" của tác giả Ayn Rand
Trong đợt dịch giãn cách ở nhà này, mình đã dành thời gian đọc hết cuốn sách Suối nguồn của tác giả Ayn Rand dày hơn 1200 trang mà mình đã mua cách đây… 10 năm. Mình cũng tìm phim được chuyển thể từ truyện để xem luôn. Có lẽ nhiều anh em cũng đọc tiểu thuyết nổi tiếng này rồi, còn ai chưa đọc có thể xếp vào danh sách và dành thời gian cho nó nhé. Cuốn sách có nhiều triết lý sống theo mình nghĩ là đúng với mọi thời đại dù nó được chấp bút vào năm 1943.

Ayn Rand đã bị 12 nhà xuất bản từ chối bản thảo trước khi được chấp nhận. Suối nguồn đã bán được hơn 6,5 triệu bản và được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ trên khắp thế giới.

Suối nguồn xoay quanh những tư tưởng chính: sự độc lập, sáng tạo, người sống thứ cấp, sự ích kỷ tốt đẹp và mục đích trọng tâm. Các nhân vật trong truyện đa phần là những người cực đoan, theo đuổi những niềm tin tự mình đặt ra và sống chết theo đuổi niềm tin ấy. Vì thế, những cuộc hội thoại giữa họ khá là đau não, nhiều khi giống một bản thuyết trình với đầy đủ luận điểm, luận cứ và minh chứng. Cuốn tiểu thuyết này không hề dễ đọc nếu bạn không phải người thích phân tích sâu các vấn đề và suy nghĩ về các triết lý.

Suối nguồn - tên sách cũng chính là lý tưởng mà Ayn Rand tôn vinh và ca ngợi, lấy lĩnh vực kiến trúc làm nền tảng để kể chuyện về các nhân vật và tư tưởng của họ. Howard Roark, nhân vật chính, một kiến trúc sư luôn độc lập và sáng tạo trên con đường sự nghiệp của mình. Từ quan điểm về kiến trúc, kế hoạch về sự nghiệp cho tới sự lựa chọn bạn bè, anh luôn tự bản thân đánh giá và suy nghĩ. Anh đề cao sự sáng tạo tự thân, kịch liệt phản đối những thiết kế chắp ghép, dựa vào cấu trúc của những công trình đi trước - cách mà những kiến trúc sư cùng thời anh đang làm. Roark không bao giờ chấp nhận những can thiệp, sửa đổi vào thiết kế mà anh làm ra, kể cả khi anh lâm vào hoàn cảnh khó khăn và bị cả cộng đồng chỉ trích cho rằng anh trái khoáy, thích đi ngược lại đám đông. Chúng đi ngược lại tôn chỉ anh đặt ra cho công việc của mình. Đối với anh, nhưng người suy nghĩ, những nhà khoa học, nghệ sĩ và những nhà sáng chế luôn là những người cô độc chống lại phần đông loài người trong thời kì của họ. Trong bài diễn thuyết nhằm bảo vệ bản thân trước phiên tòa xét xử buộc tội anh ở cuối truyện, Roark đã đưa ra những dẫn chứng hùng hồn trong quá khứ về quan điểm này, rằng những thành tựu vĩ đại của con người đều đến từ sự khai phá con đường mới, những khao khát bị từ chối và khinh bỉ: chiếc động cơ đầu tiên bị coi là ngu ngốc; người ta từng coi máy bay là điều bất khả; gây mê là điều tội lỗi.

Điều thúc đẩy Howard Roark không phải là của cải, sự giàu sang hay sự công nhận của xã hội mà là những thách thức trí tuệ trong việc giải quyết các vấn đề về kiến trúc và mong muốn kiến tạo ra cái đẹp. Suối nguồn coi sự ích kỷ của Roark ở đây là tốt đẹp. Nó không phải sự ích kỷ thô lậu, lấy người khác ra làm vật hi sinh cho những lợi ích của bản thân mình. Chủ nghĩa cá nhân ở đây đề cao những sáng tạo và ý tưởng tiên phong, biết bảo vệ tư tưởng độc lập trước sự cáo buộc và bác bỏ của đám đông. Trái ngược với Howard Roark, nhân vật Peter Keating được xây dựng là một người sống thứ cấp hèn hạ, đáng khinh bỉ. Anh ta không bao giờ có suy nghĩ độc lập, luôn chạy theo xu hướng và dựa vào người khác để kiếm lợi cho bản thân. Tiền tài, cơ đồ và sự nhìn vào của người khác là tiêu chí hàng đầu trong cuộc đời, trong khi yếu tố cốt lõi trong công việc của anh ta đáng nhẽ là kiến trúc. Keating sẵn sàng bỏ qua lòng tự trọng và chữ tín để đạt được những thứ bề mặt hào nhoáng. Đương nhiên, anh ta rất thành công, được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhưng thẳm sâu bên trong, chính anh ta luôn lo sợ và ý thức được sự hèn hạ của bản thân. Anh ta gồng mình khoác lên chiếc áo rộng mà không dám gỡ bỏ. Được coi là kiến trúc sư ngôi sao, tiền tài và danh vọng sớm đạt được khi còn trẻ nhưng bên trong, anh ta cảm thấy trống rỗng và bất lực.

Tiểu thuyết cũng xây dựng những tính cách nhân vật lạ lùng, đơn cử như Dominique Francon. Cô là người theo chủ nghĩa lý tưởng, tôn thờ sự vĩ đại của con người và sáng tạo của những thiên tài. Tuy nhiên, cô tin rằng những sự vĩ đại ấy sẽ bị đánh bại trong một thế giới được cai trị bởi những kẻ tầm thường. Vì thế, cô luôn tránh ràng buộc mình vào những giá trị hay những đối tượng mà sớm muộn cô phải chứng kiến sự lụi tàn. Thay vì bồi đắp để xây dựng những giá trị mình tôn kính, cô làm ngược lại, bằng cách tự mình phá hủy chúng để tránh khỏi nỗi đau khổ khi tận mắt nhìn những lý tưởng bị đạp đổ.

Về bộ phim chuyển thể cùng tên, do chỉ gói gọn trong gần hai tiếng đồng hồ với nội dung đồ sộ của cuốn sách, rất nhiều chi tiết bị lược bỏ. Tiêu biểu nhất là những đoạn hội thoại dài giữa các nhân vật đã giản lược xuống thành những câu nói ngắn gọn. Chỉ xem phim không thì không thấy được những lý tưởng mà Ayn Rand đề cao trong cuốn sách. Có một điểm mình không thích nữa là khi đọc sách, hình dung về nhân vật Howard Roark của mình là một chàng trai trẻ thì trong phim, diễn viên Gary Cooper đã khá đứng tuổi và đậm người. Mình khi ôm sách tưởng tượng nhân vật này do anh chàng người Anh Eddie Redmayne thủ vai, với dáng người cao ráo, mảnh khảnh cùng mái tóc rối bù. Nói chung không nên xem phim trước khi đọc sách.

Trailer phim Suối nguồn


Hi vọng với chút giới thiệu ngắn ngủi trên, anh em sẽ dành thời gian cho cuốn tiểu thuyết tuyệt vời này 😁
132 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sách này mình thấy không hay bằng 7 viên ngọc rồng
tx102
TÍCH CỰC
3 năm
@anhlucky2 Ai lại đi so sánh tiểu thuyết với truyện tranh 😒
@anhlucky2 Mình cũng rất thích 7 viên ngọc rồng =))
Nghe SUỐI NGUỒN lại cứ tưởng …
@hoangthanhnt Lại nghĩ bậy sang Liên Xô chống Mỹ à 😁
@bucom2486 Bác đã nói đúng lại còn nói to nữa
Xikar
ĐẠI BÀNG
3 năm
Dưới góc nhìn 1 người yêu thích kiến trúc thì mình rất ghét những người như Howard Roark
@Xikar Mình thì ngược lại, rất yêu Howard, người đẹp trai nhất thế gian, thần tượng của ngành kiến trúc.
Thanks bạn đã giới thiệu, mình đọc sách nhưng toàn thể loại sách phát triển bản thân, truyện thì đọc mỗi "Bố Già" đáng tính đọc "Rừng Nauy" nhưng sẽ ưu tiên cuốn này trước xem sao
@vietnamMBC Coi bộ bạn ko hợp sách này.
@vietnamMBC Mình thì k thẩm thấu nối rừng nauy, đọc sao sao á
tx102
TÍCH CỰC
3 năm
@vietnamMBC Rừng nauy mình thấy hay lắm. Còn trẻ thì đọc được. Chứ 30 chắc quá tuổi
tx102
TÍCH CỰC
3 năm
@darknessone Văn chương nhật bản mình thấy có phần buồn buồn với huyền ảo sao á. Đọc tiếng rền của núi cũng buồn vậy
@vietnamMBC Văn học Nhật bạn thử đọc thêm "Những người đẹp say ngủ" của Kawabata Yasunari xem sao, mình khá thích cuốn này.
vudnd18
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đã mua cuốn này tận 2 lần 😆
image.jpg
@vudnd18 Vậy bạn là Howard hay Peter.
Mình đọc cuốn này hai lần. Lần đầu đọc sách giấy. Lần hai đọc ebook. Đọc xong thấy ko hiểu cô Dominique Francon này thuộc tuýp thể loại nhân vật gì. Có phải để gắn kết các nhân vật chính. Hay là sự đề cao sự thoải mái tự do lựa chọn của phụ nữ để nhấn mạnh sự bình đẳng nam nữ
@HpDellIBM Cô ấy là phụ nữ. Tức là cảm tính, mong manh dễ vỡ, lúc thế này lúc thế khác.
@HpDellIBM Họ thực tế nên sẽ như thế
nvmnghia2
ĐẠI BÀNG
3 năm
@vivalavida11 "Tức là"? Đúng là fan cuồng có khác, mysogynist rất chi nà nhẹ nhàng.
vừa mới mượn được xong thì tinhte có bài. Chả lẽ theo dõi như facebook à? =))
@yesterday13811 Ha ha thiệt sao
hoangvinhtni
ĐẠI BÀNG
3 năm
@yesterday13811 Luật hấp dẫn đó bạn!
Tưởng tượng a chàng Roak người bẩn bản, gầy gầy.
jealings
TÍCH CỰC
3 năm
Hổi sinh viên đọc cứ nghĩ main là hay, xong ra đời mới biết main là thằng dở hơi 😆)))
Kiến trúc là nghệ thuật thương mại chứ ko phải fine art, nên thằng main nó bị lẫn lộn và tôn thờ cái ý nghĩ riêng của nó 1 cách cố chấp. Ông thiết kế làm sao để người đổ tiền ra xây cái công trình đấy thấy hài lòng mới là mục tiêu cuối cùng, ông ko thuyết phục đc hoặc ông ko đủ khả năng vừa thể hiện cái tôi vừa làm chủ đầu tư ưng cái bụng thì ông là thằng kém cỏi vl ra chứ hay ho gì.
ring
ĐẠI BÀNG
3 năm
@jealings Dominique là người ngắm một tác phẩm nghệ thuật (bức tượng) xong rồi sẵn sàng đập bỏ bức tượng đó vì nghĩ rằng ko có ai "xứng đáng" để ngắm nhìn nó. :v
Howard Roark là người sẵn sàng đánh bom công trình vì sợ người khác vấy bẩn nó. Cảm thấy bị hạ nhục khi có người vô sinh sống trong công trình mình xây dựng. :v
Cái quần què gì dzẩy? Bệnh hoạn như vậy mà cũng tôn vinh được?
Đọc tham khảo thôi quý vị ơi =)))))
nvmnghia2
ĐẠI BÀNG
3 năm
@horse_111 Thế bảo main là thằng dở thì là "vùi dập" thế nào nhỉ?

Về phần tôi thì ngay giờ thì chết cũng chả ảnh hưởng ai, nhưng 10 năm nữa khi có con mọn mẹ già thì có. Ông tôi cho tôi cái nhà. Giáo viên cùng trường giúp bà nội tôi khi bà bệnh. Tên và mặt mấy người giúp đó tôi đều không biết nhưng không có nghĩa là tôi quên hay nó không quan trọng. Con tôi thì khả năng là nó còn không biết nhưng ơ kìa còn vế "quan trọng"???

Đừng nói thanh cao? Cái kiểu ta đây là nhất, cứ theo nguyên tắc của mình mặc kệ người khác như thằng main mới là tỏ ra thanh cao, virtue signalling.
ring
ĐẠI BÀNG
3 năm
@quochoang24891 Đọc giải trí thôi. Howard Roark được xây dựng giống mấy thằng main sống lý tưởng trong truyện tranh. Hay là giống nhân vật Bác Sĩ Khoa rút ống thở đó.
Ai mê được thì mê chứ mình chỉ thấy bệnh hoạn.
tmquan199
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đã đọc từ năm 2013
McMurphy
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cám ơn bác đã chia sẻ
Cuốn sách này đã từng ảnh hưởng rất mạnh tới mình
Trước xếp em nó thứ nhất mà giờ đứng thứ 2 thôi 🤣
McMurphy
ĐẠI BÀNG
3 năm
@ngocta Tán gấu cũng ko căng thẳng bằng đọc SUối nguồn bác ạ 🤣
@McMurphy hay lắm hả, để mua đọc xem sao
McMurphy
ĐẠI BÀNG
3 năm
@vivalavida11 Recomment bác nên đọc
Nếu Suối nguồn quá nhiều triết lý và cực đoan với cuộc sống
Thì “bay trên tổ chim cúc cu” lại đinhj hướng một quan niệm sống tưng tửng, sau khi đọc xong mình thấy khó khăn nào cũng có mặt tích cực, vấn đề nào cũng có khoá cạnh hài hước của nó
Kiểu lúc nào cũng lơ lửng bay bổng ấy 🌝
ring
ĐẠI BÀNG
3 năm
@McMurphy Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu giọng văn thì tưng tửng nhưng nó là ẩn dụ về xã hội đó bạn. Cuốn đó thực tế và có sức nặng hơn Suối Nguồn nhiều. Howard Roark mà vô thế giới của Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu thì auto biến thành bà y tá trưởng. =))
The Vi Er
TÍCH CỰC
3 năm
Lời khuyên cho bạn nào đọc cuốn này:
Hãy nghĩ tài năng của Roark - nhân vật chính là cái gì đó chung chung biểu tượng, một công cụ biểu trưng cho lý tưởng hoàn mỹ của Roark. Đừng liên hệ hay nghĩ rằng kiến trúc đời thực sẽ như trong truyện.
Vì tác giả chả biết cái m* gì về kiến trúc cả 🙃
@The Vi Er Chính xác 😆
May em không trong ngành kiến trúc nên em ko bị định kiến cái đấy 😃)
@The Vi Er Lời khuyên cho ai đã đọc cuốn sách này: Hãy dũng cảm sống như Howard Roark. Thời nay Peter Keating có đông thì cũng không đông hơn 1943 đâu. Ở VN cũng ko thiếu người như Howard đâu, hãy kết bạn với họ để ko cô độc. Mình là đồng nghiệp của Howard gần 10 năm rồi, vẫn ổn nhé 💯
ngocdu1091
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cũng đã đọc tác phẩm này dù ko đọc hết do khó hiểu cảm ơn báo đã phân tích giúp mình
Phim bị chửi ghê lắm :3
Cơ mà truyện thì masterpiece bác ạ
hoanghaisol
ĐẠI BÀNG
3 năm
Rất tiếc mình đọc cuốn này lúc 35t, nên cảm giác nó là 1 thứ ngôn tình mix cách mạng kiểu Mỹ và phần nào hiểu được vì sao nó không được đánh giá cao về phía hàn lâm. Nếu mình đọc nó lúc 23t thì sẽ là một cuốn self-help khá ổn.
Mình đọc 3 lần rồi. Lần đầu xay có 1 tuần là hết. Lâu rồi không đụng lại. Mỗi lần đọc là một cảm xúc tươi mới hơn
Các nhân vật ko cực đoan và Howard ko ích kỷ nhé. Đây là văn học trường phái lãng mạn (ko phải ngôn tình). Nó lý tưởng hoá các nhân vật theo các giá trị đối lập để làm nổi bật các mâu thuẫn trong xh. Nó cũng ko phi thực tế đâu, vì cuộc sống thực vẫn có những người như vậy. Nhiều bạn ko hiểu cứ nói tác giả bị abc xyz.
thecat
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cuốn này đọc mệt thật, tràn ngập triết lý, có cảm giác bất cứ trang nào bạn cũng có thể rút ra được 1 câu nói hay.
Trước tốn mất 3 ngày đọc!!
Nhận vật được lý tưởng hóa 1 cách hoàn hảo.
thecat
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hachito Bạn đọc chưa?
Tôi mỗi tháng đọc 3-4 cuốn, nên đọc quen rồi. Cuốn này đọc cũng phải 5-6 năm trước. Có nhiều thời gian thì đọc 1 lèo. Tác giả của Suối Nguồn là nhà nghiên cứu triết học nên tác phẩm này bị ảnh hưởng rất nhiều.
hachito
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thecat Cái này chả phải gu của tôi nên tôi không đọc. Tôi đọc sách loại khác. Tính đơn giản 1200 trang, 3 ngày mỗi ngày 400 trang, đọc liên tục 24 tiếng (không thể và không có thực) tổng cộng 1440 phút, thì trung bình 3.6 phút/trang. Trong khi đây lại là sách tràn ngập triết lý như ông nói để đọc và hiểu được thì là chém gió.
thecat
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hachito Dù sao nó cũng là truyện, không phải sách triết học, và cũng không phải sách giáo dục, chuyện đọc nhanh là bình thường. Bạn không đọc được không có nghĩa người khác không đọc được. Nếu là người lớn, đừng dùng mấy từ ngữ hạ thấp người khác!
hachito
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thecat
Cười vui vẻ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019