Chỉ vì tên gọi của món Kim chi - một cuộc chiến văn hoá giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã diễn ra

Rubi Lee
30/8/2021 5:29Phản hồi: 226
Chỉ vì tên gọi của món Kim chi - một cuộc chiến văn hoá giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã diễn ra
Như nhiều người đã biết, kimchi là một món rau ăn kèm lên men mang tính biểu tưởng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, một lần nữa cái tên gọi của món ăn này lại trở thành chủ đề tranh cãi của cộng động hai nước Trung và Hàn. Theo đó, cuộc chiến ẩm thực này nổ ra vào tháng 7 khi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đưa ra thông báo rằng họ đang sửa đổi các hướng dẫn chính thức về “ngôn ngữ nước ngoài phù hợp” cho một số món ăn Hàn Quốc. Trong số đó có quy định rằng Xingqi là tên chính thức của Trung Quốc cho món Kimchi, từ Pao cai (nghĩa là rau muối lên men) mà nhiều người Trung Quốc hay dùng sẽ bị loại bỏ.

Vấn đề này bắt nguồn từ việc không có ký tự Trung Quốc nào phụ hợp để đại diện cho cách phát âm của Kimchi. Do đó, Bộ Nông Nghiệp đã xem xét khoảng 4.000 ký tự Trung Quốc trước khi quyết định chọn Xinqi (辛奇), nguyên nhân được cho là vì khi đọc nghe giống như từ Kimchi.

kimchi-4.jpg

Với tên gọi mới, chính quyền Seoul hy vọng sẽ vạch ra ranh giới rõ ràng giữa 2 món kimchi Hàn Quốc và món rau muối ngâm của Trung Quốc. “Việc sử dụng từ ‘xinqi’ làm tên gọi, Bộ hy vọng món Kimchi của Hàn và Pao cai của Trung sẽ được phân biệt một cách rõ ràng hơn, đồng thời nâng cao nhận thức về món ăn truyền thống của người Hàn trong lòng dân Trung Quốc”.

Theo đó, tên gọi mới này sẽ được áp dụng cho chính phủ Hàn Quốc và các tổ chức liên kết giữa 2 nước. Tuy nhiên, vấn đề tên gọi đã mở ra một làn sóng tranh luận sôi nổi trong giới truyền thông và cả cộng đồng cư dân mạng ở 2 nước.


Sự khác biệt giữa Kim chi và Pao cai


Kim chi là một thuật ngữ chung cho hơn 100 món rau lên men ở Hàn Quốc, nhưng người ta thường biết đến Kim chi như một tên gọi chỉ món cải thảo lên men với gia vị bao gồm ớt bột, tỏi gừng,… Thế nhưng thật ra Kim chi có rất nhiều loại làm từ nhiều loại rau khác nhau và cả mức độ cay cũng rất đa dạng.

kimchi-5.jpg

Trong khi đó, Pao cai có nghĩa là “rau ngâm” trong tiếng Trung. Lý do là bởi khi làm món này, người ta thường ngâm nhiều loại rau từ bắp cải cho đến cà rốt trong dung dịch nước muối, có thể có hoặc không có gia vị. Sau đó, các lọ rau được để lên men ở nhiệt độ phòng. Cũng bởi vì chúng có một số điểm tương đồng, nên Kim chi thường được người dân xứ tỷ dân gọi là “han guo pao cai” (nghĩa là rau lên men Hàn Quốc).

Đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc muốn đổi tên


kimchi-12.jpg

Trên thực tế, đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Hàn Quốc trong việc dùng cụm từ “xinqi” trở thành tên tiếng Trung của Kim chi. Trước đó vào năm 2013, Bộ Nông nghiệp đã từng vận động hành lang cho nỗ lực thay đổi, trong bối cảnh khi mà ngày càng có nhiều sản phẩm Kim chi do Trung Quốc sản xuất ở thị trường nước ngoài, cũng như là cả thị trường Hàn Quốc. Theo đó, kể từ năm 2006, doanh số sản phẩm Kim chi ở Hàn đã bị thâm hụt so với các sản phẩm từ Trung Quốc. Tính từ năm 2007 đến 2011, số lượng nhập khẩu các sản phẩm Kim chi của Hàn từ Trung Quốc đã tăng lên ít nhất 10 lần.

Thế nhưng sau khi thông báo chính thức về tên gọi mới được đưa ra vào năm 2013, nhanh chóng đã có nhiều phản ứng dữ dội đã diễn ra. Người dân xứ Trung không chấp nhận và họ lại tiếp tục dùng cái tên pao cai để chỉ món kimchi.

kimchi-10.jpg

Quảng cáo



Mặt khác, trong cùng năm đó, Hàn Quốc đã thành công trong việc đưa văn hoá muối kim chi “Kimjang” trở thành Di sản Phi vật thể được UNESCO công nhận, điều này đã giúp món ăn này trở thành một biểu tượng văn hoá đáng tự hào của dân Hàn.

kimchi-8.jpeg

Theo Elaine Chung - một giảng viên Nghiên cứu về Đông Á tại Đại học Cardiff đã cho biết: “Kimchi là một món ăn quốc gia của Hàn Quốc, không chỉ bởi vì người dân nước này tiêu thụ món này trong hầu hết các bữa ăn, mà vì nó còn là món ăn Hàn Quốc nổi tiếng nhất thế giới. Nhiều người phương Tây vẫn không thể phân biệt được giữa món gimbap với sushi, nhưng họ có thể dễ dàng nhận ra kimchi đến từ Hàn Quốc. Cuộc tranh cãi về cái tên gọi của kimchi chủ yếu diễn ra giữa cư dân mạng 2 nước Trung - Hàn. Thế nhưng việc chính phủ Hàn Quốc công bố tên mới có thể thấy được phản ứng cứng rắn của họ. Điều này cho thấy họ đang quyết tâm làm điều gì đó để giành lại quyền sở hữu đối với món ăn truyền thống của mình.”

Tại sao cái tên gọi lại trở thành vấn đề trong thời điểm này?


Mối quan tâm về cái tên tiếng Trung ở Hàn Quốc gia tăng đáng kể sau một loạt xung đột văn hoá diễn ra trong năm qua. Vào tháng 11 năm 2020, Trung Quốc đã đạt được chứng chỉ ISO cho món rau muối Tứ Xuyên (pao cai Sichuan). Thậm chí tờ Hoàn Cầu thời báo còn viết “Tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp Kimchi là do Trung Quốc dẫn đầu”. Chính điều này đã dẫn đến cuộc tranh cãi nổ ra giữa người dân 2 nước, người Hàn cáo buộc dân Trung đang cố gắng biến Kimchi trở thành một loại pao cai của Trung Quốc.

han-quoc.jpg

Quảng cáo


Chính sự việc này đã làm dấy lên tâm ly chống Trung mạnh mẽ của dân Hàn, thúc đẩy một số sự kiện kêu gọi “huỷ bỏ văn hoá Trung Quốc trên đất Hàn”. Bên cạnh đó, cơ quan quảng cáo quốc gia của Hàn đã xuất bản một cuốn sách mới về Kimchi, trong đó dành riêng hẳn một phần để chỉ điểm khác nhau giữa 2 món pao cai và kimchi.

Dù vậy điều này cũng không thể làm giảm căng thẳng trong lòng người dân Hàn, thậm chí sự không hài lòng này còn vượt xa khỏi ẩm thực và lấn sang lĩnh vực du lịch và giải trí. Theo đó, kế hoạch xây dựng một khu du lịch “Chinatown” ở tỉnh Gangwon đã bị trì hoãn vào tháng 4 năm nay sau khi hàng nghìn cư dân mạng ký vào bản kiến nghị phản đối. Trong khi đó, bộ phim truyền hình thời kỳ Joseon đã bị dừng chiếu chỉ sau 2 tập bởi lý do quá nhiều người xem phản đối vì trang phục, rượu và đồ ăn đều cứ như phim Trung Quốc.

Vậy lần này liệu có gì khác?


Lần này, một số công ty đã phản ứng với việc thay đổi tên. Công cụ dịch thuật của Naver - công cụ tìm kiếm lớn nhất Hàn Quốc đã sửa đổi bản dịch tiếng Trung của kimchi thành xinqi, thay vì pao cai như trước kia. Bên cạnh đó, trên trang web tiếng Trung của thương hiệu thực phẩm Bibigo, sản phẩm kimchi cũng được dịch là xinqi.

kimchi-1.jpg

Tất nhiên, cái tên mới này vẫn chưa được người dân Trung Quốc đón nhận. Trên các mạng xã hội Weibo, hầu hết các bình luận về cái tên mới đều mang tính tiêu cực. Nhiều người từ chối sử dụng tên mới vì cho rằng kimchi cũng là một món ăn chịu ảnh hưởng từ món pao cai của Trung Quốc. Cũng theo Elaine Chung cho biết nỗ lực đổi tên vào năm 2013 thất bại là vì hầu hết những người sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc đều không xài từ này. Và điều đó rất khó thay đổi “Rất khó để thuyết phục mọi người sử dụng một từ chẳng có nghĩa gì trong tiếng Trung để thay thể một thuật ngữ mà họ vốn quen thuộc trong nhiều năm”.

Ngoài ra, tên xinqi có thể sẽ không được công nhận một cách hợp pháp ở Trung Quốc. Văn bản do chính phủ Hàn Quốc ban hành kêu gọi các công ty Hàn xuất khẩu kim chi sang Trung Quốc phải cực kỳ thận trọng, vì luật pháp Trung Quốc quy định các công ty phải sử dụng những cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc.

Theo CNN
226 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Từ này Xinqi (辛奇) phát âm giống nhưng mang ý nghĩa gì nhỉ? Nếu không giống thì TQ cũng không công nhận. Như tết âm lịch mà người Việt mình mừng các nước khác vẫn gọi là Chinese new year chứ k phải Lunar new year.
nhd1986
TÍCH CỰC
3 năm
@austin_1st Bạn nói chính xác, đa phần tôn giáo là hướng thiện, NHƯNG, đó chỉ là suy nghĩ và mong muốn của những người có đạo. Lằn ranh giữa việc chỉ đơn thuần hướng thiện và hướng thiện kèm theo trục lợi (định hướng dư luận, tâm trí, lòng tin, kết bè kết phái thôn tính dân tộc hoặc các cá nhân khác, thậm chí là cả luật pháp của một đất nước) là rất mỏng manh, nó có thể xảy ra ở các chi nhánh, một bộ phận, nhưng tệ hơn cả là xảy ra ngày từ đầu não mà các chi nhánh còn không hề hay biết. Chưa nói, tội lớn nhất của các thống lĩnh tôn giáo là ngụy tạo kinh sách, phức tạp hóa kinh sách, loại bỏ các lời răn dạy gốc theo một cách có vẻ rất hợp lý, khiến cho dân chúng lầm đường lạc lối, lạc giữa rừng thông tin, mất rất nhiều thời gian trong việc phát triển tinh thần yêu thương cao cả, đây là tội lớn nhất và nặng nhất.
nhd1986
TÍCH CỰC
3 năm
@austin_1st Sẽ không có chuyện dung hòa đến mất nét riêng đâu bạn, trừ phi bị ai đó có dã tâm diệt chủng. Bạn để ý, VN là một ví dụ rõ ràng, tuy là một quốc gia nhưng có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng. Nếu nói về phân vùng địa lý, mỗi khu vực lại có một tiếng nói khác đi ít nhiều. Còn nữa, bạn cũng đừng nhẹ dạ mà nghĩ rằng dân chúng không chịu trách nhiệm cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và đổ hết lên đầu nhà cầm quyền. Đúng, nhà cầm quyền họ có sức ảnh hưởng một cách mạnh mẽ, giống như báo chí và tôn giáo vậy, sẽ định hướng dư luận và lòng tin trong dân chúng theo điều mà họ tin tưởng. Nếu người dân ở đó thực sự có chính kiến riêng và khó lay chuyển, họ sẽ không bao giờ nghe theo và hành động một cách thiếu suy xét. Nhưng nếu người dân hành xử như một bầy cừu thì sao? Tất cả người dân của họ, giả sử không phải nguồn gốc tạo ra xu thế nhưng vì thiếu chính kiến mà cổ xúy xu thế đó để rồi hành xử một cách lệch lạc, hùa nhau chống lại các dân tộc khác, quốc gia khác, thì trách nhiệm họ cũng phải gánh lấy cùng với nhà cầm quyền.
Cowboyz
TÍCH CỰC
3 năm
@austin_1st Công ty mình văn phòng tại Singapore, nhân viên đa quốc gia. Nó là một nhánh của một tập đoàn của Nhật. CEO mỗi năm đều có thư chúc Tết, có cả bản tiếng Việt.
@Cowboyz Văn hóa Nhật luôn coi trọng truyền thống, mấy cháu nhà mình ở Nhật vẫn đc học tiếng Viêt 1 buổi trong tuần và không phải quốc gia nào cũng cẩn trọng trong cách dùng từ như họ.
TQ cũng tính vơ áo dài của VN thành của nó mà... Lạ gì nữa!
Cho bà con dẫn chứng luôn! Mất công nói tin giả, tin bịa nữa...
TQ nghĩ mình cái rún vũ trụ, là TRUNG tâm Tinh HOA thế giới! Nhưng tất nhiên 1 dân tộc, 1 quốc gia ko thể sinh ra mọi thứ hay ho của thế giới! Cách tốt nhất là nhận vơ tinh hoa thế giới là của mình...
Kim Chi của Hàn, Áo Dài, Nón lá của VN, đỉnh Everest từ Nepal, tàu điện cao tốc của Nhật, Thanh toán điện tử của Mỹ, mua sắm qua mạng của Anh... và tất nhiên là biển Đông của các nước Đông Nam Á...
https://thanhnien.vn/van-hoa/bao-trung-quoc-goi-non-la-ao-dai-viet-nam-la-phong-cach-trung-quoc-1150932.html

Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là 'phong cách Trung Quốc'

Mới đây, mạng xã hội lan truyền bài viết của tờ China Daily đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là 'phong cách Trung Quốc ' khiến nhiều người phẫn nộ.
thanhnien.vn

https://zingnews.vn/trung-quoc-nhan-vo-tu-dai-phat-minh-moi-post771713.html
Đây là 1 chiến lược dài hơi của TQ để biến của người khác thành của mình, từ vật chất, phát minh đến các giá trị văn hoa phi vật thể...
"Lộng giả thành chân"! Nói dối liên tục thì 1 ngày nào đó sẽ thành chân lý! Hitler áp dụng thành công vì độc quyền tin tức đến tai người Đức...
Nhưng vấn đề là hiện nay, TQ ko nắm truyền thông thế giới...
legend94bn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@figerpublic Dân tộc phía nam sông Hoàng Hà không phải tộc Bách Việt à? 😆 vậy người Hán là văn minh lúa nước hay du mục từ đầu? Nếu là văn minh lúa nước thì bọn nó ở phía nam sông Hoàng Hà từ đầu hay về sau chiếm được?
Phát biểu mâu thuẫn!
figerpublic
ĐẠI BÀNG
3 năm
@legend94bn Các bộ tộc Bách Việt ở phía nam sông Hoàng Hà trồng lúa nước thì họ mới dùng âm lịch chứ sao nữa. Người Hán chủ yếu trồng lúa mì và lúa mạch. Ông mới là người phát biểu mâu thuẩn. "Bị người Hán đồng hóa từ Hán tộc du mục thành trồng lúa nước à?" Không hiểu ông có vấn đề gì không mà nói câu này, câu nói khó hiểu.
legend94bn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@figerpublic "Ngày xưa rất xưa vùng đất lưỡng quảng là các dân tộc bách Việt sinh sống, sau này bị người Hán đồng hóa. Âm Lịch và Áo Dài cũng từ đó mà ra." nếu môn ngữ văn tôi không tệ đến nỗi để hiểu câu "bị đồng hóa" này là làm người người có thói quen giống mình chứ không phải ngược lại?
HP_trader
TÍCH CỰC
3 năm
ad rất giống mình, cứ nhắc đến tàu là chỉ muốn Đ.. 😁
sex.png
Hoang Miiu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@HP_trader Nhiều lúc trong đầu nghĩ lung tung thì 1 vài từ trong đầu ra là chuyện thường mà. 😂
conco119
TÍCH CỰC
3 năm
@HP_trader Nhầm 1 vài lần không sao nhưng nhầm lẫn trong rất nhiều bài nó là cố tình.
Là dưa muối đó mà 😀
Emtoi.org
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Baoanh_nghiem VN mình gọi là Dưa muối, cải muối,.....
princez
CAO CẤP
3 năm
Méo hiểu bọn Hàn Xẻng nó tự hào cái gì ở cái món này, năm trước vào siêu thị cũng thấy món này nổi tiếng nên định mua một gói về thử, đã bỏ vào trong giỏ hàng rồi ấy chứ. Nhưng lại thấy có PG mời ăn thử, ăn xong thôi lại bỏ cái gói ấy ra, nói thật cái món đó thà rằng luộc rau cải rồi chấm mắm ớt còn ngon hơn.
figerpublic
ĐẠI BÀNG
3 năm
@AlsmilSP Thì đúng mà, ngon hay dỡ là tùy vào người ăn. Nói chi xa xôi, ở trong cùng gia đình thì có người thấy ngon người thấy dỡ mà. Đó là quan điểm cá nhân thôi, còn nếu lên báo để đánh giá ngon dỡ là sai.
ark_ff9
CAO CẤP
3 năm
@darknessone Chuẩn luôn. Mình thấy bánh chưng và bánh trung thu ở Việt Nam ăn nhạt phèo luôn mà năm nào cũng phải ăn.
@ark_ff9 năm nay chắc ko phải ăn bánh trung thu
Cái này là bệnh nghề nghiệp hay sao mod ơi?

“Việc sử dụng từ ‘xinqi’ làm tên gọi, Bộ hy vọng món Kimchi của Hàn và Pao cai của Trung sex được phân biệt một cách rõ ràng hơn, đồng thời nâng cao nhận thức về món ăn truyền thống của người Hàn trong lòng dân Trung Quốc”.
Screenshot_20210830-142309.png
f gh SE
ĐẠI BÀNG
3 năm
@sskkb do tìm kiếm trên google nhiều quá ấy mà
anfang
TÍCH CỰC
3 năm
Hai nước đó nên dùng tiếng Việt để dễ viết vì pao cai và kimchi đọc, viết khác nhau, không cần đổi tên mất công.
Pao cai của Trung sex được phân biệt một cách rõ ràng hơn, -> gõ hơi nhanh nhưng vẫn có nghĩa 😁
pvtq9
TÍCH CỰC
3 năm
@thanhlonghp Mình không nghĩ sai chính tả vì hai từ Quốc và Sex khác xa nhau
@pvtq9 Sai chứ đáng lẽ nó là: Pao cai của Trung sẽ được chứ k phải "Pao cai của Trung sex được . . ." chắc do bộ gõ có vấn đề
pvtq9
TÍCH CỰC
3 năm
@thanhlonghp Mình không nghĩ là lỗi bộ gõ vì hai từ này khác xa nhau quá. Đang thắc mắc là tại sao có thể gõ ra từ đó được thay vì từ khác. Còn hiển nhiên nội dung đúng phải là của Trung Quốc rồi
Lỗi là bình thường. Nhưng với những chữ nhạy cảm thì tinhte nên có phần mềm kiểm tra trước khi đăng bài sẽ hay hơn.!👍
image.jpg
trung quốc thì cái gì nó chả nhận của nó, trừ corona ra
@hiệp sĩ kanzaki đánh bơm khủng bố chắc cũng tự nhận nốt 😁
tuan 95
CAO CẤP
3 năm
“Việc sử dụng từ ‘xinqi’ làm tên gọi, Bộ hy vọng món Kimchi của Hàn và Pao cai của Trung sex được phân biệt một cách rõ ràng hơn, đồng thời nâng cao nhận thức về món ăn truyền thống của người Hàn trong lòng dân Trung Quốc”.
Trung sex 😆)))))))
@tuan 95 méo hiểu kểu gì , đáng lẽ chữ đó là Trung "Quốc" mà tại sao lại thành "sex" t cũng chịu =))
Cười vô mặt
tuan 95
CAO CẤP
3 năm
@渡辺稲荷 chắc dạo này cav đang lên đó bác
vunt
TÍCH CỰC
3 năm
Thấy cái gì hay hay, nó chả vơ vào. Trước h nó vẫn thế mà. Đấy là bản chất rồi!
@vunt Từ thời thượng cổ luôn
Im lặng đi
app4phone
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bộ hy vọng món Kimchi của Hàn và Pao cai của Trung sex được phân biệt một cách rõ ràng hơn.
Cười vô mặt
hai đất nước với phong trào dân tộc chủ nghĩ hơi thái quá.
@cuhiep môt khi đã ghét nhau thì chỉ có việc dắt nhau ra toà thôi .
@cuhiep Thế là anh Hiệp k biết rồi. Bên Trung Quốc có cái cô nào giả vờ làm thôn nữ chuyên đăng clip trên mạng xã hội làm các đồ đạc, món ăn truyền thống của nước nó mà làm món Bao cai giống hệt Kim chi nhà người ta. Thằng trung quốc cái gì tốt chả vơ vào mình, từ lúc chúng nó nòi ra trên quả đất này đã coi nó là trung tâm vũ trụ rồi. Chữ Trung trong Trung cuốc cũng có hàm ý như thế
ark_ff9
CAO CẤP
3 năm
@cuhiep Bọn Trung và bọn Hàn đều chủ nghĩa dân tộc ngất trời chứ hay ho gì, có điều Trung đông hơn Hàn thôi.
tethien
CAO CẤP
3 năm
Món dưa muối này nước nào chả có. Việt Nam mình cũng đầy mà.
Mà nghe đâu xứ sở nhiều món dưa muối nhất không phải TQ, cũng chả phải Hàn Quốc mà là Thổ Nhĩ Kỳ!

Mà qua chuyện này mình mới thấy dân Việt mình là dễ dãi nhất á. Đi 1 số quán thấy dưa món ăn kèm cũng bị gọi là kim chi.
Bó tay.
Tàu thì nó nhái từ điện thoại máy bay oto đến tên món ăn. K có j là k nhái. Tàu vẫn mãi là tàu
Thôi xong Rubi ơi, chỉnh phím tắt lại Rubi ơi 🤤
Screenshot_20210830-143322~2.png
@️ mig29f ☑️ aa kimochi chứ kimchi gì tầm này nữa
Cười vô mặt
DKez
TÍCH CỰC
3 năm
@️ mig29f ☑️ giờ mới biết rubi cũng ham hố 😁
@DKez Ai cũng có sơ suất bác ạ
Screenshot_20210818-162739~3.png
pvtq9
TÍCH CỰC
3 năm
@️ mig29f ☑️ Mod thích món Trung sex này không?
datvn
TÍCH CỰC
3 năm
Người TQ đúng là chấp vặt
chua1221
ĐẠI BÀNG
3 năm
@datvn Ai mới là người chấp vặt khi dự án xây dựng viện Khổng tự bị dừng lại.
@datvn Riêng vụ này chấp vặt là tụi Hèn Quắc chứ. Dân người ta đó giờ kêu vậy mà cứ đòi bắt người ta kêu khác đấy chứ. Giờ bọn nó qua VN bắt mình gọi mấy thứ dưa muối đồ chua là kim chi xem ông có chửi chết cụ chúng nó không
figerpublic
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thephong280597 Triều đại nhà Lý của Việt Nam sau khi bị thất thế, trốn chạy đến khu vực Triều Tiên và định cư tại đó. Có khi nào món Kim Chi này có nguồn gốc từ VN

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019