Các điều cần biết về Color Picker trên Photoshop: làm việc với màu sắc hiệu quả hơn

Nhà Của Cáo
31/8/2021 13:52Phản hồi: 7
Các điều cần biết về Color Picker trên Photoshop: làm việc với màu sắc hiệu quả hơn
Color Picker - một công cụ có thể nói là xuất hiện và tồn tại cùng với Photoshop từ những ngày đầu phần mềm này được tạo ra. Đây là cửa sổ để anh em chọn màu và làm việc với màu theo nhiều cách khác nhau, ở bài viết này mình sẽ gửi tới anh em một vài lưu ý khi làm việc với Color Picker hiệu quả hơn.



Cách nhìn và đọc thông số trên Color Picker

[​IMG]
Color Picker sẽ có giao diện chính là phần bảng màu bên trái, thanh “hue” kế bên và phần thông số bên phải. Phần bảng màu và khu vực thể hiện hai thông số cơ bản của màu là Saturation (độ đậm nhạt) và Brightness (độ sáng tối).

color_piker_7.jpg
Có thể hiểu bảng màu này là một hệ toạ độ 2 trục với trục đứng là biểu thị độ sáng tối, càng lên cao màu càng sáng hơn, và ngược lại. Trục nằm ngang biểu thị độ đậm nhạt, càng sang phải càng đậm và trái là nhạt.

Từ đây bạn có thể thấy được 2 góc dưới của bảng màu sẽ luôn là màu đen (mức độ tối nhất), góc trên bên trái luôn là màu trắng và góc trên bên phải luôn là màu đậm nhất của “hue”.

color_piker_6.jpg
Từ đó ta có thể đọc được các thông số bên phải theo cách bảng màu thể hiện, đầu tiên là các dòng H, S, B lần lượt sẽ là Hue, Saturation, Brightness. Thanh màu ở giữa là thanh điều chỉnh 360 độ “hue”, bảng màu là để anh em chọn Saturation và Brightness bằng cách mình vừa nói ở trên. RGB là giá trị trên hệ màu RGB, tương tự với LAB, CMYK cũng vậy.

Cuối cùng là mã số của màu ở chỗ có dấu # ví dụ màu trắng sẽ có mã
#ffffff, mỗi màu sẽ có một mã số 6 ký tự gồm số và chữ, chỉ cần nhập đúng mã thì bạn sẽ có màu tương ứng.

Add to Swatches


color_piker_2.png
"Add to Swatches" là cách lưu lại một mã màu nhanh mà bạn thường xuyên sử dụng vào mục “Swatches”, sau đó cần tới màu nào thì cứ vào mà chọn thôi. Khi lưu swatches trên các bản Photoshop phiên bản mới bạn sẽ có tuỳ chọn lưu vào cả Library.

color_piker_1.png
Nói thêm một chút về thư mục “Swatches”, trong đây có lưu rất nhiều màu có sẵn cho anh em chọn, các màu anh em lưu cũng sẽ ở đây, cách mở là window => swatches. Thậm chí anh em có thể xuất file "Swatches" ra để gửi cho người khác bằng cách chuột phải vào “swatches” muốn gửi, bấm “export”, và để “import” cũng tương tự.

Quảng cáo



Color Libraries

color_piker_3.png


color_piker_4.png
Đúng với tên gọi, thì đây chỉ đơn giản là một thư viện màu, với các mã màu từ các nhà sản xuất, hãng in khác nhau, đơn cử nổi tiếng nhất mà mình nghĩ hầu hết các anh em đều biết là Pantone.

Chúng ta vừa tìm hiểu một công cụ mà hầu như ai dùng Photoshop đều phải từng một lần sử dụng, hi vọng anh em sẽ có thêm vài thông tin hữu ích và sẽ làm việc với Color Picker hiệu quả hơn.
7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Không hổ danh phù thủy nhỉ? Hahahaha
Vấn đề còn do mắt mỗi người và màn hình hiển thị nữa. Nhiều khi mình thấy nó đẹp nhưng khách họ xài cái màn dõm thấy nó xấu.
@JerryKist Tùy vào cách bạn làm việc thôi, chụp thì có nhiều mục đích, nếu chụp social post thôi, thì file ra chắc chắn phải xem được trên điện thoại đẹp đã, chưa cần biết khách xem màn hình nào.

Chụp KV các thứ thì họ có mã màu hết bạn ơi làm gì có vụ xem khác hay cùng màn hình.

Còn khách cá nhân bình thường, mình khuyên bạn nên kêu họ xem trên điện thoại, bảo đảm dễ nhìn.
hehe, kiến thức thêm cả mớ. Thanks bạn rất nhiều.
trandaocs
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cảm ơn sự chia sẻ kiến thức của bạn.
ghê thật chuyên gia photoshop có khác
link video die roi b oi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019