Siêu máy tính mạnh nhất nước Mỹ sẽ đưa loài người chiến thắng Covid-19 một lần và mãi mãi?

Siêu máy tính mạnh nhất nước Mỹ sẽ đưa loài người chiến thắng Covid-19 một lần và mãi mãi?
Nếu như các bác sĩ tuyến đầu, trong phòng ICU không chỉ tại Việt Nam và mọi nơi trên thế giới đang ngày đêm chống lại COVID-19, giành lại sự sống cho các bệnh nhân nặng, thì một lực lượng khác cũng đang miệt mài nghiên cứu bào chế các loại thuốc, vaccine, phương pháp nhằm ngăn chặn loại virus đáng sợ này. Trong số đó là các nhà khọc học cùng với hệ thống siêu máy tính sức mạnh 200 pentaflop tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Hoa Kỳ. Liệu cỗ máy với khả năng thực hiện 200 triệu tỷ phép tính mỗi giây có thể giúp loài người đạt được mục tiêu: diệt trừ Covid-19?

TS Head.png

Chúng ta sẽ bắt đầu câu chuyện với một gương mặt mà có thể anh em đã từng đọc ở đâu đó rồi: nhà nghiên cứu thuốc, tiến sĩ Marti Head, một trong những người phụ nữ đang chiến đấu chống lại covid. Chính Head đã từng nhiễm Covid-19 hồi đầu 2020 và phải cách ly ở nhà với đầy đủ những triệu chứng như bao bệnh nhân khác. Trong khoảng thời gian đó, thay vì chỉ nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, bà đã mở một chiến dịch "đi săn" ngay tại nhà. "Con mồi" ở đây chính là thuốc điều trị Covid-19.

Với chuyên môn là một nhà hóa học máy tính, nhiệm vụ của Head từ thời điểm đó tới giờ vẫn là sử dụng các mô hình máy tính phức tạp để tìm ra các phân tử với khả năng phá hủy khả năng lây lan của virus vào cơ thể người. Mục tiêu cuối cùng chính là dựa vào đó để phát triển thành những loại thuốc hiệu quả trị Covid-19.

Head đã có thâm niên nhiều chục năm làm việc tại các công ty dược lớn với công việc chính là tìm ra thuốc chống lại nhiều căn bệnh, bao gồm cả thuốc trị HIV. Tới đầu 2020, cùng với thời điểm phát hiện nhiễm covid, Head đã chuyển sang làm việc tại phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, bang Tennessee, cho phép bà có thể tiếp cận tới một trong những siêu máy tính mạnh nhất thế giới.

TS Bronson.png

Một thành viên khác phải kể tới trong nhóm nghiên cứu tại Oak Ridge là Tiến sĩ Bronson Messer, một nhà nghiên cứu vật lý thiên văn bằng máy tính. Trong giai đoạn 2010 - 2011, Messer từng đảm nhận vị trí Giám đốc nghiên cứu Khoa học tại phòng thí nghiệm Oak Ridge với nhiệm vụ giúp các nhà khoa học khác có thể tận dụng được sức mạnh của siêu máy tính Summit nhằm đạt được mục đích của họ.

Sau đó Messer nghỉ việc tại đây và quay trở lại công việc nghiên cứu của riêng ông. Đến cuối 2019, ông quyết định quay trở lại Oak Ridge bởi ông biết dự án này cần ông. Tuy nhiên, phải 2 tháng sau khi bắt đầu, ông mới nhận thấy sự phức tạp, áp lực và và đầy thách thức của vị trí công tác hiện tại.

Vào tháng 3/2020, cựu tổng thống Trump thành lập Liên minh máy tính hiệu suất cao COVID-19, kết hợp các nhà nghiên cứu cùng làm việc nhằm tìm kiếm giải pháp có liên quan tới Covid-19 thông qua hỗ trợ của 16 siêu máy tính mà Mỹ đang sở hữu, bao gồm cả Summit tại phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge.

Chỉ vài ngày sau đó, Messer ngập trong các dự án, từ việc tìm hiểu Covid tấn công cơ thể người cho tới các dự án nghiên cứu tìm thuốc cứu người. Nhiệm vụ của Messer là đảm bảo các dự án cùng những bộ óc sáng suốt nhất được tận dụng sức mạnh của Summit để nghiên cứu. Tới tháng 4, nhiệm vụ của Messer là dành 3-4 ngày mỗi tuần chỉ để phân bổ thời gian cho các nhà nghiên cứu sử dụng siêu máy tính.

text_1.png

Đã có nhà nghiên cứu, có luôn nhà khoa học máy tính "chạy" siêu máy tính, giờ chúng ta cần có một đại diện của những người đảm bảo siêu máy tính Summit vẫn được chạy, bất chấp tình hình dịch thế nào. Và đó chính là nhiệm vụ của Paul Abston, trưởng nhóm cơ sở hạ tầng và hoạt động tại Oak Ridge.
Với tư cách là một trong những thiết bị nghiên cứu quan trọng nhất, phòng thí nghiệm nơi đặt Summit nằm ngay bên cạnh lưới điện và hệ thống nước của Hoa Kỳ, đảm bảo máy luôn được duy trì online. Paul và đội ngũ cần phải đảm bảo cho các sự cố mất điện, rò rỉ nước và cả việc bùng phát dịch covid ngay trong nghiên cứu được nằm trong vòng kiểm soát. Mỗi ngày, Paul cần đảm bảo siêu máy tính phải luôn "rền vang".

Không cường điệu chút nào khi nói rằng Summit chạy "rền vang". Hệ thống siêu máy tính này chắc chắn không thể nào vận hành một cách nhẹ nhàng như laptop hoặc PC của chúng ta được. Nó được trang bị 9.468 con CPU và 27.756 con GPU, được lưu trữ trong những chiếc tủ có kích thước như một chiếc tủ lạnh, xếp cạnh nhau thành từng hàng và lúc nào cũng phải sẵn sàng nhận lệnh để bắt đầu tính toán. Mỗi tủ này có 18 ngăn kéo, gọi là các node. Mỗi node chứ 2 con CPU và 6 con GPU. Tất cả các phần cứng được liên kết với nhau bởi những sợi cáp tốc độ cao với tổng chiều dài khoảng 280 km (đúng, là kilomet).

Summit1.jpg

Một hệ thống ống dẫn nước từ trên trần nhà xuống để giải nhiệt cho hệ thống, sau đó được bơm trở lại trần nhà và mang nhiệt đi. Cả hệ thống cần khoảng 13MW điện mỗi giờ, tương đương với lượng điện dùng cho hơn 10 ngàn hộ gia đình ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu chia sẻ việc bước vào tòa nhà nơi đặt Summit cho những âm thanh như đang đứng trước một đại dương vậy.

Từ xa, các nhà nghiên cứu có thể ra lệnh cho máy tiến hành tính toán. Tuy nhiên, Summit cũng là máy móc như bao cỗ máy khác và có khả năng những hư hỏng sẽ xuất hiện. Abston tiết lộ rằng mỗi tuần ít nhất cũng có những sự cố về kết nối hoặc vấn đề bộ nhớ, khiến cho công việc của một nhà nghiên cứu nào đó không thể lưu lại được. Chưa hết, hơn 15 ngàn lít nước chạy trong các đường ống khắp căn phòng để làm mát hệ thống có thể sẽ bị rò rỉ.

Summit-supercomputer-side-view-wide-shot.jpg

Thậm chí, những cuộc tấn công mạng cũng chực chờ không chỉ về mặt phần mềm, qua internet mà cả tấn công cả lưới điện bên ngoài. Đó chính là một phần trong số các nhiệm vụ mà Abson cần phải đảm bảo, đòi hỏi phải có mặt tại chỗ để xử lý vấn đề. Và như Head hay Messer, tất cả cũng vì một dự án cộng đồng nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Chưa dừng lại ở đó, nhiệm vụ cũng quan trọng không kém của Abston chính là dự trù cho việc bùng phát dịch tại đây. Abston cho biết trước hết cần phải xác định chính xác số người có mặt trong tòa nhà cùng một lúc. Sau đó đánh giá chi tiết xem công việc của mỗi nhân viên, nếu nhiệm vụ cần làm trong một không gian chật hẹp, Abston sẽ cố gắng chuyển nhân viên đó sang ca làm việc một mình. Và tất nhiên, mọi người sẽ được xét nghiệm bởi cơ sở xét nghiệm Covid-19 có sẵn tại trung tâm vốn khởi động từ khi đại dịch bùng phát.

summit-pmx090121feasupercomputer-001-1629900149.jpg

Còn nhớ hồi tháng 4/2020, mỗi ngày bang Tennessee có thêm hàng trăm ca nhiễm mới. Tới mua thu, con số này lên tới hàng ngày và sang mùa đông, lúc đỉnh điểm có tới 10.000 ca mới mỗi ngày với hơn 100 người chết, đáng buồn là mỗi ngày. Và qua tất cả tới hiện tại, Abston vẫn đảm bảo cho máy vẫn chạy, các nghiên cứu vẫn được tiến hành mà không bị đình trệ. Theo Abstoin, một trong những công việc quan trọng nhất chính là đảm bảo duy trì đủ đội ngũ bởi những bước tiến vững chắc trong công cuộc nghiên cứu với Summit là không thể dừng lại.

text_2.png

Phòng thí nghiệm với tuổi đời lên tới 78 năm này vô tình đã chứng kiến cũng như tham gia rất nhiều sự kiện lịch sử cực kỳ quan trọng không chỉ đối với nước Mỹ mà cả loài người. Hãy ngược dòng thời gian gần 1 thế kỷ trước ở Mỹ, chứng kiến một trang trại 250.000 mét vuông đã biến thành một trong những phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất thế giới cho các dự án tuyệt mật của Mỹ như thế nào.

Clinton_Engineer_Works.png

Năm 1939, Albert Einstein đã viết thư cho Tổng thống Roosevelt cảnh báo về các phản ứng dây chuyền phân hạch sử dụng uranium vốn có khả năng tạo ra một lượng lớn điện năng và ông tin rằng người Đức đang theo đuổi dự án này để chế tạo vũ khí hạt nhân. TT Roosevelt nhận thấy nước Mỹ cần phải hành động và ông ngay lập tức liên hệ tới Thượng nghị sĩ Kenneth McKellar, người đứng đầu Ủy ban phân bổ ngân sách thượng viện với yêu cầu: "Tôi cần phải bơm một lượng tiền lớn để đề phòng chiến tranh. Tôi không muốn cho báo chí và bất cứ ai biết số tiền thực sự là bao nhiêu. Ông giúp tôi chứ?"

Thượng nghĩ sĩ Kenneth không ngần ngại đồng ý lập tức bởi ông đã có giải pháp: một trang trại tại Tennessee - bang quê nhà của ông. Đến năm 1943, Clinton Engineer Works (tiền thân của Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge) đã được thành lập và bắt đầu dự án Manhattan nhằm sản xuất plutonium cấp vũ khí. Hàng loạt các nhà khoa học hàng đầu từ khắp nơi trên nước Mỹ được mời về đây nhận nhiệm vụ.

1200px-Y-12_Shift_Change.jpg

Sau chiến tranh, Oak Ridge tiếp tục là một trung tâm nghiên cứu khoa học. Những năm gần đây, Oak Ridge được biết tới nhiều hơn với những siêu máy tính mạnh nhất của Mỹ. Tốc độ thực hiện các phép tính nhanh ra sao sẽ quyết định năng lực của một siêu máy tính. Sức mạnh đó được đo bằng đơn vị là “FLOP” hay Floating Point Operation. Càng nhiều phép tính thực hiện được trong mỗi giây, siêu máy tính càng mạnh. 1 triệu phép tính mỗi giây là một megaflop. 1 tỷ là một gigaflop và 1 ngàn tỷ là một teraflop. Đối với Summit, con số đó là 200 petaflop, nghĩa là 200 triệu tỷ phép tính mỗi giây.

Theo logic thông thường, máy càng mạnh thì càng phải tốn nhiều điện. Từ năm 2009, các nhà phát triển siêu máy tính đã nhận thấy điều này và họ bắt đầu tìm cách tăng số FLOP nhưng không biến chiếc máy tính thành con quái vật ngốn hàng MW điện năng. Họ nhận thấy rằng GPU là những ứng cử viên tiềm năng bởi sức mạnh tính toán của chúng có thể mạnh gấp 10 lần so với CPU. Vấn đề ở đây là độ chính xác lại không bằng. Đây là vấn đề nghiêm trọng bởi chỉ cần siêu máy tính bỏ sót một phép tính khi thực hiện nghiên cứu loại thuốc quan trọng, cả dự án sẽ vô dụng.

summit-compute-node-cautruc.png

Để giải quyết vấn đề, nhóm liên hệ trực tiếp với NVIDIA đề nghị họ phát triển một con GPU có độ chính xác như CPU. Bằng cách thay đổi loại silicon cùng một số tùy biến khác, NVIDIA đã tạo nên một loại GPU mới vừa có độ chính xác cao trong quá trình tính toán, vừa ít tiêu thụ điện năng. Những con chip này nhanh chóng được sử dụng để chế tạo nên một hệ thống siêu máy tính mới là Titan, mạnh hơn 10 lần so với hệ thống trước đó là Jaguar. Tới 2017, Titan được thay thế bởi Summit, tiếp tục mạnh hơn gấp 10 lần so với Titan và được sử dụng tới hiện tại.

Summit-supercomputer-node-interior.jpg

Tất nhiên, mạnh là tốt nhưng đó không phải là yếu tố quan trọng duy nhất đối với một siêu máy tính. Điều các nhà nghiên cứu cần là chúng phải thông minh nữa. Và lúc này, trí thông minh nhân tạo, cũng là lợi thế lớn nhất của Summit phát huy tác dụng. Với sự hỗ trợ của AI, người tra chỉ cần xây dựng một mô hình tính toán, sau đó yêu cầu siêu máy tính tìm kiếm các mô hình có thể giống với mô hình lập ra ban đầu, đảm bảo mọi tình huống có thể xảy ra đều được mang ra kiểm tra và phân biệt. Nếu máy tính không trả về kết quả mong muốn, người ta dạy nó cách làm đúng hơn.

Nhờ vào một loại vi xử lý đặc biệt khác là tensor core, Summit có thể khả năng machine learning cực kỳ nhanh. Các nhân này cho phép máy tính có thể nhóm và so sánh những dữ liệu có liên quan để nhận diện mối liên kết và xem cách chúng tương tác với nhau. Nếu một nhân xử lý thông thường chỉ trả về kết quả theo request đúng như ban đầu và dừng việc lại ở đó, thì nhân tensor không dừng lại ở đó mà sẽ mở rộng ra những tập dữ liệu khác mà nó cho rằng có liên quan.

text_3.png

Rất nhiều nghiên cứu cần được tiến hành trong nỗ lực chiến thắng Covid-19 đến từ các nhà khoa học khắp nước Mỹ. Tuy nhiên có lẽ 2 trong số những truy vấn quan trọng nhất hiện nay mà siêu máy tính đảm nhiệm chính là: tìm hiểu về cách covid tấn công cơ thể người nhằm hiểu rõ về căn bệnh này, và khám phá cách ngăn chặn virus dựa vào dấu vết của nó.

Tiến sĩ Dan Jacobson cùng đội ngũ của ông là một điển hình trong dự án trả lời các câu hỏi trên. Nhiệm vụ của Jacobson là viết code để chạy trên siêu máy tính nhằm giải thích tại sao virus covid-19 lại có khả năng hành xử mà các bác sĩ chưa từng thấy trước đây. Với chuyên môn là một nhà sinh học máy tính, Jacobson có khả năng giải mã được sự phức tạp của những liên kết giữa các sinh vật sống ở cấp độ tế bào, lý giải nguồn gốc bệnh Alzheimer và tự kỷ từ những tương tác trong não bộ,...

TS Dan.png

Một lý do khác cho vị trí đặc biệt của Jacobson, ông đã theo dõi đại dịch covid-19 này từ lúc trước khi nó bùng phát. Thông qua một số dự án, Jacobson đã từng liên hệ làm việc với đại sứ quán Trung Quốc tại thời điểm những ca đầu tiên tại Vũ Hán được báo cáo. Thời điểm đó, ông đã nghĩ ngay tới những thứ mà nhân loại có thể sẽ gặp phải. Buồn thay, nỗi lo đó đã biến thành hiện thực.

Trong biển dữ liệu, Jacobson phải tìm ra được các mẫu cho thấy mối quan hệ của virus covid bên trong và giữa các tế bào ở cấp độ phân tử. Jacobson cho biết ông muốn tiếp cận ở nhiều khía cạnh nhất có thể: thông tin biểu hiện gen, phản ứng miễn dịch, dữ liệu sinh lý học, dữ liệu di truyền, cấu trúc protein, hồ sơ sức khỏe điện tử, dữ liệu môi trường, vi sinh và cả dữ liệu khám nghiệm tử thi. Tất cả sẽ giúp ông lập được một mô hình hoàn chỉnh những biến đổi của một người từ khi bị nhiễm, diễn tiến và sau đó hồi phục như thế nào, đảm bảo không có một thông tin nào quan trọng nhưng vô tình bị bỏ sót. Rõ ràng, lượng cực lớn dữ liệu cùng những mối liên hệ chồng chéo nhau chỉ có thể nghiên cứu thông qua việc sử dụng các siêu máy tính.

summit-20210416-oak-ridge-national-laboratory-420-1629900155.jpg

Đối với tiến sĩ Head, mục tiêu của bà đặt ra trong nghiên cứu bằng Summit lại là tiêu diệt virus - một thực thể không sống vốn cực kỳ khó khăn để tiêu diệt chúng. Bởi thế, cách tiếp cận của tiến sĩ Head chính là nghiên cứu tìm một loại enzyme có thể cắt chuỗi protein nằm trong tế bào đã bị nhiễm virus thành nhiều mảnh nhỏ hơn, từ đó khiến virus bị ức chế. Để làm được điều đó, bà cần một phân tử nhỏ có hình dạng và kích thước phù hợp nhất để gắn vào trong một rãnh duy nhất nằm trong chuỗi protein đó. Và điều đó sẽ được thuật toán của siêu máy tính đảm nhận.

Chưa hết, chuỗi protein cũng không nằm yên một chỗ để chờ người ta đưa phân tử gắn vào mà thay vào đó, nó luôn chuyển động và nhóm nghiên cứu cần phải hiểu được quy luật của chuyển động này.

text_4.png

Siêu máy tính chỉ hoạt động được khi có người viết code cho nó chạy. Messer nói rằng người ta thường nghĩ là các nhà nghiên cứu chỉ cần đăng nhập vào Summit, sau đó chạy chương trình cài sẵn lên là đã có thể bắt đầu truy vấn, nghiên cứu. Tuy nhiên, tất cả các nhu cầu đều phải cần có người code, thường là một đội. Trên thực tế, họ cần huy động cả các sinh viên mới ra trường để phụ phát triển code.

Cái khó của việc viết các dòng code này chính là hiếm khi nào chỉ có 1 câu trả lời cho cái mà bạn tìm kiếm. Không có chuyện code theo kiểu "nếu - thì", if - then như chúng ta vẫn hình dung bởi không chỉ có duy nhất một câu trả lời mà lắm lúc, người ta còn phải theo dõi cách luồng dữ liệu được tạo ra để thay đổi mô hình hoặc tìm ra hướng để có câu trả lời. Đó cũng là quá trình phức tạp mà các nhà khoa học đang làm để tìm hiểu hết về covid-19.

summit code.jpg

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Jacobson, đầu tiên ông phải đi tìm hiểu làm sao để virus bám vào tế bào. Ông phát hiện rằng Covid sẽ lần theo loại protein gọi là ACE2 - một loại thụ thể điển hình thường được virus chọn để bám vào. Sau khi xem xét thêm hoạt động của các chủng virus corona khác, bao gồm cả virus gây cảm cúm thông thường, ông nhận thấy đa số trong chúng đều nhắm mục tiêu đến các protein trong hệ thống RAS để bắt đầu xâm nhập tế bào. Đối với cơ thể người, RAS chịu trách nhiệm một phần trong việc điều chỉnh huyết áp và cân bằng chất lỏng, điện giải. Và khi đó, Jacobson chọn đây là điểm để bắt đầu lần theo dấu vết tiếp.

Để kiểm chứng lập luận của mình, Jacobson đã dùng Summit để đánh giá biểu hiện gen trong mẫu mô phổi của các bệnh nhân nhiễm lẫn người khỏe mạnh (ban đầu thì việc tìm tới RAS trong khi covid gây bệnh đường hô hấp nên giả thuyết có thể chưa đúng). Sau khi Summit tìm kiếm, tiến hành 2,5 tỷ phép tính, dữ liệu thu về thể hiện chính xác cách các gen quy định quá trình điều hòa bình thường của RAS và các diễn biến thay đổi của chúng do virus covid gây ra. Nghe có vẻ bình thường, nhưng đối với giới nghiên cứu thì đây là một phát hiện lớn trong quá trình tìm hiểu về virus.

text_5.png

Chưa dừng lại ở đó, trong tập dữ liệu khổng lồ từ khả năng tính toán của Summit, các nhà khoa học còn có thể nhìn thấy những biến động khác trong chức năng của tế bào khi nhiễm covid, từ phản ứng viêm, quá trình tổng hợp và phân hủy acid hyaluronic, cân bằng điện giải, đông máu,... và tất cả đều có liên quan theo cách nào đó với RAS. Cũng từ dữ liệu thu được, nhóm phát hiện rằng có sự giao nhau giữa RAS và hệ thống bradykinin vốn đều liên quan tới phản ứng viêm. Sau đó, họ tiếp tục nghiên cứu các tài liệu lâm sàng để hiểu rõ hơn các thay đổi đó sẽ tạo ra điều gì trên bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu của Jacobson đã giúp các nhà khoa học điều chỉnh lại cách họ nhìn nhận về Covid, quan sát nó dưới góc độ một bệnh mạch máu hơn là chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nó như bệnh đường hô hấp. Theo Jacobson, sự rối loạn điều hòa hệ thống bradykinin có thể khiến mạch máu bị rò rỉ - điều này giải thích tại sao các bác sĩ nhận thấy trong phổi của bệnh nhân covid lại có nhiều chất lỏng đến thế.

data-covid-19-2.png

Và rồi dựa vào nghiên cứu của Tiến sĩ Jacobson cùng các nhà khoa học khác, các bác sĩ đã ứng dụng lâm sàng bằng cách chọn Vitamin D (một chất trước đây đã được biết tới với khả năng điều chỉnh RAS) để xem nó có thể giúp ích các bệnh nhân hay không. Đùa chút, mặc dù chỉ ra ngoài và đứng dưới ánh nắng mặt trời chắc chắn sẽ không ngăn được Covid, nhưng có bằng chứng cho thấy nó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của diễn tiến bệnh.

Tương tự như vậy, giả thuyết về tác động cùa Covid đối với hệ thống bradykinin đã dẫn tới việc bào chế và thử nghiệm icatibant, một loại thuốc có tác dụng chống thụ thể bradykinin B2. Mặc dù những loại thuốc này không phải là phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho Covid, nhưng giả thuyết bradykinin đang giúp các bác sĩ hiểu được những gì họ đang thấy.

text_6.png

Và nếu như tiến sĩ Jacobson đang phát hiện nguyên nhân Covid có thể khiến nhiễm trùng diễn tiến nặng trên bệnh nhân, thì tiến sĩ Head lại đang giải quyết vế còn lại của bài toán: tìm một loại thuốc làm giảm mức độ nặng đó. Mặc dù cho tới hiện tại, tiến sĩ Head đã có một số bước tiến khá xa, phát hiện được nhiều ứng cử viên nhưng vẫn chưa có một phương án nào đủ điều kiện để thương mại hóa thành một loại thuốc hiệu quả trong điều trị. Nhiều nguyên nhân có thể kể tới, có thể phân tử mà Head phát hiện trong phòng thí nghiệm chỉ có hiệu quả khi nghiên cứu, hay có thể nó chỉ hoạt động khi tiêm vào chuột nhưng khi bào chế thuốc đường uống thì lại bị tiêu hủy bởi acid trong dạ dày chẳng hạn,...

thuoc_covid.png

Nói về tỷ lệ tìm thấy một phân tử có thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu được đặt ra, bà cho biết "tỷ lệ là 1 phần triệu". Và nhờ có Summit, Tiến sĩ Head hiện đang dẫn đầu trong việc tìm ra 1/triệu này. Nó được gọi là MCULE-5948770040, phân tử vừa có khả năng liên kết và ức chế các enzyme chính của virus. Cuối tháng 3 năm nay, bà đã báo cáo nghiên cứu này và đang được bình duyệt.

Trước sự bùng phát của những biến thể mới, công việc của tiến sĩ Head càng quan trọng hơn. Đến hiện tại, viaccine vẫn có hiệu quả chống lại biến thể mới, như Delta chẳng hạn. Tuy nhiên nếu điều đó không còn đúng nữa đối với biến thể Mu hoặc các biến thể sau này nữa, thì một liệu pháp điều trị bằng thuốc sẽ là lời giải đáp vô cùng quý giá trong cuộc chiến chống lại Covid. Hiểu được vai trò quan trọng của việc điều chế thuốc, hồi tháng 6, chính phủ Mỹ đã công bố gói đầu tư 3 tỷ đô cho các dự án phát triển thuốc như của tiến sĩ Head đang theo đuổi.

Chưa dừng lại ở đó, theo tiến sĩ Head, những nghiên cứu lần này với Summit không chỉ giúp chúng ta có được vũ khí chiến lược chống lại được Covid mà ngoài ra, nó còn còn có thể giúp ích cho những đại dịch khác mà nhân loại có thể đối mặt trong tương lai. Theo bà "chúng ta cần phải có những nền tảng sẵn sàng hoạt động, chúng ta có thể nhờ đó mà phản ứng nhanh hơn với các virus khác như Zika, Ebola, cúm, những chủng coronavirus tiếp theo. Có thể, khi SARS-CoV-3 xuất hiện, miễn là chúng ta có ý chí tiếp tục cảnh giác và nghiên cứu không ngừng, chúng ta sẽ có dữ liều, có nền tảng để bảo vệ nhân loại."

2018-P02723.jpg

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

147 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

trumhonai
ĐẠI BÀNG
3 năm
Yêu quá
@trumhonai Chuyện hoang đường.
Huywads
ĐẠI BÀNG
3 năm
Yêu quá
Cho ChaNi mấy quả little boy là dc
@kungfu9 đừng có cãi với ông đó, phí thời gian của mình thôi =))
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@kungfu9 ở, sao cay cú giùm Mẽo vậy, thì nguời ta cũng đang xài lại cái câu cửa miệng mọi ng hay nói mà.
arsenal911
TÍCH CỰC
3 năm
@Cang_Thị_Đù Cháu ngoan bác hù về lại cái hang pác pó của cháu đi 🤣🤣🤣🤣🤣
Ơn trời biển của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ 😍
@7592minhnguyen Nói thì dài mà cái gì cũng sai.
@Kiến sợ quá Câm họng rồi à !
arsenal911
TÍCH CỰC
3 năm
@Kiến sợ quá @Kiến sợ quá dịch quá thì cháu trốn vô cái hang pắc pó của cháu ra sủa làm gì bị tụi bó khinh bỉ thế cháu 🤣🤣
wegadnie
TÍCH CỰC
3 năm
@Kiến sợ quá Nó chết nhiều vì lúc đó vacxin nó nghiên cứu chưa xong đó bác. Không cần trí tưởng tượng thì bác cũng thấy ta sẽ như thế nào nếu không có vacxin thành quả nghiên cứu của bọn nó.
quan0509
ĐẠI BÀNG
3 năm
Siêu máy tính này của tập đoàn nào phát triển, là điều quan trọng liên quan tới công nghệ thì bài viết này không hề nói tới.
@quan0509 IBM to lù lù kìa
SjuG4
ĐẠI BÀNG
3 năm
@quan0509 Cái tên summit quá nổi tiếng trong lĩnh vực siêu máy tính
@quan0509 Thấy cái logo IBM không? IBM còn cần phải nói nữa à? Summit lại còn phải giới thiệu nữa hay sao🤷‍♂️
quan0509
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Ice Never Dies E không biết, nên mới cần biết rõ ạ. Các bác thông cảm ha!
bài viết quá có tâm, nhưng m ngại đọc vì nó dài quá
@sonhin BB7310 bài này là bài dịch = google chứ ko phải tự viết, nên có nhiều đoạn deep quá chả hiểu gì
Capture.JPG
clltesterr
ĐẠI BÀNG
3 năm
@sskkb dịch thuật thực ra cần rất nhiều não
Cười vô mặt
@clltesterr và tác giả cố tình không dẫn nguồn + nhét nó vào mục DeepTalk để giả bộ rằng mình tự viết 😆
hp2013
TÍCH CỰC
3 năm
@sskkb người đăng bài này lên tinhte mà tự viết được bài này thì nói thật nền khoa học kỹ thuật của vn đã sáng sủa và chúng ta sẽ không còn phải học tài liệu từ tư bản nữa rồi
bienlyber
TÍCH CỰC
3 năm
@hp2013 tìm mãi cái nguồn để vào xem, ko biết sơ suất hay cố tình nữa
Yêu quá
Dài quá đọc mất toi 16p mà chưa hết
Bài hay mà cái giao diện deeptalk như đập hình vào mặt nhức mắt ghê
Mong sớm dập được nạn dịch hiện nay, chứ ngồi nhà giãn cách gần 2 tháng qua, chán lắm òi 😤
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
Summit mạnh nhất thế giới chưa nhỉ 😁
@alexnam Tính số nhân thì cũng gấp 3 thôi bác 😃
alexnam
TÍCH CỰC
3 năm
@Trung Kiên7 bác nói nhân gì bác? nhân CPU hả? tính riêng nhân thì mỗi node con Summit có 2xCPU POWER9 22-core = 44 core, còn con Toduka là 158,976 con A64FX 48 core đấy bác, bác cộng thử xem số nhân gấp mấy nhén :v

mà tính cái này thì chỉ tính tương đối cho vui thôi bác, nên mình mới tính CPU+GPU của summit với tổng CPU Toduka đó chứ

Còn tính công bằng là theo đơn vị FLOPS kìa
@alexnam Summit nó còn gpu nữa mà bác. Mà em cũng ko hiểu cách tính nó lắm :v
Nó tính 6gpu x 80(streamming multiprocessing) x 4068 nodes.
@alexnam Thì nó dựng sau mà.
Với cả tiền nào của đấy thôi, chi phí để build Fugaku cao gấp 4 lần so với Summit 😁
SoyHungry
TÍCH CỰC
3 năm
Dịch bài dùng từ sai rồi nhé. Nếu người ta là Dr. Marti Head. Thì phải gọi là tiến sĩ/bác sĩ/Dr Head. Còn muốn gọi trổng không thì là Marti. Chứ không phải Head
@SoyHungry vì trong bài gốc người ta dùng từ Head.
https://www.popularmechanics.com/science/health/a37384049/can-americas-fastest-supercomputer-defeat-covid-for-good/
SoyHungry
TÍCH CỰC
3 năm
@sskkb trang này được đánh giá là không có reliable 😆
alexnam
TÍCH CỰC
3 năm
@sskkb trên bài ko thấy link gốc nhỉ, bác tìm cách nào ra link gốc ấy bác :v
@alexnam "the secret ingredient is ... nothing" 😁 (Po's father)
với mấy bài kiểu này thì bạn cứ tìm theo tên riêng là ra hết.
summit head oak ridge messer
https://www.google.com/search?q=summit+head+oak+ridge+messer&oq=summit+head+oak+ridge+messer&aqs=chrome.0.69i59.15933j0j7&sourceid=chrome&ie=UTF-8
min_ics
ĐẠI BÀNG
3 năm
Klq nhưng nếu cô tiến sĩ đầu bài cắt tóc nam mặc áo phông đen vs cái jacket đen bên ngoài thì trông không khác gì ê lươn múc @@
bọn TQ sao nó ko chuyển giao kết quả sx con covi này thế nào cho thế giới,quá hiểu nó thì việc tìm ra phương thuốc sẽ nhanh hơn, để loài người nhanh chóng thoát khỏi cái đại dịch ác ôn này??
true_i
ĐẠI BÀNG
3 năm
@abc_8989 Bởi vì nó là Trung Quốc.
@abc_8989 Có thể vì nước sx lại là Mỹ 😕
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@abc_8989 Con Delta thì hỏi Ấn kìa, qua hỏi Ấn chắc có thuốc.

Con Mu thì Mẽo đẻ ra, yên tâm là cuối tháng này Vn nhập Mu về.
pisa
TÍCH CỰC
3 năm
Một bài viết quảng cáo không hơn, toàn tâng bốc các kiểu con số kì vĩ nhưng kết quả chẳng có gì, không phương thuốc hay vaccine hiệu quả nào.
@pisa thực ra bây giờ cũng khó nói lắm, có khi người ta đã tìm ra cách chế vaccine tốt nhất, thuốc điều trị tốt nhất, nhưng vì lợi nhuận dài lâu mà người ta chưa muốn tung ra thì sao. Covid-19 mang tới thảm họa cho rất nhiều người nhưng song song đó cũng có ko ít người hưởng lợi từ nó. Mình nghĩ trong tương lai gần, vaccine xịn hay thuốc điều trị dứt điểm sẽ chưa được công bố ngay đâu. Cũng chỉ là suy nghĩ cá nhân mình thôi, chắc mình hơi lậm thuyết âm mưu
pisa
TÍCH CỰC
3 năm
@O.R.A.N.G.E Cho dù có khống chế được Covid-19 hay không thì thực tế là nghành y dược vẫn ngày càng tăng trưởng cùng với đời sống nâng cao, cùng với chi phí ngày càng đắt đỏ. Xu hướng chuyển sang công nghệ sức khỏe đã có từ trước đại dịch khá lâu, chẳng qua là chờ một thời cơ để đưa toàn bộ loài người vào chỗ lệ thuộc thuốc.
@pisa Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt.
Bài này chả thấy phân tích gì, toàn quảng cáo. Chưa kể dịch bằng google, check không kĩ còn khá nhiều lỗi .
arsenal911
TÍCH CỰC
3 năm
@pisa @pisa ủa mày ở hang pắc pó ra hả con khỉ 🙉, hay là con covid ăn mất não m rồi 😆)))🤣🤣🤣🤣
Ngon. Nước người ta thế chứ 😁

Mình có cái giấy đi đường thôi làm cũng chả xong...bảo sao nc người ta đi trước mình 1-200 năm quả không sai.
Cười vô mặt
VT Nghĩa
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Ga_depzai Ủa chứ tờ trắng không được thì tờ xanh
tranqtuan
ĐẠI BÀNG
3 năm
BKAV hồi trước cũng nói lập trình được thuốc chữa Covid mà :p
Hoan hô Mr Trum
máy này chơi LoL được 60FPS ko nhể
Cười vô mặt

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019