Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ai mới là bên thắng cuộc trong cuộc chiến Apple vs Epic?

ND Minh Đức
10/9/2021 20:57Phản hồi: 302
Ai mới là bên thắng cuộc trong cuộc chiến Apple vs Epic?
Bạn đã nghe "tòa yêu cầu Apple phải cho các nhà phát triển dùng các biện pháp thanh toán khác?", rồi "Epic phải trả hơn 4 triệu đô la cho Apple." sau đó bạn thấy Apple tuyên bố "Chúng tôi đã thắng.... thành công không hề phạm luật...",... Vậy cuối cùng thì trong trận chiến lớn nhất trong giới công nghệ kéo dài từ năm ngoái đến giờ, ai đã dành chiến thắng thực sự?

Đôi khi, tòa án hay cuộc đời, không phải chỉ có quyết định là đúng hay sai, trắng hoặc đen, 1 hoặc 0 mà còn nhiều khía cạnh khác. Điều đó đúng trong tình huống hiện tại của cuộc chiến Apple và Epic.

Sơ một chút về các phán quyết của tòa


Trong phán quyết của tòa án Quận Bắc California, thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers cho rằng việc Apple không cho các nhà phát triển ứng dụng hướng khách hàng tới những cách thanh toán khác đã vi phạm luật cạnh tranh không công bằng của California, từ đó yêu cầu Apple phải cho phép điều này trong vòng 90 ngày tới.

tim-cook-1280.jpg

Đồng thời, thẩm phán Gonzalez Rogers cũng khẳng định rằng Apple không vi phạm luật chống độc quyền trong thị trường game di động. Đồng thời bà cho rằng Epic đã vi phạm hợp đồng với Apple khi cho phép người dùng Fornite thanh toán trực tiếp bằng cổng thanh toán của Epic thay vì dùng in-app Purchase trong iOS của Apple như thỏa thuận ban đầu.

Cũng trong phán quyết, thẩm phán Gonzalez Rogers nói rằng "Epic không thể thuyết phục tòa bằng những lập luận chung chung như vậy" và "Dù tòa nhận thấy mức hoa hồng 30% có vẻ cao, nhưng Epic chẳng phải tranh tụng về mức này cao hay thấp, mà họ thực tế chẳng muốn trả bất cứ khoản hoa hồng nào" Cuối cùng, bà cho rằng "Cuối cùng, Epic Game đã đi quá xa. Hệ quả là hồ sơ về hành vi chống độc quyền mà họ nộp đã không đầy đủ. Epic đã thất bại trong việc chứng minh Apple là một công ty độc quyền trái phép."

Ridley-Scott-Epic-Games-Parody-Apple-1984-Ad-1030x587-1.jpg

Với phán quyết trên, khi người dùng đăng ký hoặc mua một dịch vụ nào đó trong ứng dụng iOS thì thay vì chỉ dùng In-app purchase như xưa giờ, nhà phát triển có thể cho người dùng lựa chọn giao dịch bằng các cổng khác. Như vậy, các nhà phát triển sẽ có thể né được một phần số tiền hoa hồng 30% trên doanh thu phải nộp cho Apple.

Tất nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của Apple. Apple hiện vẫn có quyền yêu cầu hoãn thi hành phán quyết của tòa. Đôi bên có thể sẽ kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Liên bang khu vực 9 và tại đó, một hội đồng gồm 3 thẩm phán sẽ có thể xem xét lại phán quyét lần này. Quá trình này có thể kéo dài lên tới 1 năm. Sau đó nữa, Apple hoặc Epic còn có thể kháng cáo lên Tòa án Tối cáo nếu vẫn chưa đồng ý.

Tạm gác lại các diễn biến pháp lý tiếp theo, tính tới các phán quyết hiện tại của tòa, cả 2 bên đều có quyền tuyên bố chiến thắng một phần.

Các bên nói gì?


Apple cho biết: "Hôm nay, tòa đã khẳng định những điều mà chúng ta đã biết: App Store không vi phạm luật chống độc quyền. Như tòa án đã công nhận "thành công không đồng nghĩa với phạm pháp". Apple phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong mọi phân khúc mà chúng tôi kinh doanh và chúng tôi tin rằng khách hàng và nhà phát triển chọn chúng tôi vì sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi là tốt nhất trên thế giới. Chúng tôi vẫn cam kết đảm bảo App Store là một thị trường an toàn và đáng tin cậy, hỗ trợ cộng đồng nhà phát triển phát triển mạnh và hơn 2,1 triệu việc làm ở Hoa Kỳ và nơi các quy tắc áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người".

twitter_epic.jpg

Quảng cáo



Về phía Epic, sau vụ kiện, CEO Tim Sweeney đã phát biểu trên Epic rằng ông không hài lòng với phán quyết vì nó đã không đi đủ xa trong việc cho phép các công ty hoàn thành các giao dịch bên trong ứng dụng bằng hệ thống thanh toán của riêng họ mà phải hướng khách hàng ra các trang web bên ngoài. Đồng thời, ông khẳng định rằng Fornite sẽ không quay trở lại App Store nếu như những yêu cầu đó được thỏa mãn. “Phán quyết hôm nay không mang lại lợi ích cho các nhà phát triển hay cho người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu."

Bên thắng cuộc: thành công không đồng nghĩa với phạm pháp


Còn nhớ, vấn đề trọng tâm khi Epic kiện Apple chính là mức độ kiểm soát của một công ty công nghệ đối với sản phẩm của công ty đó. Apple đã không cho Epic dùng cửa hàng ứng dụng của họ tự mở để cạnh tranh với Apple ngay trong iOS, đồng thời cũng không cho phép Epic thu tiền trực tiếp từ người dùng khi họ mua skin, vật phẩm trong game. Khi đó Epic cho rằng sự cố chấp của Apple đã cấu thành độc quyền và yêu cầu tòa án tước bỏ một số quyền của Apple đối với iPhone.

timcook.jpg

Do đó dựa trên phán quyết, Apple có quyền tuyên bố chiến thắng khi tòa cho rằng họ không độc quyền trong thị trường kỹ thuật số, cho dù họ có doanh thu rất cao. Phán quyết này phủ định cáo buộc trước đây của các đối thủ vốn cho rằng Apple đã vi phạm luật chống độc quyền.

Cũng trong phán quyết, nữ thẩm phán Gonzalez Rogers cũng đồng tình với Apple rằng Epic đã vi phạm thỏa thuận ban đầu của một nhà phát triển với Apple, yêu cầu Epic phải trả cho Apple 30% trên tổng doanh thu hơn 12 triệu đô mà Epic đã thu được người dùng iOS trong khoảng thời gian 8-10/2020 thông qua cổng thanh toán của họ, cộng với 30% trên toàn bộ doanh thu nào khác mà họ thu từ đó tới giờ.

Quảng cáo


Paul Swanson, một luật sư chuyên về chống độc quyền cho biết: “Đối với Big Tech, họ có thể thở phào nhẹ nhõm vì hôm nay những bức tường trong khu vườn của họ sẽ không sụp đổ, ngay cả khi phán quyết này cố gắng tạo ra một số vết nứt trên bức tường đó. Cú hích quan trọng trong phán quyết của Tòa án là 'thành công không đồng nghĩa với phạm pháp'."

Các nhà phát triển nhỏ sẽ được hưởng lợi?


Một chuyện quan trọng khác trong phán quyết, thẩm phán nói rằng việc Apple không cho phép nhà phát triển hướng người dùng tới những hệ thống thanh toán khác là chống cạnh tranh và yêu cầu Apple phải cho phép các nhà phát triển được phép làm điều đó.

Tạm thời, hãy cứ cho rằng Apple buộc phải cho phép điều đó thì sao? Kết quả có thể dễ dàng nhận thấy, một khi Apple mở đường cho các nhà phát triển dùng cách thanh toán khác ngoài In-App Purchase, doanh thu của Apple sẽ bị giảm một phần nào đó. Vậy thì phần đó là bao nhiêu tiếp tục là câu hỏi được đặc ra. Chắc chắn, con số đó có thể lên tới hàng triệu đô la đối với một chợ ứng dụng khổng lồ với doanh thu lên tới gần 20 tỷ đô như App Store (số liệu năm 2020)

106893222-1623085611095Screen-Shot-2021-06-07-at-1-04-44-PM-png.jpeg

Thoạt nhìn, quyết định này có thể khiến người ta dễ dàng suy nghĩ rằng các nhà phát triển ứng dụng sẽ được hưởng lợi khi không cần phải trả tiền hoa hồng cho Apple nữa. Nhưng trên thực tế, chỉ những nhà phát triển đã có sẵn một cổng thanh toán, một chợ ứng dụng như Epic mới hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định này. Ngược lại, đối với các nhà phát triển nhỏ, không có chợ ứng dụng hay cổng thanh toán riêng xây dựng trước giờ, họ vẫn sẽ sử dụng In-App Purchase cho đơn giản.

Tất nhiên, sau này có thể vẫn sẽ có những cổng thanh toán dịch vụ được mở ra dành cho các nhà phát triển nhỏ, nhưng rồi họ vẫn sẽ thu phí để vận hành, ăn hòa hồng dựa trên các giao dịch đước thực hiện qua cổng của họ. Lúc đó, các nhà phát triển nhỏ phải quan tâm, làm thêm nhiều công việc hơn, bao gồm cả việc gởi sự an toàn của những giao dịch từ khách hàng vào các cổng thanh toán đó thay vì giao hết cho Apple làm như xưa giờ.

Rất nhanh sau khi có thông tin này, một người phát triển ứng dụng đã nói trên Reddit rằng "Với tư cách là một nhà phát triển, tôi hoàn toàn hài lòng với kết quả này. Được cấp phép không ứng dụng nào của tôi sử dụng IAP, nhưng có tùy chọn để hướng người dùng tiềm năng đến trang web để mua hàng hoặc quản lý tài khoản của họ là một điều tốt. Mặc dù thành thật mà nói, tôi sẽ không bao giờ làm điều đó bởi vì bạn phải là một tên ngốc (hoặc một công ty lớn) muốn tự mình gánh vác trách nhiệm quản lý hệ thống thanh toán. Trước đây tôi đã làm điều đó. Chẳng vui chút nào đâu."

Lời kêu gọi "Cách mạng" của Epic khi xưa đâu rồi?


[​IMG]
Có lẽ, phát biểu trên đây đã phản ánh rất thực tế những viễn cảnh mà chúng ta sẽ thấy được nếu quyết định của tòa lần này được thực thi. Và còn nhớ trước đây khi khởi kiện, Epic bên cạnh kêu gọi sự ủng hộ từ các game thủ nhỏ tuổi dựa trên lý lẽ rằng vụ kiện chống lại Apple của họ là để giúp các game thủ này bớt phải gánh tiền gián tiếp từ khoản "sưu cao thuế nặng của Apple", thì Epic còn tuyên bố vụ kiện sẽ bảo vệ cho các nhà phát triển nhỏ khỏi khoản hoa hồng "cắt cổ" của Apple. Vậy điều đó liệu có đúng?

Trên thực tế, trong nhiều năm nay các nhà phát triển nhỏ đã nói về mức phí được cho là quá cao mà họ phải trả cho Apple. Đáp lại điều này, từ năm ngoái, Apple đã giảm một nửa hoa hồng, xuống chỉ còn 15% đối với các nhà phát triển có doanh thu mỗi năm từ 1 triệu đô trở xuống. Động thái này được báo cáo là được áp dụng tới 98% các nhà phát triển vốn đang trả hoa hồng cho Apple, tuy nhiên hầu như không ảnh hưởng tới lợi nhuận của Apple. Theo một ước tính từ hãng thống kê dữ liệu ứng dụng, các nhà phát triển nhỏ này chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu App Store.

Trong khi đó, các công ty lớn vẫn sẽ tiếp tục trả khoảng 30% hoa hồng và họ vẫn tiếp tục theo đuổi, kiện tụng mà Epic là điển hình.

Những thách thức phía trước dành cho Apple


hero-image.fill.size_1248x702.v1631296507.jpg

Trên thực tế, vụ kiện với Epic không phải vấn đề duy nhất mà Apple phải đối mặt. Liên minh châu Âu, Anh và Ấn Độ cũng đang điều tra sự thống trị của Apple App Store tại quốc gia của họ. Thẩm phán Gonzalez Rogers chuẩn bị xử một vụ kiện khác từ những người tiêu dùng đang yêu cầu những hành động pháp lý bởi rằng hoa hồng trên App Store của Apple là bất hợp pháp.

Tháng trước, Hàn Quốc cũng đã thông qua luật yêu cầu các chợ ứng dụng cho phép khách hàng thanh toán qua nhiều cổng thanh toán khác. Vài tuần trước, một cuộc điều tra của Ủy ban thúc đẩy Công bằng Thương mại của Nhật, Apple đã đồng ý cho phép một số ứng dụng bao gồm cả Netflix, Spotify,... được bỏ một liên kết trong ứng dụng của họ để dẫn người dùng tới các phương thức thanh toán bên ngoài."

Apple gần đây cũng đã giải quyết một vụ kiện mà trong thỏa thuận sau cùng, Apple đã trả 100 triệu đô và đồng ý cho các nhà phát triển này thông báo cho khách hàng bằng email về các cách thanh toán khác cho dịch vụ của họ bên ngoài IAP.

Tất nhiên, sẽ còn nhiều vấn đề đối với các nhà phát triển "lớn" khác mà Apple sẽ phải đối diện, điển hình là nhiều khả năng Epic sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện lần này. Suy cho cùng, âu cũng là điều thường gặp đối với một công ty công nghệ lớn như Apple. Chờ xem thời gian tới ra sao nhé anh em.

Tham khảo 9to5mac, Cnet, Mashable, FP
302 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, đội ngũ pháp lý của Apple sẽ còn phải rất đau đầu để đối phó với các vụ kiện trên cấp độ toàn cầu thế này.
@hypous Năm nào chả cả nghìn vụ. 😆
@phucius @phucius
Are you male or female?
A. Female
B. Female
@Kiến sợ quá C. both A and B
@D.lord double female, female plus or super female
Cười vô mặt
w810i
CAO CẤP
3 năm
30% đúng là con số cao, nhưng kiếm ăn trên nền tảng của người ta mà muốn nuốt trọn thì chơi dơ quá.
Đẹp nhất là áp tỉ lệ ăn chia theo cấp bậc, ví dụ đạt 1tr lượt tải thì giảm ăn chia xuống còn 8/2 chẳng hạn, fair hơn nhiều.
@M r M i n h Bạn ko biết Epic ko nghĩa là ng khác cũng vậy. Nếu ai xài Iphone cũng phải biết Epic và cài epic thì vụ kiện này Iphone đ có cửa thắng.
kientran317
ĐẠI BÀNG
3 năm
@w810i Will you be happy to use Internet Explorer on Windows forever? That’s point, it’s anti-trust law. Back to 199x other companies take Microsoft to the court because Microsoft install IE on Windows 🙂
@SamsungGalaxy Ủa bạn ơi "những cty như Epic" có kiện Apple không? Bạn tổ lái cái gì vậy? Đang nói câu chuyện Epic kiện Apple mà đem các công ty "như Epic" vô nói thì có liên quan gì? Vụ kiện này nguyên đơn là Epic, bạn lại đi mượn danh "những cty như Epic" vô để nói. Vòng qua vòng lại cuối cùng vẫn quay về chiêu đánh tráo khái niệm.

Mà mình đang hỏi ngược lại bạn là không lẽ cả hệ sinh thái Apple chỉ phụ thuộc vô Epic thôi à, nhưng hình như bạn không đủ năng lực để hiểu được ý nghĩa câu hỏi này. Mình đánh giá hơi cao Sam fan rồi.
w810i
CAO CẤP
3 năm
@kientran317 Cậu thực sự nghĩ cái ví dụ của cậu tương quan với chuyện này à? 😆
Cậu hiểu TV mà phải ko? Chứ ko hiểu sao đọc dc mà rep 😉
Nói nhiều quá còn thằng Google Play nữa, nó có khác gì đâu
GiT
TÍCH CỰC
3 năm
@Micron C Để trust được trong iOS là cả một quá trình rất lằng nhằng, chưa kể phải có máy tính và sử dụng thành thạo, cũng như app bị hạn chế thời gian sử dụng, cũng như nhiều app được trust xong vẫn crash là bình thường. Với bạn thì có thể dễ, nhưng với người khác nói dễ hơn làm.
@Micron C Hai lần paid cùng một app đây, 1 trên gg và 1 trên paypro kênh riêng của dev
Screenshot_20210912-104456_Neutron Player.png
VuongKhanq
TÍCH CỰC
3 năm
@GiT Thì người ta dẫn chứng cho bạn là cài được hay không được chứ k lạm bàn về trải nghiệm 😁

Nói ios k cài được là sai, nhưng trải nghiệm hay độ an toàn thì nằm ngoài tiêu chuẩn của ios. Như Android bạn cài từ store khác hay fike apk là tùy bạn, nhưng Google cũng k chịu trách nhiệm với hành động đó của bạn!
@GiT Tôi thì không có ý đinh tranh luận về việc này chỉ thấy bản thân cài quá dễ. Đâu có phúc tạp gì đâu bạn! Click vào link, chờ cài xong, vào tin tưởng xong là xài!
manhtantg
TÍCH CỰC
3 năm
cái chợ tui lập ra, phai tuân theo qui tắc của tui, không thich tui ko cho thuê chổ
@huygapro Vô hiệu hoá suốt, mà thay đổi quá dễ, nên gần như không ảnh hưởng mấy!
M r M i n h
ĐẠI BÀNG
3 năm
@GiT Mày muốn nó như cái chợ google toàn thứ rác rưởi à 😆)
kientran317
ĐẠI BÀNG
3 năm
@manhtantg Will you be happy to use Internet Explorer on Windows forever? That’s point, it’s anti-trust law. Back to 199x other companies take Microsoft to th court because Microsoft install IE on Windows 🙂
GiT
TÍCH CỰC
3 năm
@M r M i n h Bạn vô văn hóa, mình xin phép block bạn!
Trích lời 1 Dev trên Reddit: " thành thật mà nói, tôi sẽ không bao giờ làm điều đó bởi vì bạn phải là một tên ngốc (hoặc một công ty lớn) muốn tự mình gánh vác trách nhiệm quản lý hệ thống thanh toán. Trước đây tôi đã làm điều đó. Chẳng vui chút nào đâu."

Theo lời anh này nói thì sáng giờ tôi thấy khá nhiều "tên ngốc" ở trên Tinh Tế này rồi đấy (hay công ty lớn vào Tinh Tế xem bài nhỉ 😁) Thậm chí có tên ngốc còn bảo là tương lai tất cả app sẽ thanh toán bên ngoài hết để ko chia cho Apple xu nào ^^
@ngoinhala Đứng ở vị trí người mua nói gì chả được 🙂
amanhunt
TÍCH CỰC
3 năm
@vnstockguru Nghe như kênh thanh toán với Telco 😁
kientran317
ĐẠI BÀNG
3 năm
@dualshoсk Will you be happy to use Internet Explorer on Windows forever? That’s point, it’s anti-trust law. Back to 199x other companies take Microsoft to the court because Microsoft install IE on Windows 🙂
@kientran317 Đang thể hiện giỏi tiếng Anh à bạn ?
Theshy114
TÍCH CỰC
3 năm
Cái appstore hái ra tiền nên ông nào cũng muốn một miếng.
cona88
ĐẠI BÀNG
3 năm
@6922723pro App ngon cũng một phần nhờ vào chính sách của Apple. Như android hoặc windows nhìn vào cái chợ. Nó tởm như thế nào
@cona88 Chính sách là do người đặt ra, không liên quan đến phần mềm hay phần cứng gì cả. Apple đâu có thu phí “chính sách duyệt app” 😆
@QuanLyNhaNghi =)))) ông có biết thế nào là độc quyền thế nào là cạnh tranh ko lành mạnh bằng vị thế không? =))))
Lên Reddit đọc thì toàn thấy tụi nó chúc mừng epic phá vỡ thế độc quyền của apple. Mấy ông tinhte thấy apple thua thì khóc vl đ hiểu kiểu gì? Trong khi apple nó hút máu 2 đầu cả dev cả người dùng. Không có dev bán máu có cái nồi apple ngày hôm nay? Liệu có thằng nào mua iphone 13 chỉ có app của apple thôi không?
@tuanminh9889 toàn mấy thằng nâng bi không đó bạn, thông cảm
VuongKhanq
TÍCH CỰC
3 năm
@Flirtflock Lấy gì làm cơ sở là nếu Apple bỏ khoản 30% thì Dev sẽ giảm 30% cho người dùng?!

Mình cũng có thể giả định là Apple bỏ khoản đó thì Dev sẽ bỏ túi riêng thêm 30% và người dùng vẫn thế thôi, chưa kể thanh toán ngoài sẽ làm tăng rủi ro lộ thông tin!
@paNda[fg] Cơ sở là nếu dev không giảm 30% so với thanh toán của apple thì user chắc chắn sẽ chọn của apple. Còn rủi ro lộ thông tin thì cái nào cũng có, apple cũng không tránh khỏi, các dịch vụ thanh toán khác như paypal đủ sức bảo mật.
Flirtflock
TÍCH CỰC
3 năm
@paNda[fg] Nếu thế thì tôi thanh toán trực tiếp qua apple chứ thanh toán qua EPIC làm gì hả bạn ? Chắc chắn Epic muốn lôi kéo khách hàng thanh toán trực tiếp cho nó thì phải giảm giá , tung các chương trình khuyến mãi . Có thể ko giảm hẳn 30% nhưng chắc chắn sẽ phải ngon hơn thanh toán trực tiếp qua apple . Nói chung cả Epic , người đều dc lợi nếu thanh toán qua Epic .
tanakakb
ĐẠI BÀNG
3 năm
Vụ này cũng kịch tính như vụ sao kê trên mxh =))))
kungfu9
CAO CẤP
3 năm
@tanakakb [​IMG]
klq: tim cook đang xài khẩu trang lg phải không?
Ngày nào còn đứng lên nhân danh chính nghĩa, nhưng bản chất thì đâu thể chối bỏ được đâu Epic 😆)
kientran317
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MID217 Will you be happy to use Internet Explorer on Windows forever? That’s point, it’s anti-trust law. Back to 199x other companies take Microsoft to the court because Microsoft install IE on Windows 🙂
Cái mà thằng epic muốn là đc mở chợ ứng dụng riêng trên iOS kìa. Vì nó có rất nhiều đầu game mobile và hoàn toàn có thể mở 1 chợ chuyên về game như epic store trên PC. Nói chung đến giờ chiến thắng của epic mới chỉ đc 1 phần phụ, mục tiêu chính thì coi như fail rồi ngoại trừ kháng cáo thành công. Nhưng toà kết luận ko đủ chứng cứ thì cũng khó.
Mình xài iphone nhưng ủng hộ việc mở cho các store ngoài như bên android.
@Nghêu Nghêu Tiêu cực hay tích cực thì tùy mỗi người cảm nhận, nhưng không thể phủ nhận cái tốt của nó được
@M r M i n h Nếu người dùng muốn an toàn thì cứ tiếp tục dùng app từ appstore của apple thôi. Có gì đâu. Mình nghĩ nếu có mở cho store khác thì appstore vẫn là mặc định và người dùng cơ bản vẫn sẽ xài appstore, còn nếu muốn cài app khác ko có trên appstore thì do it at your own risk thôi.

Mình ủng hộ vì khi có nhiều lựa chọn về store ứng dụng thì sẽ có sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng hoặc giảm giá giữa các store. Bạn nghĩ thằng epic gà mờ đến mức ko quản lý được store do nó tự mở để app rác app lừa đảo sống đc trên đó? Nhìn qua thị trường store chơi game trên pc là thấy, game thủ hưởng lợi rất nhiều từ sự cạnh tranh giữa epic store và steam.

Mà thôi cái này quan điểm cá nhân nhiều hơn là chuyện đúng sai. Mình thích có nhiều lựa chọn (phải đánh đổi một chút bằng việc phải tự biết cách bảo vệ mình), người khác thích đóng kín cửa an toàn. Ai thích gì thì tuỳ thôi. Toà cũng phán quyết rồi, giờ là chuyện epic có kháng cáo thành công hay ko thôi.
M r M i n h
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Nghêu Nghêu Mình đang nói cả bộ app chứ không riêng gì thằng nào đâu.
@M r M i n h Chuyện Cả bộ app thì android nhiều app rác hơn là vì:
- người dùng android quá đông nên nhiều app hơn —> app rác nhiều hơn
- google quản lý playstore dễ dãi hơn, lỏng lẻo hơn
- android ko dùng cơ chế sandbox như ios, bảo mật có thể kém hơn ios —> dễ lừa đảo hơn
Những cái này ko liên quan đến việc cho phép mở nhiều chợ ứng dụng.
_ Epic đơn giản là không muốn bỏ tiền, vậy thôi. Từ trước tới nay, hầu hết các nền tảng bán phầm mềm và bản cứng của phần mềm / game (băng, đĩa, đĩa cd bluray etc) qua cửa hàng trực tuyến hay cửa hàng thực / showroom thì đều thu 20-30% phí cả rồi, là mặt bằng chung của thị trường. Giờ 1 cty lớn doanh thu lớn nó muốn đặt bán phần mềm ở cửa hàng của bạn, đặt sản phẩm của họ lên kệ trước mặt bạn nhưng không đóng 1 xu nào, còn kiện bạn độc quyền ??? WTF
Cười vô mặt
@iceteazz Vấn đề là thằng chủ siêu thị cấm ko cho siêu thị khác mở ra để cạnh tranh. Như ông điện nc nhà mình vậy😆😆
@iceteazz Tưởng tượng ios là 1 thành phố.
Nó mở ra 1 cái chợ.
Tiêu cực phát sinh ở 2 điểm:
1. nó thu phí kiosk nhưng vẫn xén thêm 30% giá trị hàng bán.
2. nó không cho mở cái chợ thứ 2 trong thành phố.

Ở điểm 1, lẽ ra 30% giá trị hàng bán phải về tay người bán hàng, không phải ban quản lý chợ —> toà kết luận ĐỘC QUYỀN.
Bạn đã sai khi kết luận appstore là 1 cửa hàng, nó là 1 cái chợ quy tụ nhiều cửa hàng chứ ko phải cửa hàng. Và kết luận đã nằm ở phía toà án, rất rõ ràng. Toà án họ có thống kê doanh thu và phân tích thị trường cũng như dữ liệu từ nhiều bên để kết luận. Chứ không phải ngồi phải cào phím suy luận khơi khơi như chúng ta.

Ở điểm 2, Epic coi đây là cạnh tranh không lành mạnh. Vì rõ ràng windows và android cho phép mở chợ bên thứ ba —> toà kết luận CHƯA ĐỦ BẰNG CHỨNG. Khả năng cao Epic sẽ kháng cáo.
@T.NC Không phải lo bò trắng răng. Apple bảo mật thanh toán đc thì bên khác cũng làm đc. Thiếu gì nền tảng bên thứ 3 mà vẫn an toàn, uy tín. Paypal thì sao?
kientran317
ĐẠI BÀNG
3 năm
@iceteazz Will you be happy to use Internet Explorer on Windows forever? That’s point, it’s anti-trust law. Back to 199x other companies take Microsoft to the court because Microsoft install IE on Windows 🙂
Về cơ bản mình nghĩ phán quyết này cân bằng cả 2 bên đó. Apple giờ đây phải để người dùng biết có cách thanh toán khác ngoài hệ thống của Táo, tuy nhiên vẫn không bị kết tội độc quyền. Về cơ bản Epic muốn ăn tất cả cơ. Epic là 1 ông lớn có thể tự vận hành hệ thống thanh toán riêng, nên không muốn chia gì cả cho Táo hay Google. Còn các nhà phát hành nhỏ làm sao có khả năng xây dựng hệ thống thanh toán riêng được. Còn cái 30% hoa hồng đắt hay rẻ thì không bàn đến ở đây
@nghaimin ông epic đợt vừa rồi nói 15% hoa hồng mà táo ko ok nhé, vì ok cho 1 ông thì dĩ nhiên phải ok với tất cả những ông còn lại .... đã ăn tiền mặt bằng còn đòi vào tận nhà xén cả doanh thu bán vật phẩm hay gói thuê như ông netflix hay epic ông nào chả tức, như ông mở quán trà sữa ngoài tiền thuê mb vẫn phải trả mà ông bán dc ly trà sữa chủ nhà đòi xén thêm 30% doanh thu ông có chịu ko. 30% doanh thu đó ông mất trắng còn lại 70% là chi phí và phát triển kiêm tiền lời trong đó luôn xem có cay không. Gặp tôi tôi lập liên minh kiện hăng hơn dù thị phần doanh thu trên ios của epic là thấp nhất có 14% mất cũng chả đáng kể.
Phải viết thế này mới đúng Thẩm phán Rogers đã ra phán quyết rằng Apple vi phạm luật chống độc quyền với các chính sách chống chỉ đạo trong App Store, nhưng Apple không phải là công ty độc quyền chứng tỏ Apple vẫn thắng khi chứng tỏ mình không phải là công ty độc quyền chỉ có bị buộc tội độc quyền chính sách trên App Store thôi!
Hành vi vừa thu 30%, vừa cấm họp chợ trên iOS khá giống mấy Trạm thu giá ở xứ Đông Lào.
amanhunt
TÍCH CỰC
3 năm
@From Team B With Love Ít nhất một số trạm thu giá ở Đông Lào còn có lựa chọn khác. Ví dụ tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ bạn có lựa chọn đi QL1 cũ, bé, xấu.
buiphuloc
TÍCH CỰC
3 năm
@amanhunt Thu tiền ngon hơn. Nên ko cần sửa nâng cấp ql1
amanhunt
TÍCH CỰC
3 năm
@buiphuloc Là ví dụ cho dễ hiểu ở câu chuyện Epic vs Apple thôi bác. Trước giờ nhà phát triển phải dùng in-app vì bị bắt buộc, chứ không phải vì nó là cái tốt nhất, duy nhất.
Người thắng là các ltv từ giờ trở đi chứ ai.
Còn người thua chắc chắn là Apple. Epic thì tạm thua 3,5t usd nhưng về lâu dài là họ cũng thắng khi trong tương lai không bị mất 30% hoa Hồng. Apple thì thắng 3,5t usd ở vụ kiện này nhưng sẽ mất hàng tỷ doanh thu từ 30% kia. https://zingnews.vn/apple-co-the-danh-mat-hang-ty-usd-doanh-thu-post1261710.html
@deadknight_1412 Paypal , Master , Visa hay Amazon pay chắc ko đủ khả năng offer deal cho dev đâu nhỉ ? Chỉ Apple mới có thể làm đc điều đó , mỗi tội là cấu 30% mỗi giao dịch .
Cười vô mặt
ohcactus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@T.NC làm gì được bạn. mấy cái momo hay gì thì chỉ là phương thức thanh toán của google thôi, không phải do developer lựa chọn. còn google vẫn ăn 30% như thường.
@ohcactus Momo nào của Google, chém gió vậy
ohcactus
ĐẠI BÀNG
3 năm
@D.lord ý là các phương thức thanh toán do google lựa chọn. còn google vẫn ăn 30%. chứ không phải thanh toán qua momo thì google không ăn được gì.
Epic và những cty lớn khác cũng sẽ ảnh hưởng, sẽ có developer khác tách ra và làm ăn riêng hoặc trực tiếp với Apple.
GiT
TÍCH CỰC
3 năm
@QuảngvănCáo Mình nghĩ ảnh hưởng không nhiều, vì để 1 app được nổi tiếng nhiều người biết đến và sử dụng thì cả một bộ máy vận hành có tổ chức, chứ không thể 1 dev làm hết được. Mấy app nhỏ đơn giản thì còn dễ, chứ những app có sức nặng thì không có đại diện như Epic và mấy cty lớn thì vốn không có, người không đủ, ngồi đấy mà đòi làm ăn riêng. Còn làm việc trực tiếp với AP thì dev làm được đã làm rồi, đã ko phải gia nhập Epic hay những cty lớn khác.
HNTattoo
ĐẠI BÀNG
3 năm
Luật độc quyền bọn mẽo không đơn giản vậy đâu. Kiểu gì nó kiện cáo tùm lum trong nhiều năm tới. Các nước khác cũng có động thái thêm hướng dẫn thanh toán nên xu hướng chung là Apple sẽ không bao giờ thoát được. Nếu cứ bảo nhà tao, tao là luật thì IE trên Windows đời nào bị phạt được.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019