Thứ hai, 11/10/2021, 10:00 (GMT+7)

Trong nhiều lý do chọn bất động sản La Gi làm nơi trú ẩn dòng tiền, ông Phan Đinh Phúc, một nhà đầu tư tại TP HCM phân tích: "Cùng cung biển 60km về phía Nam, 60km về phía Bắc như Long Hải, Hồ Tràm, Phan Thiết đều phát triển và giá trị bất động sản khá cao. Trong khi đó, La Gi vẫn duy trì mặt bằng giá thấp. Dân bất động sản ‘sinh sau đẻ muộn’ như tôi yêu thích điều đó".

Nhà đầu tư này so sánh La Gi như "cô gái chưa dậy thì" và có nhiều tiềm năng để tỏa sáng trong tương lai - đẹp không thua kém bất động sản tại các thành phố du lịch nổi tiếng.

Nhận định của ông Phúc nói riêng và nhiều nhà đầu tư là có cơ sở. Bởi theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, La Gi được xác định là đô thị trung tâm của vùng kinh tế phía Tây Nam Bình Thuận. Thế mạnh của vùng là phát triển công nghiệp tập trung, hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch.

Vùng đất này sở hữu tiềm lực phát triển du lịch mạnh mẽ. Với 28km chiều dài bờ biển, La Gi còn mang vẻ giản dị, mộc mạc với những rặng dương xanh, những ghềnh đá nhô ra ngoài biển cùng không khí náo nhiệt tại các làng chài mỗi buổi sớm. Nét đẹp đó thôi thúc những người yêu thích dịch chuyển tới khám phá.

Không dừng ở lợi thế tự nhiên, La Gi cũng sở hữu những danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa mang giá trị lịch sử như Đồi Dương, bãi biển Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, đảo Hòn Bà... Thị xã có hai di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là dinh Thầy Thím và đình vạn Phước Lộc... Trong đó, lễ hội dinh Thầy Thím là một trong 6 lễ hội lớn của tỉnh Bình Thuận, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm tới chiêm bái.

Ngoài ra, theo Đề án xây dựng Bình Thuận thành trung tâm du lịch - thể thao biển tầm cỡ quốc gia giai đoạn 2021-2025, địa phương sẽ tập trung đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm với các sản phẩm du lịch - thể thao biển đặc trưng tại các khu du lịch dọc theo bãi biển từ huyện Tuy Phong đến thị xã La Gi.

La Gi nằm trên cung đường du lịch - thể thao biển La Gi - Kê Gà - Tiến Thành. Trong tương lai, cung đường này được định hướng phát triển du lịch gắn với hàng loạt hoạt động thể thao biển như motor nước, lướt sóng trên phao, ca nô kéo dù bay, chèo thuyền kayak... "La Gi với lợi thế bờ biển đẹp, khí hậu nhiệt đới ôn hòa, hứa hẹn đáp ứng mô hình thương mại - dịch vụ - du lịch - thể thao biển - trải nghiệm văn hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước", một chuyên gia kỳ vọng.

Bên cạnh đó, thị xã này cũng án ngữ vị trí trung tâm tuyến đường biển đẹp nhất Việt Nam, kéo dài từ Long Hải - Bình Châu - La Gi - Mũi Né dài hơn 150km. Giới đầu tư kỳ vọng trong vài năm tới, 4 điểm đến liên hoàn này sẽ trở thành thiên đường biển lớn nhất Việt Nam.

Theo tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải (Đại học Ngân hàng TP HCM), vị trí này giúp La Gi trở thành trung tâm trung chuyển khách du lịch của toàn bộ trục đường ven biển, đón hàng chục triệu lượt khách mỗi năm, đặc biệt là khách nước ngoài và khách miền Bắc. Với thành phố biển như La Gi, việc giải quyết được câu chuyện thu hút khách sẽ tạo thành đòn bẩy cho sự phát triển của địa phương.

Cùng lộ trình nâng cấp La Gi lên thành phố trước năm 2025, Bình Thuận đang tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng đô thị, giúp La Gi tăng cường khả năng kết nối liên vùng. Thị xã này sẽ hưởng lợi từ nhiều tuyến đường giao thông hiện hữu, như quốc lộ 55 nối 3 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng; hay ĐT.709 - tuyến đường du lịch huyết mạch kết nối thị xã La Gi với huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận.

Nhiều dự án xây dựng đường ven biển, cao tốc mang tầm quốc gia đã được khởi công, hứa hẹn tăng tính kết nối từ các thành phố lớn đến La Gi, như cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, tuyến Hàm Kiệm - Bến Thành, nâng cấp 8 tuyến đường nội tỉnh...

Cuối năm 2020, hai dự án đường ven biển với kinh phí gần 1.600 tỷ đồng cũng được Bình Thuận triển khai để phục vụ phát triển du lịch. Đó là đường ven biển 719B đoạn Kê Gà - Phan Thiết được làm mới, đi qua xã Tiến Thành (Phan Thiết) và huyện Hàm Thuận Nam; dự án nâng cấp, mở rộng đường 719 hiện hữu đoạn Kê Gà – Tân Thiện đi qua hai xã Tân Thành, Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam) và 6 phường xã thuộc thị xã La Gi.

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng kỳ vọng vào sự hình thành của hai công trình trọng điểm là sân bay Phan Thiết và sân bay quốc tế Long Thành. Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam, thị xã La Gi có yếu tố hỗ trợ phát triển tốt do là trung điểm giao giữa các sân bay lớn như sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết. Đặt biệt, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có hai tuyến kết nối trực tiếp với La Gi, giúp việc lưu thông thuận tiện, lộ trình di chuyển đến TP HCM chỉ khoảng 1,5 giờ. Do đó, La Gi có tiềm năng trở thành điểm đến cho khách du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới đầu tư đánh giá, La Gi có nội lực để bứt phá mạnh mẽ do do thuận tiện phát triển du lịch 10/12 tháng. Một khi hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, rút ngắn thời gian di chuyển sẽ giúp La Gi dễ dàng đón hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào định hướng đưa Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia.

Trong bối cảnh quỹ đất vàng ven biển được nhiều giới đầu tư trong và ngoài nước săn tìm ngày càng trở nên khan hiếm, nhiều nhà đầu tư đã dịch chuyển dòng tiền về những thị trường mới giàu tiềm năng phát triển như La Gi để phát triển các dự án phức hợp đô thị thương mại dịch vụ và du lịch biển, đón đầu tiềm năng phát triển khu vực.

Các dự án này không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, đầu tư bất động sản, mà còn được kỳ vọng tạo ra diện mạo mới cho vùng biển với nhiều dịch vụ mới về nghỉ dưỡng, lưu trú... Một trong những cái tên được giới đầu tư quan tâm là Lagi New City – một trong những phức hợp đô thị thương mại dịch vụ và du lịch biển đầu tiên được phát triển ở trung tâm thị xã La Gi.

Phía Đông dự án giáp cảng cá La Gi, phía Tây và phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp đường bến Chương Dương và khu dân cư hiện hữu. Với vị trí đắc địa cùng 1,6km đường bờ biển, hai mặt giáp biển, Lagi New City còn dành 4,2ha diện tích đất cho công viên cây xanh và các công trình công cộng, 4ha thương mại dịch vụ và tích hợp nhiều tiện ích cao cấp như khu mua sắm, khu chợ đêm, nhà hàng view biển, shophouse, nhà trẻ, trường học...

Các dự án này không chỉ hưởng lợi từ du lịch, bởi mới đây, Chính phủ cũng hoàn thành ký kết, rót 1,3 tỷ USD vào cụm kho cảng LNG Sơn Mỹ (huyện Hàm Tân, giáp ranh thị xã La Gi). Theo kế hoạch này, ngoài việc thu hút lượng khách du lịch, với sự phát triển của các dự án khu công nghiệp lớn, La Gi có cơ hội phát triển dân số và dịch vụ khi các dự án công nghiệp như kho cảng LNG Sơn Mỹ, khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 và 2, VSIP La Gi Hàm Tân chỉ cách trung tâm thị xã này 10km. Trong tương lai, các chuyên gia, người lao động sẽ lựa chọn La Gi là nơi cư trú, lập nghiệp.

"Sự xuất hiện của các phức hợp đô thị hiện đại như Lagi New City được kỳ vọng thúc đẩy tiềm năng phát triển khu vực, không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà cả thương mại, dịch vụ, mang lại lợi nhuận lâu dài cho những nhà đầu tư trong tương lai", một chuyên gia đánh giá.

lagi new city
 
 

Nội dung: Hoài Phong - Thiết kế: Thái Hưng.