Thế giới học được gì từ Nhật Bản qua chuyện già hóa dân số

Lê Q Khánh
15/12/2021 8:12Phản hồi: 96
Thế giới học được gì từ Nhật Bản qua chuyện già hóa dân số

Đất nước của hai giai thoại

Có hai câu chuyện thường được kể về Nhật Bản. Câu chuyện đầu tiên nói về một Nhật Bản đang suy tàn, với dân số ngày càng giảm và già đi, lấy đi phần sức sống gần như đã cạn kiệt của đất nước này. Câu chuyện thứ hai nói về một xã hội hấp dẫn, siêu chức năng, hơi lập dị - một nơi thú vị để ăn sushi hoặc khám phá các nền văn hóa phụ kỳ lạ và đầy lôi cuốn, nhưng ít liên quan đến thế giới bên ngoài. Cả hai câu chuyện đều khiến người ta bỏ qua Nhật Bản. Nhưng đó là một sai lầm.



Nhật Bản không phải là một quốc gia ngoại lệ, tách biệt hoàn toàn với phần còn lại như người ta thường nghĩ. Nhật Bản đúng hơn là một quốc gia đi tiền trạm. Nhiều thách thức mà đất nước này phải đối mặt đã tác động đến các quốc gia khác, hoặc sẽ sớm tác động, trong đó có tốc độ già hóa dân số nhanh chóng và nguy cơ thiên tai. Thực tế là Nhật Bản đã sớm trải qua những vấn đề khiến nước này trở thành một phòng thí nghiệm hữu ích để thế giới quan sát các tác động của chúng và tìm ra cách ứng phó.

Học cách sống chung với nguy cơ

Bài học đầu tiên là các xã hội phải học cách chung sống với các nguy cơ. Khi khí hậu thay đổi và các hiểm họa tự nhiên gia tăng, các quốc gia cần phải có khả năng hồi phục từ những cú sốc. Kinh nghiệm đau thương đã khiến Nhật Bản phải đầu tư vào khả năng phục hồi. Các cây cầu và tòa nhà được xây dựng theo những cách mới để chống động đất. Sau trận động đất lớn xảy ra ở Kobe vào năm 1995, khiến nhiều người không có nước, thành phố này đã xây dựng một hệ thống dự trữ nước ngầm đủ cung cấp cho người dân trong 12 ngày.


japanaging_7.jpg
Nhiều người Nhật hiểu rằng ứng phó với thiên tai dịch bệnh là chuyện của tất cả mọi người, không chỉ của riêng nhà nước. Điều đó đã giúp ích rất nhiều trong thời kỳ đại dịch: việc đeo khẩu trang hầu như đã trở nên phổ quát. Trong số các nước thuộc nhóm G7, Nhật Bản có tỷ lệ tử vong do covid-19 thấp nhất và tỷ lệ tiêm vắc-xin lần hai cao nhất.

Bài học thích ứng khi nhân khẩu học thay đổi

Bài học thứ hai là nhân khẩu học rất quan trọng. Hầu hết các xã hội rồi cũng sẽ già đi và nhỏ lại như Nhật Bản. Đến năm 2050, cứ sáu người trên thế giới thì có một người trên 65 tuổi, tăng từ một trong 11 người vào năm 2019. Dân số của 55 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, dự kiến sẽ giảm từ nay đến năm 2050. Dữ liệu gần đây cho thấy quy mô dân số Ấn Độ sẽ sớm thu hẹp lại hơn cả dự đoán.

Phân loại nhân khẩu học đòi hỏi sự chuyển đổi cả về thể chế và hành vi cá nhân. Một trong số đó là gia tăng độ tuổi làm việc. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các công ty giữ nhân viên cho đến khi họ 70 tuổi. Số liệu thống kê cho thấy 33% số người từ 70 đến 74 tuổi hiện có việc làm, tăng so với mức 23% của một thập kỷ trước. Già đi nhưng không đồng nghĩa với sự vô dụng.

japanaging_4.jpg

Thay đổi nhân khẩu học mang lại những thách thức lớn về kinh tế. Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng chậm do dân số ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cuộc sống viên mãn của từng cá nhân người Nhật, bức tranh còn tươi sáng hơn nhiều. Từ 2010 đến 2019, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trên đầu người cao thứ ba trong nhóm G7, chỉ sau Đức và Mỹ.

Nhật Bản là một chủ nợ lớn và là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo tỷ giá hối đoái hiện hành. Người dân Nhật có tuổi thọ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đây là nơi có những nhà đầu tư công nghệ lớn nhất hành tinh và một loạt các thương hiệu toàn cầu, từ Uniqlo đến Nintendo. Kiến thức về robot và cảm biến sẽ giúp các công ty Nhật kiếm tiền từ một loạt các công nghệ công nghiệp mới. Về mặt địa chính trị, Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng giữa Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất và Mỹ, đối tác an ninh quan trọng của nước này.
japanaging_9.jpg

Bài học từ những sai lầm

Những sai lầm của Nhật Bản cũng mang đến một loạt bài học khác. Sống với nhiều nguy cơ khiến việc xác định các ưu tiên trở nên khó khăn hơn. Bản thân phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa tiềm ẩn, Nhật Bản không để mắt đến biến đổi khí hậu, thảm họa lớn nhất đang diễn ra. Cuối cùng, vào năm 2020, Nhật Bản đã cam kết đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, nhưng các chi tiết còn sơ sài. Hi vọng của các chính trị gia về việc khởi động lại các nhà máy hạt nhân đã tan thành mây khói sau thảm họa Fukushima năm 2011; điều này khó có thể thực hiện được chừng nào người dân còn quá lo lắng về sự nguy hiểm của năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, nhiều quan chức vẫn còn hoài nghi về năng lượng tái tạo. Vì vậy, Nhật Bản tiếp tục đốt than, loại nguyên liệu gây ô nhiễm nhất.

Quảng cáo


japanaging_5.jpg

Một cách để đối phó với tình trạng dân số ngày càng thu hẹp lại là tận dụng tối đa sức của mọi người. Nhật Bản sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng của mình khi rất nhiều công dân có trình độ học vấn cao bị hạn chế cơ hội sống theo ý họ. Sự thăng tiến dựa trên thâm niên làm việc tại các công ty truyền thống, kết hợp với sự tôn trọng thái quá những người lớn tuổi, khiến những tiếng nói trẻ trung hơn ít được lắng nghe và do đó ảnh hướng đến sự đổi mới. Đó là lý do tại sao nhiều sinh viên mới tốt nghiệp xuất sắc nhất thích làm việc cho các công ty khởi nghiệp. Nhật Bản đã làm rất tốt việc thu hút nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trong những năm gần đây, nhưng họ vẫn có quá ít cơ hội để vươn lên. Hệ thống lao động hai đường (dual-track: hệ thống hai đường bao gồm một đường nhanh cho quản lý và một đường chậm cho công việc văn thư thông thường; nam giới thường chiếm lĩnh đường nhanh; ai đi đường chậm rất khó để thăng tiến) bẫy những người trẻ tuổi và phụ nữ vào những công việc bán thời gian bấp bênh (từ đó khiến họ ít muốn có con hơn).

japanaging_8.jpg

Bài học cuối cùng là sự tự mãn. Sự thoải mái của cuộc sống hiện tại làm cho người dân ít bị thôi thúc để thay đổi vì một xã hội tươi sáng hơn. Trong khi đó, giới lãnh đạo đất nước với những chính trị gia có tuổi cũng ít nhạy bén hơn với sự thay đổi vì tiếp tục như hiện tại làm cho họ chịu ít áp lực hơn.

Theo The Economist.
96 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cuốn vào công việc, người trẻ thì không chịu đẻ, người già thì vẫn làm việc nhiều, từ lao động chân tay đến trí óc, nhiều người già cũng còn đóng phim nữa v.v…một xã hội làm việc chăm chỉ
@cu dé cụ đó thì chuyên nghiệp quá, già nhưng tác phong làm việc vẫn chuẩn
@vodanhdaisu chuẩn bác
@cu dé Nhờ văn hóa Nhựt bủn mà tui biết cụ Tokuda và cây roi thần thánh
Anh theo em
Ý thức cũng như việc đồng lòng giữa người dân và đường lối của nhà nước trong việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh thì Nhật Bản đúng là vô đối.👍
Cá nhân thấy tệ nhất là dân Mẽo, hay là do nó ỷ lại hệ thống y tế của nó xịn xò nên buông thả nhỉ.😰
vhchode
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Khiemauto nếu có đk nên đi ra nước ngoài sống luôn để VN sạch hơn chút
vhchode
ĐẠI BÀNG
2 năm
@thuanapache hlv giỏi có lẽ giờ thành hòn dai viễn đông roiif
vhchode
ĐẠI BÀNG
2 năm
@truongan9393 thằng đó nguỵ con mà
@vhchode Funny
iamcuong
TÍCH CỰC
2 năm
Tôi thích Bonsai, Cá Koi, Cá vàng của Nhật. Cách họ chơi thể hiện sự tỉ mỉ, bài bản, chơi có nền tảng. Tôi học họ cách gieo hạt thông đen, rồi chăm bẵm uốn cây từ khi bằng que tăm.
sockwave
TÍCH CỰC
2 năm
@iamcuong Họ theo Thần đạo shinto, vạn vật đều có hơi thở và sự sống, do đó tạo nên cái cẩn trọng tỉ mỉ với tất cả mọi thứ.
Không liên quan, nhưng cái lá cờ từ thời xa xưa, đến chế độ phát xít cũ, nhưng họ vẫn 1 mực tự hào, tiếp tục dùng và phát triển nó, chứ không có vụ lấy ra xiên xỏ như mấy con bò việt nam, là thấy ngưỡng mộ lắm rồi.
Mai KhanhBL
ĐẠI BÀNG
2 năm
Xã hội Văn Minh, chăm chỉ...
Do toàn bộ loài người đang phá đi quy luật tự nhiên.

Thường thì tuổi thọ trung bình tự nhiên chỉ khoảng 35-40 tuổi. Nhưng loài người sống gấp đôi gấp 3 liên quan tới nhiều hệ lụy xã hội như thiếu lương thực thực phẩm, giảm chất lượng nòi giống, phá vỡ cân bằng sinh thái...

Nhật Bản là một đặc thù về tính phá vỡ quy luật tự nhiên. Từ bé sinh ra đã phải theo khuôn mẫu, bị tước bỏ sạch sẽ các bản năng, phải làm theo khuôn mẫu. Đến làm tình còn chẳng thiết tha, toàn xem JAV rồi tự sướng. Đất nước vậy sẽ đi về đâu?

Xã hội loài người đang đứng trước nguy cơ diệt vong thấy rõ như trong phim khoa học viễn tưởng. Anh em chuẩn bị tâm lý dần đi là vừa.
@Hoang Miiu Ngay cả thế giới bạn đang sống chắc éo gì đã có thật? Có khi chỉ là một chương trình máy tính gì đó của một sinh vật nào đó dựng nên.

Vì vậy nếu bạn không tin thì cũng chả làm sao cả. Mỗi người có một cách cảm nhận và lý giải riêng nên bạn đừng cười lên quan điểm người khác cũng như đừng đánh giá con người đẹp hay xấu qua cái hậu môn của họ rồi so sánh với cái mặt của bạn rồi nói mặt bạn đẹp hơn.
Hoang Miiu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@p700i Bớt ảo tưởng đi bác, chắc xem tiktok nhiều quá. 😂
Tui đâu có nói tin hay không, cảm nhận hay quản điểm về điều gì mà tui đang nói lên những thực tế trong cuộc sống chứ không phải Ảo Ảo như ai đó rồi vịn vào 1 vài bài báo mà cứ ngáo ngơ như trên mây. 😄
Với lại phản biện cho nó lịch sự vào, cứ như Trẩu ấy. Tui đã thấy Đít của Bác đâu mà biết đẹp hay xấu, khi nào Bác Vô Toilet làm 1 Pô ảnh rồi up lên Avatar để tui chiêm ngưỡng mà so sánh được chớ. Í! Cái Avatar của Bác cũng làm 1 quả căng đét đó mà mỗi tội chưa lộ thiên cho anh em Chiêm Ngưỡng 🤣.
Nghe CĐM mấy năm gần đây nói “Nhật Bản chỉ tốt đẹp khi đi du lịch”. Không biết câu này ở đâu ra? Có đúng không? Và nếu nó không tốt đẹp thì tại sao hàng trăm ngàn dân VN chọn đi xuất khẩu lao động, học tập bên xứ Phù Tang?
CaVangBungBu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Team B Vì những người đó không hiểu một nguyên tắc rất cơ bản bạn ah, đó là nếu làm ra tiền, ở đây là rất nhiều tiền thì sống ở đâu cũng sướng cả. Còn nếu thuộc tầng lớp thu nhập thấp, thì 5-10 triệu 1 tháng ở vn hay 200k-250k yen cũng như nhau thôi. Họ nghe quảng cáo 40 triệu 1 tháng ở jp thấy ham chứ thực sự thu nhập đó chẳng nhiều nhặng j so với mức sống bên đó. Đi đi rồi mới hiểu, cắm mặt mà lam đó chứ làm cho nước ngoài không cà rởn dc đau. Còn ở vn mà thu nhập lên hàng tỷ một tháng, thích thì xin visa đi nc ngoài du lịch, chán phô mai với mùi tương đậu rùi thì về ăn bún mắm, bún bò vn nó sướng hơn bạn.
darkseidDC
ĐẠI BÀNG
2 năm
@CaVangBungBu cũng k đến mức như bạn nói đâu :v so vs đi làm ở vn , đi làm ở nhật vẫn ổn hơn , chi phí sinh hoạt thì cũng chỉ gấp đôi ở hà nội hay sg mà thậm chí thấp hơn nếu bạn biết cách mua sắm và cân đối chi tiêu , trong khi lương lại có thể cao hơn gấp 3 4 lần , nói chung thì nhật vẫn rất đáng để trải nghiệm 😆
tocnhim91
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Team B đúng thôi mà, bạn tự nghĩ xem nếu VN giờ cũng thành điểm của tụi Lào, Cam sang đây lao động. Tự nhiên đường phố giờ tạp nham toàn tụi mọi, thấp cấp hơn mình thì cũng khinh ra mặt thôi
đừng quá lành lùng
Pop-up
TÍCH CỰC
2 năm
cung cấp 1 góc nhìn thực tế . Em cũng nghĩ như anh. Nhật Bản là 1 cuốc gia đi trước và chúng ta có thể học được rất nhiều từ họ mà không phải đóng quá nhiều "học phí". Tuy nhiên có muốn học hay không ở tầm vĩ mô thì lại là 1 câu chuyện mà anh em mình không thể nào biết được 😁 Còn ở vi mô thì sao? Anh có tính viết 1 bài về những điểm mà mỗi cá nhân có thể học và làm theo người Nhật không? E rất thích phong cách của anh, e thấy nó ko dài dòng, đi vào trọng điểm và down to earth.
Fox Tail
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đi làm từ 9-18, về mệt nhừ, ăn uống ngủ nghỉ là hết ngày, t7,cn thì cũng ở nhà mua rượu, bia uống nốt cho qua ngày. Ko già hoá mới lạ.
Đó là công việc văn phòng, làm xoay ca thì khỏi nói rồi.

Ai đi học ở Việt Nam rồi qua nhật thì thấy cảnh mấy đứa nhật chỉ chơi 1 mình, cao lắm 3,4 đứa chơi chung.

Người nước ngoài thì kỳ thị, làm team work thì ko đứa nhật nào muốn vào chung.

Đất nước đi qua làm kiếm tiền thôi.

Đây là ý kiến chủ quan. Nhìn vào số đông thấy vậy
@Fox Tail Mình tìm công ty cũng né công ty Nhật, Hàn, Trung ra. Ưu tiên Sing, Úc, Âu, Mỹ.
T chì thích JAV
Quy Le Anh
TÍCH CỰC
2 năm
Sống bên Nhật mới thấy ngấm mấy cái phân tích này.
alex.hn
CAO CẤP
2 năm
Từ việc già hóa dân số của Nhật Bản, thế giới học được một điều là phải chuẩn bị một lực lượng nữ y tá trẻ đông đảo để làm nhiệm vụ chăm sóc các cụ già. Các cụ già, nhất là các cụ ông, chỉ nhăn nheo vẻ bề ngoài thôi còn các cái khác vẫn rất tốt nhờ khoa học về dinh dưỡng. Nguồn cung nữ y tá trong nước không đủ thì phải nhập khẩu, nhưng yêu cầu đầu tiên là phổi phải to.
(Của đáng tội, VN đang cung cấp rất nhiều nhân công nữ sang Nhật để làm việc trong ngành chăm sóc người già. Nhiều gia đình ở VN có sự quan ngại về môi trường làm việc của các cô gái trẻ ở bên đó)
LYSM
TÍCH CỰC
2 năm
Mình chỉ thích phim Nhật 😃
kevin2211
TÍCH CỰC
2 năm
Thích đi tàu, sashimi và ... =))
dlcky
TÍCH CỰC
2 năm
dịch bài đọc khó chịu thật sự. Cần đọc cả bài và viết lại theo ý hiểu thay vì dịch kiểu word by word như thế này
như trong phim Shin Godzilla khá hay và châm biếm giới chính trị già của nhật.
Nhìn phụ nữ mang bầu rồi đẻ, rồi chăm sóc con cái, tôi cũng thấy mệt dùm họ.
Sinh con rồi sẽ mất đi tự do, ko được làm những gì mình muốn một cách thoải mái, lúc nào cũng phải suy nghĩ chuyện chăm con. Đẻ xong thì cơ thể bị ảnh hưởng, khó lấy lại vóc dáng như cũ, rồi chồng chê chồng chán.
Công việc bị ảnh hưởng sự nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo, rồi 1 đống thứ cần chi cho con cái trong cái bối cảnh giá cả ngày càng leo thang.
Rồi con cái lớn lên, nó ngoan thì may, xui thì nó hại mình luôn.
Nên tâm lý ngại đẻ ngày càng tăng, mọi người h chỉ muốn sống tận hưởng cho bản thân.
@xpresmuzik1307 Ai cũng tư duy như vậy rồi nhân loại sẽ đi đến đường diệt vong.
Balabalo01
ĐẠI BÀNG
2 năm
@xpresmuzik1307 Đây là tư duy của người chưa lập gia đình, chưa có trẻ con thôi, mệt nhưng cưng dã man nhé, ko có con ko hiểu được đâu!
theboss_ht
ĐẠI BÀNG
2 năm
@xpresmuzik1307 cha mẹ bạn mà ngày xưa cũng suy nghĩ như bạn thì giờ mình khỏi rep cmt này rồi
Rất đáng tham khảo những gì Nhật Bản đang trải qua. Già hoá dân số, vv. Thực ra dù dân số nhật suy giảm nhưng chỉ khi kinh tế suy giảm với tốc độ tương đương thì mức sống mới trì trệ hoặc giảm, chứ nhật vẫn tăng trưởng dù thấp thì chia ra đầu người thu nhập vẫn tăng đó
Tất cả vì công việc,làm ngày đêm ko lo việc khác.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019