Croissant: chiếc bánh nhỏ và hành trình trở thành biểu tượng nước Pháp

Rubi Lee
5/1/2022 9:2Phản hồi: 69
Croissant: chiếc bánh nhỏ và hành trình trở thành biểu tượng nước Pháp
Nhắc đến món bánh Croissant (bánh sừng bò), nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nước Pháp. Thế nhưng, ít người biết rằng Croissant thật chất có xuất xứ từ nước Áo, chính đây mới là quốc gia khai sinh ra món bánh này. Thật ra, đến thế kỷ 19, người Pháp vẫn coi món bánh này là một món bánh du nhập, chỉ được bán trong các tiệm bánh đặc biệt của người Vienna ở Paris.

croissant-11.jpeg

Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, Croissant đã nổi tiếng đến mức trở thành loại bánh ngọt điển hình mang tính văn hoá ở thủ đô hoa lệ này, không ai là không biết. Vậy câu chuyện về loài bánh ngọt nổi tiếng nhất thế giới này đến nước Pháp diễn ra như thế nào. Chiếc bánh ngọt nhỏ xíu khiêm tốn quả thật là đã trải qua chặng đường khá dài để trở nên phổ biến như ngày nay.

Khai sinh tại nước Áo với tên gọi Kipferl


Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc món bánh Kipferl của nước Áo, tiền thân của bánh Croissant ngày nay. Trong đó, câu chuyện chiếc bánh Kipferl có hình trăng lưỡi liềm được tạo ra để kỷ niệm chiến thắng của Áo trước quân Ottoman là nổi tiếng nhất. Trong giai đoạn giao chiến ác liệt giữa Đế quốc Áo và Đế quốc Ottoman vào năm 1683. Khi mà đạo quân gồm 100.000 người lính của Thổ đã phá được vòng phòng tuyến nước Áo để bao vây thủ đô Vienna.

croissant-3.jpg

Câu chuyện kể về một người thợ làm bánh, như thói quen thông thường, anh ta dậy sớm để chuẩn bị bánh thì phát hiện ra tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ đang đào hầm bên dưới thành phố. Ngay lập tức anh đã phát chuông thông báo cho quân đội nước Áo, nhờ đó kịp thời ngăn chặn âm mưu đào hầm vào thủ đô Vienna. Hình dạng cong của Kipferl được cho là mô phỏng theo hình trăng lưỡi liềm của lá cờ Ottoman, nhắc nhở người Áo về kẻ thù đáng gờm một thời. Đồng thời, thể hiện tinh thần bất khuất của nước Áo khi đã chống lại thế lực xâm lược hùng mạnh.

[​IMG]

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng lại cho thấy Kipferl đã xuất hiện từ rất lâu trước sự kiện quân Ottoman vây hãm thành Vienna. Một số tài liệu lịch sử đề cập bánh Kipferl là món quà giáng sinh mà những người thợ làm bánh ở Vienna làm tặng cho công tước Leopold vào năm 1227. Nói chung, chiếc bánh này đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước ở Áo với tên gọi là Kipferl.

Kipferl theo cách làm truyền thống được làm bằng sữa, bột mì, đường, bơ và một chút muối. Khác với Croissant được làm từ bột bánh ngàn lớp nên có độ xốp, phồng nhất định. Kipferl có vị ngọt hơn, ruột đặc hơn và ít bơ hơn so với loài bánh Pháp.

Du nhập vào Pháp


croissant-6.jpg

Công chúa nước Áo -Marie Antoinette được cho là người đã đem bánh Kipferl đến Pháp khi bà kết hôn cùng thái tử nước này vào năm 1770. Hoàng hậu Marie cũng là một trong những vị hoàng gia nổi tiếng với nhiều giai thoại và nhiều tác phẩm nói về cuộc đời của bà. Tương truyền rằng, cô công chúa Marie được gả sang Pháp trong một cuộc hôn nhân chính trị khi mới 14 tuổi. Phải sống xa gia đình từ khi còn khá nhỏ, Marie lúc nào cũng nhớ đến những món ăn quê hương, trong đó có món bánh Kipferl. Để làm chiều lòng Marie, các đầu bếp trong cung điện đã mô phỏng lại món bánh dân dã Kipferl nhưng được biến tấu lại thành phiên bản cầu kỳ để phù hợp với bàn ăn hoàng gia. Dần dần Croissant đã ra đời.

croissant-2.jpg

Quảng cáo



Tuy nhiên, các nhà sử học thì lại phủ nhận câu chuyện này, bởi tài liệu cho thấy món bánh này chỉ trở nên phổ biến ở Pháp vào giữa thế kỷ 19. Họ cho rằng sự xuất hiện của Kipferl là nhờ một tiệm bánh người Vienna ở Paris vào năm 1837-1839. Theo đó, người doanh nhân người Áo đó có tên là August Zang, ông cùng một người khác đã mở ra tiệm bánh kiểu Vienna đầu tiện ở thủ đô Paris. Bằng khả năng kinh doanh của mình, tiệm bánh và cả món bánh Kipferl đã trở nên nổi tiếng với người dân Paris.

Cơn sốt bánh của người Paris


August Zang có một chiếc lò nướng hơi nước được cấp bằng sáng chế, vì thế bánh của tiệm ông lúc nào cũng có độ sáng bóng, ẩm, giòn ngoài, mềm trong thu hút được rất nhiều thực khách. Dần về sau, đây đã trở thành một quy chuẩn chất lượng cho một chiếc bánh sừng bò được xem là ngon.

croissant-4.jpg

Đáng tiếc là tiệm bánh chỉ kinh doanh được 2 năm, sau đó ông August Zang đã quay trở về quê hương. Nhưng đổi lại, ông đã tạo ra cơn sốt bánh viennoiseries (bánh nước kiểu Vienna) cho người dân nơi đây. Hàng loạt tiệm bánh tương tự mọc lên để giải quyết cơn sốt thèm bánh này của người Paris.

Tên gọi Croissant (Kwa-son)


Về tên gọi Croissant, từ này xuất hiện trong từ điển và các văn bản khác từ giữa thế kỷ 19 để chỉ các loại bánh mì làm từ bơ và bột mì có hình dạng lưỡi liềm. Một điều thú vị là cả Croissant trong tiếng Pháp và Kipferl trong tiếng Áo đều có nghĩa là lưỡi liềm.

Quảng cáo



Từ năm 1840, những người thợ làm bánh ở Paris đã sáng tạo để tạo ra những phiên bản của riêng mình nhằm thu hút nhiều khách hàng. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 20 thì món bánh Croissant như chúng ta vẫn biết ngày nay mới thật sự ra đời, theo Chevallier cho biết trong quyển lịch sử Croissant. Bằng chứng rõ ràng nhất là vào thập kỷ đầu của thế kỷ 20, những người thợ làm bánh Pháp mới bắt đầu dùng bột ngàn lớp để tạo ra Croissant.

croissant-3.png

Jim Chevallier - tác giả của cuốn sách lịch sử bánh Croissant cho biết: “Bánh sừng bò bắt đầu với cái tên Kipferl ở Áo nhưng dần đã trở thành món ăn nước Pháp, vào thời điểm khi mà người thợ bắt đầu dùng bột bánh ngàn lớp cho món này. Đây là một sự đổi mới của người Pháp.”

croissant-13.jpg

Dần về sau, họ còn cho thêm men vào phần vỏ bột ngàn lớp, một thành phần chưa từng được dùng trong các loại bánh ngọt, bánh xốp khi đó. Chính điều này đã làm thay đổi đáng kể kết cấu của chiếc bánh Croissant. Khi đó, chiếc bánh làm từ bột ngàn lớp đã hoàn toàn làm lu mờ người tiềm nhiệm của nó. Croissant được bán ở nhiều tiệm bánh, cà phê, vượt khỏi giới hạn các cửa hàng bán bánh theo kiểu Vienna. Đến nay, bạn sẽ rất khó để tìm thấy một tiệm bánh Pháp không có bán món này.

Croissant có phiên bản từ bình dân đến cao cấp


Nếu như trong thế kỷ 19, bánh Croissant là món ăn xa xỉ chỉ dành cho tầng lớp tư sản và các quý tộc Pháp thì đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nó đã trở nên dễ tiếp cận và phổ biến rộng rãi hơn. Lúc này, giá thành của chiếc bánh phù thuộc vào nguyên liệu tạo ra. Ở phiên bản có giá bán rẻ tiền hơn, bơ sử dụng trong chiếc bánh sẽ làm từ bơ thực vật (margarine) hoặc các loại chất béo thay thế khác rẻ hơn, các cạnh lưỡi liềm cũng bo tròn hơn. Trong khi ở phiên bản cao cấp, thợ bánh sẽ dùng bơ nguyên chất, với hình dạng hình tam giác vuông vức hơn.

croissant-8.png

Ngày nay, Croissant đã trở thành món bánh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Pháp. Trong bối cảnh công nghiệp hoá, món bánh này bắt đầu xuất hiện như một sản phẩm do các tập đoàn lớn sản xuất để phân phố bên trong các siêu thị, nhà hàng thức ăn nhanh, sân bay,… Một sự thật đáng ngạc nhiên rằng, nhiều người Pháp mua bánh Croissant không phải từ tiệm bánh truyền thống, chuyên làm bánh mà lại từ siêu thị, được đóng gói trong bao bì nhựa chứa đầy chất bảo quản.

Tiêu chuẩn của một chiếc bánh Croissant ngon


croissant-10.jpg

Cũng như nhiều món ăn khác, người Pháp tỏ ra rất khó tính với các tiêu chuẩn trong món ăn, Croissant cũng không ngoại lệ. Tuy nguyên liệu và công thức làm bánh Croissant khá đơn giản, nhưng chiếc bánh nhỏ này lại ẩn chứa sự tinh tế, cầu kỳ của ấm thực Pháp, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật tốt và tỉ mỉ. Để được xem là một chiếc bánh Croissant đạt chuẩn, mặt cắt bánh phải có nhiều lớp đan xen như mạng nhện, phần ruột nở đều, lớp nào ra lớp nấy, không được dính cục lại. Lớp vỏ ngoài bánh có màu nâu bóng đẹp.

Chìa khoá quyết định một chiếc bánh Croissant ngon chính là bơ. “Bơ rất quan trọng trong quy trình làm bánh Croissant, nó mang lại hương vị và cả kết cấu của chiếc bánh này. Sau đó mới đến phần bột”.

Tại sao một số Croissant hiện nay lại không có hình lưỡi liềm?


croissant-12.jpg

Nhiều người tự hỏi tại sao những chiếc Croissant mua ở Pháp hiện nay đều có hình dạng khá thẳng, chứ không cong như hình lưỡi liềm theo đúng mô tả. Đây cũng là một câu chuyện khá thú vị. Ban đầu, tất cả bánh sừng bò đều được làm theo hình lưỡi liềm và với bơ nguyên chất. Đến giữa thế kỷ 19, bơ thực vật (margarine) được phát minh, với giá thành rẻ hơn và có thời hạn sử dụng lâu hơn bơ nguyên chất, nó đã trở thành một nguyên liệu đáng chú ý cho ngành công nghiệp thực phẩm.

croissant-1.jpg

Thế là, người ta bắt đầu dùng bơ thực vật để giảm giá thành bánh Croissant. Tuy nhiên, người Pháp rất thích cung cấp đầy đủ thông tin về những món ăn mà họ phục vụ, vì vậy những người thợ bánh đã quyết định tạo ra 2 phiên bản cong và thẳng để thực khách có thể phân biệt. Với suy nghĩ bơ thực vật rồi sẽ thay thế được bơ nguyên chất, người Pháp đã ưu ái chiếc bánh có hình dạng lưỡi liềm cho bơ thực vật. Trong khi bánh làm từ bơ nguyên chất có dạng thẳng.

Thời gian đã chứng minh rằng bơ thực vật vẫn không thể thay thế hoàn toàn bơ nguyên chất. Đó là lý do tại sao ở Pháp, những chiếc bánh Croissant thẳng lại phổ biến hơn.

Theo (1), (2), (3), (4)

Quan tâm về nguồn gốc của các loại bánh, mời xem thêm bài: Câu chuyện đằng sau chiếc bánh gừng dịp Giáng Sinh
69 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

khoái khoái món bánh này
@trinhquoctoan Lạ thiệt. Tui ở SG mà từ đó giờ gọi là bánh con cua! Mà cái ruột bên trong nó đặc như bánh mỳ chứ không xốp như trong hình. Loại bánh thẳng thì có thấy nhưng cũng ít chỗ bán. còn về chất lượng bơ thực vật hay bơ động vật thì chẳng thể nào phân biệt được, khả năng lớn là bơ thực vật vì giá thành rẻ.
GigoloXXX
TÍCH CỰC
2 năm
@Nguyen N°5 Cái chú đang nói đúng là bánh con cua nhé, khác với bánh croissant trong bài. Bánh mềm và ruột bánh đặt chứ không như croissant giòn và cấu trúc trăm lớp
7C412404-C108-416A-99E0-303947C36D2E.jpeg
@Nguyen N°5 bánh con cua bạn nói là bánh mì, tạo hình giống giống vậy thôi chứ nó là 1 cục bột, còn bánh này là nhiều lớp bột chồng lên nhau, khác cả bơ nữa. Nên 2 loại là riêng bạn nha
rubi có biết bánh này bán ở đâu ở sg không ?? có thể dẫn mình đi được không ??
@Rubi Lee cám ơn rubi nhiều lắm . có dịp ghé cf tinhte mời rubi lee uống nước cảm tạ
jim90
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nguyễn Chí Danh Bạn lên FB search The CE Pastry, ở Trương Công Định, Quận Tân Bình ấy. Trong những nơi mình đã từng ăn bánh Croissant thì mình cảm thấy ở đây ngon nhất...
@jim90 thanks bạn nhiều
@Rubi Lee Chỗ đó gọi đúng tên là ÂN NAM GOURMET chứ ko phải AN NAM đâu, cửa hàng chuyên bán đồ nhập sang chảnh.
christian08
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tiệm bánh nào có croissant ngon thì chắc chắn từ từ mấy anh Pháp sẽ bu lại, rồi cũng sẽ là nơi offline của mấy ảnh ở xứ người 😂
Bánh cua phải không
@americanoda Bánh cua là VN làm lại nhái hình dạng thôi, cấu trúc bột khác ăn như bánh mì ngọt hình cua, croissant cách làm khác, vị khác hoàn toàn.
hutieunai
TÍCH CỰC
2 năm
@americanoda Khác bạn ạh, cán 3 lần bơ, nhìn chung cơ bản là rất khó làm.
Rubi ơi , bánh nào mà kèm theo vị ngọt là anh chịu đó
@tin tức thời sự hot nhất Này béo nữa
@Rubi Lee Béo thui chứ đừng béo nữa em , anh sợ béo nữa lắm hỉu không rubi lee
@Rubi Lee Bên Úc cũng thấy nhiều người ăn bánh này, shop mình thì gọi là plain croissant tức là chỉ mỗi nó thôi. Còn có ham and cheese croissant nữa. Có khi hôm nào gom hết bánh lại rồi review một bữa ha.
ngbaoan
ĐẠI BÀNG
2 năm
SG đầy chỗ bán, nói đến croissant là cũng phải nói đến "chocolatine", "pain au raisin", và gần đây nhất là "frangipane" với bánh cho lễ Ba Vua (sau Giáng Sinh)

ví dụ một nơi:
https://www.foodbooking.com/ordering/restaurant/menu?company_uid=fc08f0f4-f1cd-4fb8-8e65-2f22d001b022&restaurant_uid=90435950-f324-4412-a7d1-fb42089dc680&facebook=true
Screen Shot 2022-01-06 at 11.16.14.jpg
@ngbaoan ôi, đúng lễ là hôm nay luôn. năm nay lại chả có bánh gì mà ăn.
huntinglion
ĐẠI BÀNG
2 năm
@ngbaoan Để bữa nào đặt ăn thử. Chứ mấy cái bánh này ở mấy tiệm VN không ngon và thơm bằng ở Pháp.
ở nhà toàn gọi bánh sừng "trâu". nghe tên "bánh sừng bò" thấy hơi lạ.
@Phi-Nhan do VN thuần hóa là trâu thôi chứ bên nước ngoài bò phổ biến hơn.
hutieunai
TÍCH CỰC
2 năm
Bánh sừng bò hạnh nhân mới ra lò đeee .
Ôi nhớ những buổi sáng với Croissant & cốc sữa nóng trong phòng ấm, còn bên ngời là tuyết rơi ...
hồi hơn 20 năm trc mấy tiệm bánh lớn hay bán bánh này ( đúng hơn hồi đó tiệm bánh ngọt chỉ có cái bánh 3 màu , bánh mặt người và bánh này cùng mấy cái bong lan này kia thôi ) . lúc đó thấy người lớn hay gọi nôm na bánh này là bánh c*t bò . vì hình nó giống bãi *** bò =]]]
mỗi khi ra khu vực quận 1, tui đều mua bánh này ở tous les jours. ăn một cách ngon lành giữa phố thị.
tuannd30
TÍCH CỰC
2 năm
Việt Nam là bánh cua
hippo86
ĐẠI BÀNG
2 năm
@tuannd30 bánh con cua là bánh khác.
bánh sừng trâu =))
Sao bằng bánh chà bông kẹp của vn 🤣
Xá Xíu
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bánh sừng trâu
1 trong những loại bánh mà anh thích ăn nhất 😁👍
nhờ đó bánh mỳ việt nam được vang xa
Croissant tôi làm đây 😁
z2736706191167_ba73cf8fcdbdcf6cd7dc65d3c02fd8be.jpg
@largo_kent Nhìn ngon quáaa
Mình ra tiệm cũng chỉ dám nhờ người ta lấy giúp cái bánh này, cái bánh kia. Tên gọi thì botay.org

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019