Tin nhắn RCS và tầm quan trọng của nó với cuộc sống hiện đại

Ng Minh Hằng
31/1/2022 4:32Phản hồi: 47
Tin nhắn RCS và tầm quan trọng của nó với cuộc sống hiện đại
Từ trước tới nay, kiểu nhắn tin truyền thống có mất phí bằng tin nhắn SMS (Short Message Services - dịch vụ tin nhắn ngắn) và MMS (Multimedia Messaging Services - dịch vụ tin nhắn đa phương tiện) đều rất quen thuộc với người dùng bởi nó thuộc về các nền tảng nhắn tin phổ thông, dựa trên thông tin và dữ liệu thông thường. Còn với RCS, ở những ứng dụng nhắn tin này, chúng ta còn có thể linh hoạt lựa chọn theo ý thích giữa nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng Internet với chức năng nâng cao hơn, ví dụ như WhatsApp, Telegram, Signal... Với những ứng dụng nhắn tin RCS, bạn không phải đăng ký dịch vụ mất phí với bên thứ ba (phía nhà mạng), chỉ khi nào không có đường truyền Internet thì tin nhắn RCS sẽ tự động trở thành tin nhắn SMS thông thường nên bạn sẽ không phải quá lo là tin nhắn không được gửi đi.

google-messages.jpg

RCS sẽ khiến tin nhắn văn bản thành cuộc trò chuyện phong phú hơn khi cả bạn và người nhận được hỗ trợ RCS. Dễ hình dung nhất là cách mà Apple đang làm với iMessage nhưng thay vì yêu cầu một chiếc điện thoại hay hệ điều hành cố định, RCS sẽ thoải mái cho phép tải về và sử dụng trên nhiều loại điện thoại lẫn hệ điều hành.

Vậy RCS là gì?


RCS, viết tắt của Rich Communication Services, là cách thức nhắn tin miễn phí qua Internet giữa các nhà mạng với nhau, ví dụ sinh động chính là iMessage của iOS hay ứng dụng WhatsApp.

Ra mắt lần đầu vào năm 2007, RCS là một kiểu nhắn tin mới được thiết kế khá thân thiện, nâng tầm trò chuyện lên rất nhiều so với ứng dụng nhắn tin SMS trên điện thoại di động. RCS được xây dựng để cung cấp nhiều tính năng hơn so với các tiêu chuẩn cũ trước đó, ví dụ như bạn có thể quan sát được đầu dây bên kia đang trong chế độ “tying - đang nhắn tin”hay đã đọc tin nhắn rồi chưa, thoải mái với cả một kho chứa rất nhiều ảnh động (GIF) minh họa cảm xúc lẫn sticker (nhãn dán) phong phú, dễ dàng đồng bộ với các thiết bị khác như laptop, PC, tablet... Trong khi đó, nếu so với SMS thông thường phải chịu phí lẫn các hạn chế trong tính năng thì RCS thực sự nhỉnh hơn rất nhiều.

Illustration-1and2-2X.png

Với cấp độ cơ bản thông thường nhất, RCS có giới hạn về số lượng ký tự và chất lượng hình ảnh trong tin nhắn. Tuy nhiên, những ứng dụng này được xây dựng để cho phép chia sẻ video clip, GIF và các loại thông tin khác nhau lẫn vị trí của bạn. Vì RCS sử dụng dữ liệu Internet để gửi nội dung, nên nó cũng có thể được mã hóa, làm cho cuộc hội thoại trở nên an toàn hơn và cũng chặn thư rác tốt hơn. Không giống như SMS truyền thống, RCS có thể được tích hợp với các ứng dụng nghe gọi để sử dụng luôn bên cung cấp dịch vụ, cũng như tự động cập nhật thông tin chia sẻ danh bạ và các nhóm được tạo ở danh bạ. Nếu bạn đã từng sử dụng WhatsApp hay iMessage, bạn ít nhiều đã có trải nghiệm về RCS rồi.

Sự khác nhau giữa RCS và các ứng dụng nhắn tin dựa trên Internet hiện nay là bạn không cần phải đăng ký thông tin nhiều. Để ứng dụng RCS hoạt động thì tất cả những gì bạn cần là số điện thoại, smartphone và nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ RCS. Ở những nhà cung cấp dịch vụ khác nhau thì RCS cũng có những cái tên khác nhau. Bạn có thể tìm thấy nó ở phần nhắn tin nâng cao như RCS Chat, Joyn, Message+, hay SMS+.

google-messages-2-1500x1000.jpg

Tóm tắt nhanh tất cả các tính năng nhắn tin được RCS hỗ trợ


  • Nhắn tin dựa trên cơ sở dữ liệu với SMS / MMS fallback.
  • Nhận và gửi tin nhắn, thông báo đã nhận, chức năng đang soạn tin nhắn.
  • Hình ảnh, GIF, video và các nội dung đa phương tiện.
  • Trò chuyện nhóm.
  • Chuyển tệp theo nhóm.
  • Cuộc gọi thoại IP, cho cá nhân và nhóm.
  • Trao đổi vị trí người dùng
  • Thông tin đã mã hóa và rất an toàn, ứng dụng không liên quan đến việc giải mã và chỉ có nhiệm vụ vận chuyển tin nhắn.
  • Tin nhắn kinh doanh và dịch vụ.

Vậy, điện thoại của tôi có hỗ trợ RCS không?


RCS là phương thức nhắn tin của nhà cung cấp dịch vụ, tuy nhiên có một vài nhà cung cấp chưa tích hợp được nên cần phải điều chỉnh kha khá để RCS hoạt động. Vậy nên sau đó, GSMA tạo ra Universal Profile vào năm 2016 để khắc phục các vấn đề trên. Đây là tập hợp thông tin cần thiết để cung cấp danh sách bao gồm các tính năng và chức năng cần thiết mà RCS có thể hỗ trợ được cho bên nhà sản xuất điện thoại, hay bên thứ ba.

GSMA là gì?

Quảng cáo


GSMA (Global System for Mobile Communications Association, hay tên gốc là Groupe Spécial Mobile) là hiệp hội toàn cầu của các công ty và nhà khai thác mạng, nó tạo ra hồ sơ bao gồm một tập hợp các tính năng RCS mà tất cả các nhà cung cấp dịch vụ này đồng ý cùng hỗ trợ. Hiện có 5 phiên bản của Universal Profile; phiên bản 2.4 mới nhất được xuất bản vào tháng 10/2019.

[​IMG]

Danh sách các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng Universal Profile bao gồm Deutsche Telekom, Google Fi, NTT Docomo, Vodafone... Trong khi đó, Movistar, MetroPCS và 1 số hãng khác vẫn còn sử dụng các tiêu chuẩn Joyn cũ hơn. Tại Hoa Kỳ, 3 nhà cung cấp dịch vụ lớn đều hỗ trợ nhắn tin RCS, nhưng không phải ai cũng sử dụng Universal Profile mà họ có những giải pháp riêng để phát triển sản phẩm. Hiện tại, có hơn 55 nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới hỗ trợ nhắn tin RCS.

Có khoảng một nửa nhà cung cấp các thiết bị di động không có sẵn RCS, nhưng sản phẩm của họ vẫn có cập nhật được những ứng dụng có tính năng tương đương với RCS. Ví dụ như đối với người dùng Android, ứng dụng đề xuất là Google Messages, trước đây từng là Android Messages. Những ứng dụng này tải rất dễ trên Google Play.

google-jibe.jpg

Để hệ điều hành Android gần gũi hơn với RCS, Google đã mua lại Jibe Mobile vào năm 2016, công ty truyền thông hàng đầu vào thời điểm bấy giờ. Công nghệ của Jibe đóng vai trò như cầu nối trung gian, cung cấp các tính năng cần thiết cho phép các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ RCS trên mạng lưới của họ mà không cần phát triển cơ sở hạ tầng riêng. Những nỗ lực với hy vọng tạo nên trải nghiệm nhắn tin RCS thống nhất, Google đã giúp đẩy nhanh quá trình triển khai, trong khi việc sử dụng ứng dụng và chương trình phụ trợ của Google giúp loại bỏ các rào cản dành riêng cho nhà cung cấp dịch vụ đối với khả năng tương tác.

Quảng cáo


Vấn đề với tin nhắn RCS


RCS có thể nói là đàn em của SMS, nhưng để đạt tới mức độ hoàn hảo thì chưa hẳn. Hiện tại, bạn vẫn có thể sẽ gặp phải một số vấn đề bao gồm: vấn đề về bản cập nhật, bị ngắt kết nối bất ngờ, thậm chí không kết nối được. Thế nhưng may thay, những bản vá lỗi nhanh chóng hiện hữu để sửa lỗi trong các tình huống này.

RCS-roadmap-and-standards-1000w-517h.jpg.png

Mặc dù Universal Profile được chấp nhận rộng rãi và các phiên bản RCS vẫn giữ được yếu tố tương thích ngược nhưng sự không thống nhất là một vấn đề lớn. Một số nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như AT&T ở Mỹ, đã tách riêng và tạo nên RCS của riêng họ mà không hề tương thích với các nhà cung cấp dịch vụ khác. Bởi vì thế, các tính năng sẽ không hoạt động được khi tin nhắn được gửi đến người dùng hòa mạng khác.

whatsapp-user-statistics.png

Đây là một trong những lý do chính khiến người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang tập trung vào các ứng dụng nhắn tin đơn giản hóa khác. Chưa kể ở một số nơi, các nhà cung cấp dịch vụ vẫn chưa hỗ trợ nhắn tin RCS. Vì RCS thực sự chưa hoàn thiện nên các ứng dụng của bên thứ ba như là WhatsApp sẽ tiếp tục giữ vững phong độ lâu dài.

Trong lịch sử hình thành, không phải mọi sự triển khai của nhà cung cấp dịch vụ đều hoạt động với các loại smartphone. Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi theo hướng tích cực hơn. Chẳng hạn, Verizon dự kiến sẽ hỗ trợ RCS cho tất cả các thiết bị Android vào năm 2022.

iMessage và WhatsApp


e8e96ba584f51e25f1ac8ffca6fcbcf04a4cb6e8.jpeg

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng nhắn tin tương tự như RCS và còn khá nổi tiếng như: WhatsApp, Telegram, Facebook Messenger, và iMessage. Tất cả đều hỗ trợ nhận và gửi tin nhắn, trò chuyện nhóm và hàng loạt các tùy chọn đa phương tiện khác, thậm chí những ứng dụng này còn hỗ trợ tính năng gọi video. Hầu hết các ứng dụng của bên thứ ba đều cung cấp mã hóa end-to-end, trong khi điều đó không được đảm bảo với RCS.

RCS được thiết kế với hi vọng loại bỏ dần hoàn toàn nhu cầu về các ứng dụng của bên thứ ba. Liệu có được?


Có những ưu và nhược điểm khác của nhắn tin RCS so với các ứng dụng nhắn tin hiện nay. Mặt tích cực, RCS được thiết kế để đơn giản hóa tối đa việc sử dụng và nhanh chóng phổ biến. Trong 1 thế giới lý tưởng, RCS sẽ trở nên phổ biến như SMS, đồng thời cho phép tất cả mọi người dễ dàng thích nghi và sử dụng các tính năng nhắn tin nâng cao chỉ với 1 số điện thoại - 1 ứng dụng duy nhất. Để so sánh, các ứng dụng khác giới hạn phạm vi liên hệ của bạn, có nghĩa là chúng ta phải sử dụng chung 1 ứng dụng hay 1 dịch vụ nào đó để giữ liên lạc với mọi người. Bạn không thể dùng tài khoản WhatsApp để nhắn tin với 1 người bạn đang dùng iMessage, mà cả 2 phải cùng sử dụng một ứng dụng nhắn tin.

Thế nhưng thật không vui vì chính các lý tưởng nói trên đã ngăn cầu nối RCS trở thành giải pháp toàn cầu và phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ và hỗ trợ thiết bị vẫn bị ảnh hưởng bởi những xu hướng phổ thông hơn, cảm thấy khó cạnh tranh với các dịch vụ nhắn tin nổi tiếng vừa cung cấp được hàng loạt tính năng nâng cao lẫn tính toàn cầu. Lúc này, có thể dễ dàng hiểu tại sao người tiêu dùng lại ít quan tâm hơn đến RCS so với một loạt các ứng dụng nhắn tin khác không phải dựa trên dữ liệu hoạt động, bên cung cấp lẫn quốc gia cho phép sử dụng.

Nguồn
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nó thành chuẩn chung của ngành thì tốt.
minhtienbk
TÍCH CỰC
2 năm
@dualshoсk Khi máy của Apple ko hỗ trợ thì chuẩn cũng nằm chờ ko biết đến bao giờ.
Thế Viber, Telegram, KakaoTalk, Snapchat, có phải là RSC không bác
@firework1805 Hình như các app nhắn tin thì được gọi là OTT (Over the Top)
@firework1805 Không nhé, vì tin nhắn viber ko có mạng thì nó ko gửi đc và ko tự động chuyển thành sms
@firework1805 không, bề ngoài thì giống nhau (như chat) nhưng bên trong lại khác nhau.
Vẫn là bắt chước theo apple với chuẩn imess thần thánh thôi. Nhưng android nửa mùa mỗi ông một kiểu nên mãi chẳng tích hợp nổi.

Cũng tương tự như airdrop, chỉ là cái hotspot wifi để gửi thôi mà bao năm qua mỗi hãng mỗi chuẩn để rồi giờ thì người dùng android vẫn phải gửi ảnh qua zalo (ở VN)
@king_of_mar1311 RCS phiên bản đầu tiên ra mắt từ 15/12/2008 mà lại bị gọi là bắt chước. Trong khi iMess ra mắt 12/10/2011.
Nếu nói về sao chép thì tính năng của RCS lấy từ các ứng dụng tin nhắn ra mắt trước đó, và RCS hay ỉMess đều là hậu duệ.
@king_of_mar1311 Chê Android nửa mùa, ko ngờ rằng chính mình lại là ifan nửa mùa kk.
Vmemory
CAO CẤP
2 năm
@nospecial Cập nhật trên Play Store là được rồi. Mình xài Android 9 & 11 vẫn bắn cho nhau được
Screenshot_20220202-223648.jpg
CpT
TÍCH CỰC
2 năm
iMessage, FaceTime & AirDrop: combo thần thánh của iOS mà Android vẫn mãi loay hoay.
@baongocfx mấy cái bác nói là ứng dụng theo máy, Android thậm chí Windows Phone ngày xưa cũng có, bên Android do app riêng của hãng làm tốt hơn hoặc cố giấu nó đi nên ngta ko biết. Android chỉ cần đăng nhập 1 email là dùng đc tất cả ko cần đăng ký hay tải về, app Google dùng gmail, samsung account, Huawei ID, Xiaomi ID... thao tác y như đăng nhập tk icloud vô iphone thôi
minhtienbk
TÍCH CỰC
2 năm
@lazyboy76 Cái “mạng” đó có chuẩn cho tất cả android hay chỉ theo hãng ?
Rồi hãng đó có những đời máy và model nào thì mới hỗ trợ ?
Rồi những model đó bao nhiêu người bật tính năng đó ?

Tổng cộng lại cái “mạng” đó quá nhỏ để có thể thực sự hữu dụng.
@minhtienbk Câu hỏi 1: liên quan đến riêng tư rất lớn nên hiện tại mình quan sát thấy là chỉ theo hãng. Bản thân Apple cũng theo hãng mà, giờ Samsung mà chia sẻ dữ liệu cho hãng khác thì cực kỳ nhiều người phản đối.
Câu hỏi 2: máy cập nhật từ 2020 trở lại là có
Câu hỏi 3: bao nhiêu người bật thì mình không rõ, tính năng này là opt-in, dựa trên lựa chọn của người dùng
Trên Apple là "opt out" từ iOS 13 nên đương nhiên mạng lưới của iOS lớn hơn rồi. Dù biết hay không đến tính năng này thì bạn cũng là 1 phần mạng lưới.
Mình chỉ đề cập về lựa chọn thôi.
lordgon
TÍCH CỰC
2 năm
Ủa min mod k phân biệt được điểm khác nhau giữa rcs và ott rồi đánh đồng 2 cái là một?
Rcs : dịch vụ giao tiếp giàu có 😁 mới nghe thấy nhớ mấy cái “dịch vụ” hùi chưa có dịch ghê…
nếu chỉ để gởi messg thì quá ngon ,nhưng KH còn mún ecosys nữa :group ,network ,emoticon ,resource sharing..
nên tụi viber tele.. vẫn sống phẻ 😁
Apple quá nhiều thứ để hơn phần còn lại: iMess, FaceTime, airdrop
nhiều lúc nó không nhận được ấy, với lại bất tiện ở khi mình dùng 2 sim thì bật mạng sim nào chỉ dùng rcs được sim đó.
RCS hết năm này đến năm khác có thấy nở ra đc đâu. Bao giờ các hãng Android tích hợp mặc định nó vào cái trình nhắn tin của máy đc đây.
RCS là phương thức nhắn tin của nhà cung cấp dịch vụ, tuy nhiên có một vài nhà cung cấp chưa tích hợp được nên cần phải điều chỉnh kha khá để RCS hoạt động

--> Ntn thì là đbrr thôi. Next.
ngghuyy
CAO CẤP
2 năm
Bài dịch khá nhầm lẫn giữa RCS và Instant Message. IM có khá lâu từ khi xuất hiện internet và phát triển lên cả Call, Video Call và iM... trên cùng 1 dịch vụ. Đến trước kia Apple cũng dùng Jabber sau này họ tự Fork riêng ra có lẽ vẫn là core XMPP Jabber cải tiến mà thôi. Tất cả đều là iM hết, còn RCS là sự cố gắng để đưa iM và gói tin GSM để cải thiện khuyết điểm của iM mà thôi, RCS không liên quan gì đến "ai đó" cả. Nên xoá bài viết này đi.
Tin nhắn giờ gần như ko sử dụng. Toàn viber, zalo
ThanhND307
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình đọc bài với hi vọng tìm được thông tin tình hình ở VN thế nào 😃, mãi trả thấy. Dù sao cảm ơn mod vì bài rất nhiều thông tin. Với mình dịch vụ nào cũng được, miễn là kg gây phiền toái, kết nối dễ dàng giữa các nền tảng, cần là dùng được...
cúc bede nhỏ nhen ko thích điều này
Dùng apple không phải suy nghĩ đối phương có mạng hay không. Cứ nhắn chắc chắn đối phương sẽ nhận đc
@Lê Thành Chương Vẫn phải quan tâm đối phương dùng iphone hay không, nếu không tin nhắn là thuần SMS.
RCS cũng vậy, bạn nhắn tin RCS mà đối phương không có thì chỉ nhắn được SMS, còn việc đối phương có RCS hay không thì hệ thống sẽ thông báo cho bạn/làm thay bạn chứ không cần tìm hiểu.
@lazyboy76 Thì đối phương không dùng iphone thì nó là màu xanh lá cây. Còn sms hay imes thì đối phương đều nhận được tin nhắn chứ không bị bỏ lỡ
@Lê Thành Chương RCS thì đối phương cũng không bị bỏ lỡ. Và bạn cũng biết đối phương có RCS hay không.
Thích kiểu XMPP/Jabber hơn. Peer-to-peer, mã hoá hai đầu.
Máy Samsung có lâu rồi mà chẳng ai thèm kích hoạt. Mà kích hoạt rồi xài nó không ổn định. Việc quan trọng thì cứ sms, còn lại xài app cho nó an tâm.
vấn đề ở chỗ là Android phải đẩy tính năng RSC đến nhiều thiết bị càng sớm càng tốt và phải có 1 sự ràng buộc sử dụng nhất định đồng thời làm sao phải lan truyền đc cho nhiều người dùng biết đc và muốn sử dụng như Apple đã làm iMessage, nhưng thật ra thì ở VN thì tỉ lệ người dùng iMessage củng nhiều và củng có vài người kiểu k quan trọng hoặc chưa biết về iMessage là gì.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019