Cá nhân tạo từ tế bào tim người được nghiên cứu với hy vọng trở thành máy tạo nhịp tim

Lê Huyền Vân
16/2/2022 8:6Phản hồi: 9
Cá nhân tạo từ tế bào tim người được nghiên cứu với hy vọng trở thành máy tạo nhịp tim
Cá nhân tạo (cá lai sinh học) có thể di chuyển được phát triển từ các tế bào của tim người, dự án này được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Harvard. Cá nhân tạo này mô phỏng quá trình bơm máu của tim, nó được xem như là một nghiên cứu tiềm năng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tim.


Công trình nghiên cứu này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học bao gồm Keel Yong Lee của Harvard và Sung-Jin Park từ Đại học Emory và Georgia Tech. Họ đã công bố loại cá sinh học này trên tạp chí Science vào ngày 10-2. Một đoạn clip 20 giây quay cận cảnh con cá và chuyển động bơi lội của nó cũng được đăng tải trên Twitter.

ca_nhan_tao_3.jpg
Con cá này hoàn toàn không có ý thức, 100% cơ thể nó là nhân tạo, hình dạng và chuyển động của nó được lấy cảm hứng từ cá ngựa vằn. Nó được cấu thành từ giấy, nhựa, gelatin và hai dải tế bào cơ tim sống của người. Một dải chạy dọc theo bên trái, dải còn lại chạy dọc bên phải của cơ thể. Khi các tế bào ở một bên của cá co lại, các tế bào ở bên kia sẽ giãn ra, sự kéo căng nhịp nhàng này tạo ra chuyển động giúp cá ........ phía trước.

Theo tiến sĩ Keel Yong Lee, chuyển động của cá tương tự máy tạo nhịp tim, nó tự động điều chỉnh tần số và nhịp điệu của các cơn co thắt. "Bằng cách tận dụng tín hiệu điện - cơ tim giữa hai lớp cơ, chúng tôi đã tái tạo chu kỳ mà mỗi cơn co thắt sẽ tự động dẫn đến phản ứng kéo giãn ở phía đối diện”, ông cho biết. Với khả năng này nó sẽ giúp các nhà phát triển tạo ra các máy bơm nhân tạo phức tạp hơn, bên cạnh đó nó cũng cung cấp nền tảng để nghiên cứu bệnh rối loạn nhịp tim.

ca_nhan_tao_2.jpg
Nhà nghiên cứu Sung-Jin Park cho biết dự án của nhóm là giải pháp thay thế tiềm năng cho máy tạo nhịp tim điện tử. Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của các nhà nghiên cứu là tạo ra tim nhân tạo để thay thế cho trái tim bị dị tật ở trẻ em. “Thay vì sử dụng hình ảnh tim làm sơ đồ thiết kế, chúng tôi xác định các nguyên tắc vật lý - sinh học quan trọng giúp tim hoạt động, lấy chúng làm tiêu chuẩn thiết kế rồi tái tạo chúng trong một hệ thống đặc biệt - một con cá nhân tạo biết bơi”, Park nói.

Nhờ các chất dinh dưỡng bổ sung và dung dịch muối giàu glucose, con cá đã bơi suốt hơn ba tháng. Mỗi tế bào tim liên tục được xây dựng lại để duy trì sức khoẻ theo chu kỳ 20 ngày. Con cá sinh học này đã bơi hơn 100 ngày, theo công thức trên nó đã xây dựng lại tế bài được khoảng 5 lần. Đáng chú ý, giống như cơ bắp trong cơ thể sẽ ngày càng được cải thiện nếu được tập thể dục, con cá này bơi càng khoẻ càng nhanh theo giời gian.

Nguồn: Guardian
9 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rất thích xem những bài khoa học như thế này. Đơn giản là nó tạo cho mình hứng thú khi đọc, học được gì đó mới mẻ ngoài sự hiểu biết của mình.
ồ rất hay, y học ngày càng tiến bộ khiến cho con người có tuổi thọ ngày càng cao hơn nhiều nhiều nha 😁
hay
Dai_NB
ĐẠI BÀNG
2 năm
Như vậy theo bài báo thì là các nhà khoa học đang sử dụng cấu trúc cơ của tim để dùng tín hiệu điện điều khiển cơ co/giãn làm cho tấm nhựa (thân con cá) uốn theo
hay quá
hAhaa~
ĐẠI BÀNG
2 năm
Trông cứ ghê ghê các bác ạ :|
làm những cái này tỉ mẩn mà phải kiên nhẫn bỏ xừ. Phục người ta thật :<
Em thích S8Ultra
Yêu quá
Đỉnh quá luôn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019