HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN MÃ HOÁ - THĂNG TRẦM TRONG SUỐT 40 NĂM

will.dp
9/2/2022 10:2Phản hồi: 58
HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN MÃ HOÁ - THĂNG TRẦM TRONG SUỐT 40 NĂM

I - Ý tưởng về tiền mã hoá


Ý tưởng đầu tiên về tiền mã hoá xuất hiện vào cuối những năm 1980 với mong muốn nhen nhóm tạo ra một loại tiền tệ không bị kiểm soát và theo dõi bởi một “đơn vị tập trung quyền lực” (hay nói ngắn gọn là “ngân hàng”) nào. Năm 1995, nhà mật mã học người Mỹ David Chaum đã triển khai một loại tiền mã hóa ẩn danh có tên là Digicash. Đây là một hình thức thanh toán điện tử dưới dạng mật mã. Ban đầu, người dùng sẽ có một phần mềm riêng để rút tiền từ ngân hàng và tiếp đó cần có dạng chìa khóa được mã hóa chuyên biệt trước khi tiến hành gửi đến người nhận.
Bit Gold, tiền thân trực tiếp nhất của Bitcoin, được tạo ra vào năm 1998 bởi Nick Szabo. Loại tiền mã hoá này yêu cầu những người tham gia phải sử dụng tài nguyên máy tính để giải các câu đố mật mã, những người thành công sẽ nhận được phần thưởng. Nếu chúng ta kết hợp ý tưởng của Chaum và Szabo lại với nhau, kết quả có được sẽ là 1 thứ giống với Bitcoin bây giờ.
Nhưng Szabo đã không thể xử lý được lỗi lặp chi (double-spending - được hiểu là cùng 1 khoản tiền được chi cho 2 người cùng lúc) mà không có sự can thiệp của đơn vị quản lý tập trung. Tới hơn một thập kỷ sau, một người hoặc một nhóm nào đó dưới bút danh Satoshi Nakamoto đã cho ra đời một bản cáo bạch (Whitepaper) mang tên “Bitcoin - Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng”. Kể từ ấy, lịch sử của Bitcoin nói riêng và của tiền mã hoá nói chung chính thức bắt đầu.
The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-01.jpg

II - Sự phát triển của tiền mã hoá


Ở thời điểm hiện tại, trong suy nghĩ và cảm nhận của nhiều người, tiền mã hoá là thứ gì đó rất rộng lớn và phức tạp. Nhưng bạn hình dung được không, ở thời điểm sơ khai, nó đơn giản đến mức gặp khó khăn trong vấn đề chứng minh giá trị tồn tại của mình.
Hãy cùng nhìn lại các giai đoạn phát triển của tiền mã hoá nhé!


Giai đoạn 1: Thời kì “Đồ Đá" của Bitcoin (2008-2010)


Vào ngày 31 tháng 10 năm 2008, Satoshi Nakamoto đã tung ra bản cáo bạch có tên “Bitcoin - Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng”, mô tả chức năng của mạng blockchain Bitcoin. Satoshi chính thức bắt đầu dự án Bitcoin vào ngày 18 tháng 8 năm 2008, khi chính thức mua Bitcoin.org. Mặc dù blockchain không phải là chủ đề chính của bài viết này, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng Bitcoin và tất cả các loại tiền mã hoá khác sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu không có công nghệ blockchain.
Satoshi Nakamoto đã khai thác khối đầu tiên của mạng Bitcoin vào ngày 3 tháng 1 năm 2009. Satoshi đã nhúng tiêu đề của tờ báo The Times vào khối đầu tiên để vĩnh viễn ghi dấu đề cập các tiền đề kinh tế dẫn đến công nghệ của Bitcoin. Khối 50 Bitcoin đầu tiên này hiện được gọi là Khối khởi đầu. Bitcoin hầu như không có giá trị trong vài tháng đầu tiên tồn tại. Sáu tháng sau khi bắt đầu giao dịch vào tháng 4 năm 2010, giá trị của một Bitcoin thấp hơn 14 xu. Vào tháng 5, nó mua được 1 chiếc pizza và đến đầu tháng 11, Bitcoin đã tăng lên 36 xu trước khi ổn định ở mức khoảng 29 xu.
The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-02.jpg

Giai đoạn 2: Từng bước đặt chân vào thị trường (2010-2014)


Ở giai đoạn này Bitcoin đã bước đầu chứng minh được giá trị thực, dẫu giá của một đồng Bitcoin khi ấy vẫn chưa cao. Vào tháng 2 năm 2011, Bitcoin đã tăng lên 1,06 đô la trước khi quay trở lại mức khoảng 87 xu. Mùa xuân năm ấy, một phần nhờ vào việc Forbes đăng tải câu chuyện về “loại tiền mã hoá mới" mà giá của Bitcoin đã bắt đầu tăng. Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5, giá một Bitcoin đã tăng từ 86 xu lên 8,89 đô la.
Vào ngày 1 tháng 6, sau khi Gawker xuất bản một câu chuyện về sức hấp dẫn của loại tiền này trong cộng đồng buôn ma túy trực tuyến, giá đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng một tuần, lên mức khoảng 27 đô la. Giá trị thị trường của Bitcoin lưu hành ở mức gần 130 triệu đô la. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian tháng 9 năm 2011, giá Bitcoin đã giảm về khoảng 4,77 đô. Vào tháng 10 năm 2011, Litecoin xuất hiện, đi cùng với đó là một khái niệm mới chỉ những đồng tiền không phải Bitcoin, người ta gọi đó là “altcoin”. Litecoin đứng thứ hai về vốn hóa thị trường và theo sau đó là Namecoin cùng 7 loại tiền khác.
The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-03.jpg

Vào năm 2012, giá Bitcoin tăng trưởng ổn định, tới tháng 9 năm đó, Quỹ Bitcoin được thành lập để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng Bitcoin. Ripple, một loại tiền điện tử mới khác, ra đời và được tài trợ bởi các nhóm đầu tư mạo hiểm.
Năm 2013, trong bối cảnh bùng nổ các vấn đề liên quan đến liên bang, hình sự, quy định và phần mềm, giá Bitcoin liên tục tăng và giảm. Ngày 19 tháng 11, giá của Bitcoin đạt 755 đô để rồi giảm xuống 378 đô trong cùng ngày hôm đó. Tới ngày 30 tháng 11, nó lại tiếp tục bay vọt lên 1.163 đô. Đây là sự khởi đầu cho vụ sập giá dài hạn khi giá Bitcoin rơi thẳng xuống mức 152 đô vào tháng 1 năm 2015.

Giai đoạn 3: Thời kỳ đen tối: Lừa đảo ở khắp mọi nơi (2014-2016)


Sự ẩn danh và thiếu tính kiểm soát tập trung của tiền mã hoá khiến cho đây trở thành công cụ thu hút các hội nhóm đầu cơ mạo hiểm mong muốn thu lời cao, cùng với đó là cả đám tội phạm. Tháng 1 năm 2014, Mt.Gox - sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới ở thời điểm đó đã sụp đổ, tuyên bố phá sản gây ra thiệt hại 850,000 Bitcoin. Đến bây giờ người ta cũng không biết khi đó chuyện gì đã thực sự xảy ra, tuy nhiên nhiều khả năng Bitcoin đã bị đánh cắp từ từ theo thời gian, bắt đầu từ năm 2011, rồi được bán lại trên các sàn giao dịch khác nhau để lấy tiền mặt, sàn Mt.Gox là một trong số các nạn nhân. Đến một ngày khi Mt.Gox kiểm tra ví, lúc này họ mới phát hiện ra chẳng còn đồng Bitcoin nào ở trong đó cả.

Quảng cáo


The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-04.jpg

Mặc dù vụ hack không phải là một sự kiện cá biệt trong mảng này, nhưng nó được xem là thông tin cảnh báo và từ đó việc bảo mật trên các sàn giao dịch đã được cải thiện nhiều. Quả là đau thương khi 7 sàn giao dịch tiền mã hoá lớn đã bị tấn công trong năm 2019, nhưng cũng vì thế mà các sàn giao dịch đã bắt đầu cung cấp nhiều sự đảm bảo hơn để dự trữ trong trường hợp họ bị hack. Quỹ Bảo Mật Tài Sản Cho Người Dùng (SAFU) trên Binance là một ví dụ, đây có thể được xem như quỹ bảo hiểm khẩn cấp.
Ngày nay, các nhà giao dịch tiền mã hoá nên sử dụng ví phần cứng hoặc phần mềm để lưu trữ một cách an toàn của họ thay vì lưu trữ tài sản trên một sàn giao dịch. Nhưng những chiếc ví kiểu ấy lại không hề phổ biến và dễ tiếp cận trong giai đoạn này.
The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-05.jpg

Giai đoạn 4: Kỷ nguyên Ánh Sáng mở ra khi Bitcoin trở nên hấp dẫn hơn vàng (2016-2018)


Giá Bitcoin tăng trưởng đều đặn qua từng năm, từ $434 vào tháng 1 năm 2016, lên $998 vào tháng 1 năm 2017. Tháng 7 năm 2017, một bản nâng cấp cho Bitcoin đã được thông qua nhằm hỗ trợ Lightning Network cũng như cải thiện khả năng mở rộng.
Một tuần sau khi nâng cấp được kích hoạt vào tháng 8, Bitcoin đã được giao dịch ở mức khoảng $2,700 và vào ngày 17 tháng 12 năm 2017, Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại xấp xỉ $20.000.
The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-06.jpg

Trong cùng thời gian này, một dự án blockchain mới có tên là Ethereum đã gây được tiếng vang trong lĩnh vực tiền mã hóa và là loại tiền điện tử số hai trên thị trường. Nó đưa các smart contract (hợp đồng thông minh) vào tiền điện tử, mở ra hàng loạt tiềm năng ứng dụng và tạo ra hơn 200.000 dự án khác nhau hơn thế. Tất cả chúng đều sử dụng mạng Ethereum. Tất cả các dự án này đều có tiền mã hóa riêng với mục đích và mục tiêu khác với Bitcoin. Hiện tại cũng nhiều dự án blockchain khác đang cố gắng cạnh tranh với Ethereum, chẳng hạn như Cardano hoặc Tezos. Và thế giới tiền điện lại tử tiếp tục mở rộng và phát triển về giá trị vốn hóa thị trường.

Quảng cáo



Giai đoạn 5: Sự sụp đổ và trở lại của Bitcoin cùng Ethereum (2018 - 2020)


Bitcoin và Ethereum đã không thể giữ được đà tăng sau khi đạt đỉnh lịch sử ở mức giá $20,000 và $1,400 vào tháng 1 năm 2018. Các định chế tài chính và các tổ chức bảo mật đã quan ngại về việc các sàn giao dịch bị hack. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng góp phần vào việc điều chỉnh giá của BTC và ETH. Đỉnh điểm của sự điều chỉnh là vào cuối năm 2018, giá Bitcoin đã rớt về khoảng $3,700 và đảo chiều sau đó. Kể từ cuối năm 2018, Bitcoin và Ethereum cùng với rất nhiều loại tiền mã hóa khác đã quay trở lại đà tăng. Và đến cuối năm 2020, Bitcoin đã chính thức đưa thị trưởng crypto lên một tầm cao mới.
Sự biến động về giá của các loại tiền mã hóa tuy có thể thu hút sự chú ý của đại chúng, nhưng điều khiến crypto có thể thay đổi được nhiều khía cạnh xã hội hiện nay lại phụ thuộc vào công nghệ nền tảng bên dưới: blockchain. Crypto ngày nay đang có rất nhiều tính ứng dụng, từ việc cung cấp các dịch vụ tài chính tiện lợi, chi phí thấp, tính bảo mật cao cho tới việc chỉ cung cấp những thông tin cần thiết với các bên thứ 3. Không còn nghi ngờ gì nữa, công nghệ blockchain có thể được áp dụng vào mọi mặt trong đời sống hiện nay.
Song song với việc thị trường trở nên ổn định hơn khi các nhà đầu tư thực sự mở rộng tầm nhìn, sự ra đời của các khái niệm như stablecoin và tài chính phi tập trung (DeFi) khiến cuộc chơi tài chính càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Các nhà đầu tư giờ đây sẽ có nhiều lựa chọn hơn để đầu tư vào lĩnh vực mà họ thực sự yêu thích và hiểu rõ tiềm năng công nghệ. Ở giai đoạn này, thị trường đã thay đổi từ “Tài sản trao đổi” thành “Crypto Multichain (tiền mã hóa đa chuỗi)”. Sự xuất hiện của nhiều blockchains khác nhau sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, loại bỏ những dự án yếu kém và giúp thị trường crypto ngày càng hoàn thiện hơn.

Giai đoạn 6: Phát triển, nhưng vẫn còn rất non trẻ (2020 - Hiện tại)


Trong giai đoạn này, cụm từ chúng ta sẽ nghe thấy nhiều nhất là “To the moon” (cụm từ được sử dụng khi giá tiền mã hóa tăng ngoài sức tưởng tượng). Bitcoin đã phá đỉnh lịch sử cũ ở mức giá $20,0000 để tạo đỉnh mới ở mức giá $70,000. Kèm theo đó là rất nhiều đồng altcoins khác đã đạt mức tăng trưởng hàng ngàn phần trăm. Ngoài ra, với sự xuất hiện của NFT, thị trường đang có dấu hiệu dịch chuyển từ “Crypto Multichain” (Tiền mã hóa đa chuỗi) sang “Crypto Metaverse” (tạm dịch: vũ trụ ảo Crypto) - Một thế giới ảo với tính tương tác xã hội cao và tiềm năng tài chính vô cùng to lớn. Sự tiến bộ trong công nghệ blockchain cho phép kết nối các nền kinh tế crypto với nhau, khiến giá trị của các vật phẩm ảo vượt khỏi ranh giới của Metaverse và đi vào đời thực.
Mảng DeFi (tài chính phi tập trung) cũng đang phát triển rất mạnh mẽ và có thể với các xu hướng khác để tạo nên những lĩnh vực hoàn toàn mới. HIện nay, DeFi có thể chia thành 3 phần: GameFi (DeFi x NFT), SocialFi (DeFi x Web3) và PaymentFi.
The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-08.jpg

2021 cũng là năm chúng ta thấy tiền mã hóa được các tổ chức lớn chấp nhận. Những tập đoàn lớn từ nhiều ngành nghề truyền thống cũng dần bày tỏ sự hào hứng và bắt đầu đầu tư vào crypto. Ví dụ như AMC đã chấp nhận các khoản thanh toán bằng Bitcoin và Ethereum. Các công ty Fintech như PayPal và Square cũng cho phép người dùng mua crypto trên các nền tảng của họ. Tesla dù đang lưỡng lự trong việc chấp nhận các thanh toán bằng Bitcoin nhưng cũng đã đầu tư hàng tỷ đô vào các loại tiền mã hóa.

III - Tương lai của tiền mã hóa


Thật khó để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với thị trường tiền mã hóa trong năm 2022.
Tuy nhiên, bằng cách chú ý vào các xu hướng chính trong thị trường crypto, bạn sẽ có thể đưa ra những nhận định đầu tư chính xác hơn.
The Evolution of Cryptocurrency Series The Progress-07.jpg

Sau đây là 3 nội dung quan trọng cần theo dõi:
  • Các chính sách của Mỹ và các quốc gia khác
  • Mức độ chấp nhận của đại chúng với các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa
  • Các quỹ ETF dựa trên Bitcoin và các loại tiền kỹ mã hoá khác
Khi các vấn đề trên được giải quyết, tương lai của ngành công nghiệp tiền mã hóa sẽ được định hình. Dự kiến vào cuối năm 2022, chúng ta sẽ thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về thị trường này. Tôi vẫn tin rằng thị trường này sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới.

Nguồn : blackmambalabs.com
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ndthan1988
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bài viết rất hay, mong rằng trong tương lai tiền mã hoá sẽ bùng nổ hơn nữa
Hun cái nè
@Den2203 Hiện tại tui theo trường phái phân tích kỹ thuật, mặc dù ko chính xác nhưng ít nhất còn thấy lúc nào nên thoát, thêm nữa là tôi có all in đâu, cùng lắm mất chút tiền lời ngày xưa thôi
Giờ đa số là tui trade ngắn hạn, lúc bình thường thì ôm mấy đồng stable như USDT, USDC... nên cũng chả lo vụ đám coin còn lại down mạnh lắm, từ USDT, USDC... parse qua tiền fiat cũng dễ mà
Den2203
ĐẠI BÀNG
2 năm
@shinkt Chúc bro thành công. Nên phân tích thêm onchain nữa. Thị trường còn quá nhỏ vẫn còn nhiều cơ hội trong tương lai 😁
toidang
TÍCH CỰC
2 năm
@Den2203 Bạn đừng đánh đồng "mảng nào cũng thế", và đừng gộp chung " niềm tin" với "kiến thức".
Den2203
ĐẠI BÀNG
2 năm
@toidang Tùy bạn nghĩ. mình đang nói riêng về đầu tư theo ý kiến cá nhân. Bạn ko có kiến thức bạn ko thấy được giá trị của tài sản, công ty hay lĩnh vực mà bạn bỏ tiền vào. Từ việc ko có kiến thức bạn sẽ ko đủ niềm tin vào giá trị của nó trong tương lai, bạn dễ bị thị trường tác động và đưa ra quyết định sai lầm. Logic của mình là vậy còn ai đầu tư theo các chuyên gia đọc lệnh thì cứ đầu tư thôi ko cần nghĩ, không cần tâm lý, không cần đánh giá, không cần niềm tin và phó thác vào vận may 😁
vấn đề là giá trị nó k ổn định, có thằng tỷ phú nào đó nói 1 câu mà ảnh hưởng cả thị trường mất giá gần 50% thì k ổn , ông bà ta mấy ngàn năm nay dùng Vàng để trao đổi rồi nên tạm thời cảm nhận Vàng vẫn an toàn
Cười vô mặt
Nhóc Bảo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nefertem thị trường tài chính thì k chỉ riêng Crypto , Forex, Stock kể cả Gold đều biến động cả nếu theo tin tức của 1 cá nhân hay tổ chức có sức ảnh hưởng , ví dụ đợt vừa rồi Fed có đang ý định tăng lãi xuất vào t3 tới , mặc dù chỉ mới đưa ra tt thôi đã làm cho tt stock, crypto ,forex giảm ngay , bây giờ nếu 1 tin tức chiến tranh , siêu lạm phát , 1 loại virut còn mạnh hơn covid thì sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ thì trường tài chính nói riêng tới kinh tế nói chung .
Nhóc Bảo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nefertem ví dụ 1 câu nói của ô Biden đi nói cấm hãng Xiaomi như Huawei xem cp của hãng này có giảm k ? , hay như thằng Meta cũng vậy báo cáo tài chính doanh thu giảm , phát ngôn kêu k cần tt châu âu xem có giảm k ? ,đôi khi câu nói của 1 người có sức ảnh hưởng cũng làm cho tình hình cp hay cty đó giảm mạnh
Den2203
ĐẠI BÀNG
2 năm
@quochoang24891 BTC ko có giá trị?
resize.png
Bitcoin chưa là tài sản thật sự ,vẫn là sản phẩm giới đầu cơ nó lên xuống tuỳ theo tay các ông trùm ,chưa có quốc gia nào dám gắn nền kinh tế mình vào tiền mã hoá ,nên nó không có ai "bảo kê" cho đồng tiền này ..Còn vàng nếu không làm tiền thì nó vẫn có công dụng rất lớn trong nền công nghiệp ,trang sức ,điện tử ,quân sự ...nên giá trị của vàng là giá thật
@anhcom67 bác có biết El Salvador đang phát triển kinh tế như thế nào không ?
sowngold
ĐẠI BÀNG
2 năm
bitcoin là công cụ thanh toán thời internet. Nói chung công cụ để tích trữ thì chả khác gì cái cày đặt trong kho, vô dụng. Mà đã là công cụ thanh toán thì ai sẽ sử dụng nó. Các đợt suy giảm bitcoin đều trung hợp với sự tấn công truy quét thế giới ngầm tại hoa kỳ và châu âu chứ không phải đơn thuần chỉ sự quan tâm của công chúng. Tôi cũng muốn đầu tư lướt ván thôi chứ còn đề đóng vai trò đảm bảo tài sản tích trữ thì kiếu....
copreview
ĐẠI BÀNG
2 năm
Giật tít à, đào đâu ra 40 năm
@copreview kaka
@copreview 20 năm đầu & 20 năm sau. mình đọc là như vậy 😁
Nhiều anh em vẫn nghi ngờ sự bền vững của tiền mã hóa và bitcoin
@asterix0108 Cũng có nhiều ae tin tưởng vào sự bền vững của tiền mã hoá và bitcoin (tạm gọi là thế chứ nó cũng chả phải là tiền)
@Mongtonhatlang hihi, đúng vậy bạn
Theo dự đoán trong năm 2022 Bitcoin có thể đạt 100 nghìn USD/ 1 BTC hoặc 8 nghìn USD/BTC hoặc đâu đó khoảng giữa 2 số đó.
Có thể tăng hoặc giảm nhé anh em. Không đúng tôi đi đầu xuống đất.
Hot.Buns
TÍCH CỰC
2 năm
@Nam Air Chặt ku đi bác, h ai đi đầu xuống đât nữa
linh0125
TÍCH CỰC
2 năm
@Nam Air Chuẩn, Có thể tăng hoặc giảm! Thầy tử vi cryoto đây chứ đâu 😁
run9
TÍCH CỰC
2 năm
@Nam Air Hy vọng lên 101 nghìn USD/BTC.
@Nam Air Nếu đúng ngày 31/12/2022 mà giá nó đúng bằng ngày hôm nay, tức ko tăng ko giảm thì mod có chịu chặt ku ko 😆
Trò đen đỏ gắn mác 4.0 thôi, giống hệt chứng khoán và cờ bạc. Thao túng có, kiểm soát có, lừa đảo có, đầu cơ có...
linh0125
TÍCH CỰC
2 năm
@Methanol Cờ bạc hợp pháp, tinh vi và đi vào lòng người
Công nghệ thay đổi chóng mặt! Một mai block chain chỉ còn là một thứ lạc hậu thì hậu quả biết rồi đấy, không có thuật toán nào là vĩnh viễn
Từ thuở sơ khai nó đã ko chết và trãi qua các đợt biến động mạnh, đến giờ này nếu ko tin tưởng vào nó thì tầm nhìn quá hạn hẹp.
Bài viết hay.
Cám ơn bạn đã chia sẻ.
Khủng hoảng 2008 chính là động lực để Satoshi hoàn thành Bitcoin khi chứng kiến cảnh các NHTW thi nhau in tiền định danh khiến lạm phát tăng rất cao.
Mục đích của Bitcoin là chống lại sự lạm phát tự nhiên của tiền định danh.
Khôn như mày :D
All in đi các bạn, vì 1 ước mơ 2 tay 2 em sugar baby
linh0125
TÍCH CỰC
2 năm
@hoanglong0712 Nhiều bác all in quả SLP Axie, bây giờ đang chén no kẹo thịt rồi
Nhóc Bảo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@linh0125 Slp 4-5 ngày trc cũng x3 rồi sau khi Axie nó thay đổi cơ chế , còn vào vài tháng trc thì cũng chia cả chục lần r =))
Ken Bùi 93
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình có một thắc mắc là giá trị quy đổi của bitcoin được xác định từ đâu nhỉ? Nếu theo cách hiểu của mình thì bitcoin chỉ đơn giản là một chuỗi hay một lượng thông tin gì đó. Và một dữ liệu ảo thì sao có thể chuyển thành giá trị thậtj. Và tại sao nó lại có giá trị để quy đổi ra tiền mặt.
Den2203
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Ken Bùi 93 1. Vì dữ liệu đó đc xác nhận, được ghi chép lại một cách công khai, không thể thay thế và chỉnh sửa được. Nó có nhiều đặc điểm của tiền pháp định và ưu việt hơn tiền pháp định ở một số thứ.
2. Nó có giá trị vì được mọi người chấp nhận (giống như tiền pháp định vậy, nó là 1 tờ giấy in ra nhưng mọi người đều chấp nhận nó để làm phương tiện thanh toán)
3. Bất kỳ 1 loại tài sản nào đó giá trị của nó đều phải tuân theo quy luật cung cầu, nguồn cung hạn chế mà số lượng người chấp nhận và muốn sở hữu ngày 1 nhiều thì tất nhiên giá trị của nó sẽ tăng.
Firewolf
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Ken Bùi 93 vậy bản thân tờ 100 đô cũng đâu có giá trị thực cao đến vậy, vì nó chỉ là giấy + polymer thôi mà 😁. Giá trị của bitcoin là do người sử dụng tự định giá dựa vào thị trường, còn giá trị của USD hay VND là do 1 cơ quan tập trung (chính phủ, bank) định giá.
@Den2203 Nhưng ai đảm bảo bitcoin. Trong khi nhà nước đảm bảo tiền pháp định và in ra nó theo khối lượng tài sản tăng theo.
Den2203
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nguyenvietthe Vậy mới cần ra luật để quản lý và công nhận nó (mới đây là Nga). Nhìn thị trường vàng ở VN xem. Thao túng, bày trò cũng đủ các kiểu. Còn về tiền pháp định hãy nhìn vào lạm phát 😆 in tiền theo khối lượng tài sản tăng theo nghe ngu ngơ nhỉ 😃)
Kể một câu chuyện để nhắc nhở các bác: khi ngồi nhìn nghi ngờ thì giá nó cứ tăng mãi, vừa chắc chắn nhảy vô phát thì đu đỉnh luôn. 😃
linh0125
TÍCH CỰC
2 năm
Lưu lại đọc sau. Nghe như văn phong của Coin68!
Hóng mấy con gà vào inbox 😆
viettuan88
ĐẠI BÀNG
2 năm
"Tesla dù đang lưỡng lự trong việc chấp nhận các thanh toán bằng Bitcoin nhưng cũng đã đầu tư hàng tỷ đô vào các loại tiền mã hóa" đoạn này chưa chính xác lắm, tesla chỉ đầu tư vào BTC thôi
Gì mà 40 năm, 40 năm ko xong thì dẹp đê
Cười vô mặt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019