Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Omega Seamaster Professional 1120: Cũ nhưng vẫn được rất nhiều người yêu mến

P.W
5/3/2022 8:13Phản hồi: 78
Omega Seamaster Professional 1120: Cũ nhưng vẫn được rất nhiều người yêu mến
Dám khẳng định, chiếc The Omega Seamaster Diver 300M, hay anh em dân chơi hay gọi tắt bằng cái tên thân quen là SMP (Seamaster Professional) đã tạo ra một hiệu ứng rất mạnh ảnh hưởng tới cả giá trị của thương hiệu Omega của thời kỳ đương đại. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1993, đến dịp kỷ niệm 25 năm ra đời chiếc đồng hồ lặn này, Omega đã có một phiên bản lột xác hoàn toàn, trang bị những công nghệ tân tiến nhất của ngành đồng hồ hiện đại, nhưng cùng lúc vẫn giữ được bản sắc rất riêng của Seamaster Pro, ra mắt cách đó tròn 1/4 thế kỷ:

Tinhte_Omega1.jpg

Trong quá khứ, những thương hiệu đình đám khác, hay đúng hơn là những chiếc đồng hồ lặn như Rolex Submariner hay IWC Aquatimer có xuất phát điểm vô cùng bình dị, với mục đích tạo ra những giải pháp tool watch bền bỉ, phục vụ đúng đối tượng người dùng chuyên nghiệp. Còn xuất phát điểm của Omega Seamaster thì nhã nhặn và tinh tế hơn nhiều, dù rằng tất cả những kinh nghiệm để tạo ra thương hiệu đồng hồ lâu đời này đều được Omega tích góp trong quá trình sản xuất đồng hồ phục vụ cho lính Anh trong cả hai cuộc thế chiến.

Bản thân giám đốc bảo tàng Omega từng giải thích như thế này, công nghệ tạo ra Seamaster “được thử lửa qua những cuộc chiến tranh, nhưng bản thân nó là một đứa con của thời bình.”

Lịch sử đồng hồ chống nước của Omega có thể truy ngược về chiếc đầu tiên, Marine ref. 679, ra mắt năm 1932. Đó chính là chiếc đồng hồ thương mại đầu tiên có thể đem theo cùng những chuyến hành trình dưới lòng biển. Khi Rolex đánh bại Omega vào năm 1926, tạo ra một chiếc đồng hồ trang bị gioăng cao su và núm crown có ren vặn chống nước, Omega phải dùng những biện pháp khác để đảm bảo bên trong máy móc kín nước. Kết quả là họ dùng một lớp vỏ phụ bọc bên ngoài, áp lực nước càng mạnh thì vỏ bị ép, kẹp càng chặt. Giải pháp này trên chiếc Marine phải thừa nhận là có phần “cục súc”, nhưng không một ai có thể phủ nhận nó không hiệu quả:


Tinhte_Omega2.jpg

Đến năm 1948, chiếc Seamaster đầu tiên được ra đời, mã số CK2518, ra mắt để kỷ niệm 100 năm hoạt động của thương hiệu Omega. Với dáng vẻ hệt như một chiếc dress watch của thời điểm đầu thập niên 1950, phải thừa nhận kỷ nguyên khám phá thế giới của con người cũng đã góp phần tạo ra những loại đồng hồ chuyên biệt cho từng nhu cầu sử dụng. Trong những năm ấy, lần lượt từng mẫu đồng hồ bấm giờ phục vụ đua xe, đồng hồ hai múi giờ dành cho phi công, và cả đồng hồ lặn biển nữa.

Năm năm sau khi chiếc Seamaster đầu tiên ra đời, mới đến lượt hai sản phẩm định hình đồng hồ lặn trong lịch sử của ngành ra mắt: Rolex Submariner và Blancpain Fifty Fathoms, với bezel đếm giờ xoay, với lượng chất dạ quang đủ để nhìn cọc số và kim đồng hồ dưới mặt nước tối tăm, cùng khả năng chống chịu nước bền bỉ, điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ chiếc đồng hồ lặn nào.

Tinhte_Omega3.jpg

Không muốn bị bỏ rơi lại phía sau, Omega tham gia cuộc chơi vào năm 1957 với không chỉ một, mà tới ba chiếc toolwatch dành cho dân “Professional": Seamaster 300, Speedmaster và Railmaster. Chiếc Seamaster 300 CK2913 nhanh chóng trở thành món hàng hot, và thậm chí nhà thám hiểm Jacques-Yves Cousteau cũng đem theo một chiếc như vậy xuống lòng biển Đỏ vào năm 1963 trong chuyến hành trình Precontinent II Expeditions, những thử nghiệm để chứng minh con người có thể sống được dưới lòng biển sâu mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với cơ thể.

Khi cuộc đua đồng hồ lặn trở nên nóng bỏng, các hãng bắt đầu chạy đua để chinh phục những độ sâu mới, và Seamaster cũng vậy. Những năm đầu thập niên 70, Omega lần lượt trang bị cho Seamaster khả năng lặn sâu 600 mét, rồi thậm chí cả nghìn mét.

Tinhte_Omega4.jpg

Nhưng cũng cùng khoảng thời gian này, đám mây đen vần vũ của cơn bão đồng hồ quartz giá rẻ cũng dần lan đến Thụy Sỹ. Năm 1969, Omega ra mắt chiếc Electroquartz, với bộ máy pin thương mại đầu tiên của người Thụy Sỹ, Beta 21, kết quả nghiên cứu phát triển của 20 công ty đồng hồ cùng hợp tác làm việc với mục đích tạo ra một bộ máy pin chính xác, đáng tin cậy và đủ hiệu quả để trang bị cho những chiếc đồng hồ đeo tay. Đến năm 1980, đi đến đâu cũng thấy đồng hồ pin. Seamaster cũng vậy, với chiếc Plongeur De Luxe, thứ trở nên nổi tiếng sau khi thợ lặn người Pháp Jacques Mayol phá vỡ vài kỷ lục thế giới.

Quảng cáo



Tinhte_Omega5.jpg

Tua nhanh đến năm 1993, 10 năm sau khi Swiss Corporation for Microelectronics and Watchmaking được thành lập, nay còn được biết đến với cái tên quen thuộc Swatch Group, Omega cho ra đời chiếc Seamaster Professional Diver 300M, hay viết tắt là SMP cũng được. Nó sở hữu ngôn ngữ thiết kế khác rất xa so với những chiếc Seamaster 300 và 600 của những thập niên trước đó, với hình thù case thép cùng mặt số rất điệu đà.

Hai năm sau, chiếc này lên màn bạc cùng Pierce Brosnan trong tập phim về điệp viên 007, GoldenEye. Phần còn lại của câu chuyện đã trở thành lịch sử.

Tinhte_Omega6.jpg

Một cái lý do nhiều anh em Việt Nam giờ vẫn yêu chiếc SMP lắp máy 1120 là vì sự gọn gàng của nó: Case đường kính 41.5mm, nhưng độ dày chỉ có 11.4mm. Những chi tiết thiết kế đặc trưng của Omega vẫn hiện diện, từ thiết kế bộ lug giữ dây đeo cho đến thiết kế bất đối xứng để chế tác cụm thân vỏ thép bảo vệ núm chỉnh giờ. Và ở góc 10h, một núm crown nữa xuất hiện, thứ đã trở thành bất tử trong mọi phiên bản Seamaster, với khả năng thoát khí helium bên trong đồng hồ khi đi lặn, tránh trường hợp chiếc đồng hồ bung lượng khí trơ này từ bên trong, làm vỡ mặt kính. Dù những chi tiết này giờ đã quá quen thuộc, nhưng khi vừa ra mắt, những tranh cãi xoay quanh tính thẩm mỹ cũng như công năng của chúng cũng chính là những chủ đề khiến SMP trở thành món đồ hot.

Tinhte_Omega7.jpg

Quảng cáo



Bọc ngoài mặt số là viền bezel trông rất phá cách và thanh lịch, trang bị vành số nhôm phủ anodize xanh lam và cọc số màu kim loại. Và có lẽ thứ khiến anh em yêu mến SMP nhất chính là mặt số với những đường vân gợn sóng, thứ mà đến năm 2018, Omega phải ứng dụng lại trên những mẫu Seamaster Professional máy 8800, sau thời kỳ SMP máy 2500 Co-Axial giữ nguyên thiết kế nhưng mặt số lại quá hiền lành.

Điều ít người biết, đó là chiếc SMP 1120 mà Pierce Brosnan đeo trong GoldenEye là phiên bản đầu, cọc số vẫn được phủ tritium dạ quang thay vì super luminova như những phiên bản về sau. Ấy vậy nên những chiếc SMP 1120 cũ trên thị trường tự do đều có chất lượng “patina” rất khác nhau, chưa bàn đến việc có khả năng chúng đã được chủ nhân cũ mở ra để bảo dưỡng và làm mới mặt số. Tương tự như vậy là với kim giây. Những chiếc SMP máy 1120 có patina đồng đều trên cả cọc số, chấm lume trên ba kim và phần sơn đỏ của kim giây đều tạo ra cảm xúc rất phong trần và nguyên bản.

Tinhte_Omega8.jpg

Điều rất đáng bàn tới khác chính là dây bracelet thép đi kèm với Seamaster Professional. Không có nó thì dáng vẻ của chiếc đồng hồ gần như không thể hoàn thiện được. Với cái chất lượng và độ bền được quảng cáo là “ngang két sắt ngân hàng”, bracelet 5 mắt của SMP điệu chẳng kém gì bản thân thiết kế của chiếc đồng hồ, kết hợp cả những mắt bóng loáng với những mắt đánh xước mờ. Và ẩn trong khóa kẹp của bracelet là một tính năng rất tiện cho những thợ lặn chuyên nghiệp, đấy là ngàm kéo dài để mở rộng chu vi đồng hồ, đeo nó ngoài đồ lặn không bị khó chịu.

Tinhte_Omega9.jpg

Một phần lịch sử nữa ít người biết, đó là trong phim 007, Pierce Brosnan đeo chiếc Seamaster Professional máy pin, ref. 2541.80, chứ không phải chiếc máy tự động 2531.80 mà anh em đã rất quen thuộc. Phiên bản máy tự động, caliber 1120 thân quen được tùy chỉnh từ bộ máy ETA 2892-A2 chuẩn chronometer, chứ không phải một bản clone không hơn không kém.

ETA 2892-A2 có 21 chân kính, và 42 giờ đồng hồ trữ cót liên tục. Còn caliber 1120 của Omega được thiết kế lại gần như hoàn toàn để phục vụ cho Seamaster Professional với 23 chân kính và 44 giờ đồng hồ trữ cót.

Thỉnh thoảng cũng có vài phiên bản khác, số lượng giới hạn. Ví dụ như chiếc ref. 2220.80.00 ra mắt vào năm 2016, với logo thép và cọc số dập lên mặt dial, tạo ra chiều sâu rất riêng, chứ không phải in rồi đổ chất dạ quang lên như bình thường. Nhưng vì điều này, độ dày của chiếc đồng hồ bị đôn lên 12.7mm. Đấy cũng là chiếc đầu tiên được Omega trang bị bộ máy Co-Axial 2500, thứ mà đến năm 2011 được thương mại hóa chính thức trên những chiếc Seamaster Professional với bezel ceramic, nhưng mặt số trên hai phiên bản đen hoặc xanh lam thì bóng loáng, không có vân lượn sóng.

Tinhte_Omega10.jpg

Seamaster Professional máy 1120 thực chất cũng là một chiếc đồng hồ khiến cộng đồng bị phân hóa rõ rệt. Người thích thì sẽ rất yêu quý nó, còn nếu không thì sẽ không chịu nổi những đường nét thiết kế rất phá cách mà Omega đã ứng dụng. Dù vậy, có một điều rất rõ ràng, không một ai phủ nhận: Chiếc này không hề nhạt nhẽo về mặt cá tính.

Anh em có thể đeo nó đi chơi với áo phông quần short, nhưng cùng lúc vẫn là chiếc này, anh em có thể đóng bộ đi làm mà vẫn rất lịch lãm. Giữa cái thời điểm mọi chiếc đồng hồ lặn đều có dáng vẻ cổ điển hệt như Rolex Submariner vào những năm đầu thập niên 90, Seamaster là một làn gió mới đúng nghĩa đen.

Tinhte_Omega11.jpg

Trên thị trường tự do, một chiếc SMP 41mm máy 1120 vẫn có giá rất ổn định, dao động từ 28 đến 30 triệu Đồng. Và ở mức giá ấy, nó là một món hàng hoàn hảo cho các dân chơi đồng hồ cũ, khi phục vụ được gần như mọi nhu cầu sử dụng, cùng lúc vẫn có được cái giá trị lịch sử đáng quan tâm. Thế nhưng đáng nể nhất là, gần 30 năm nay, thiết kế của Seamaster Professional vẫn được giữ nguyên trạng, chỉ có phong cách và công nghệ là thay đổi mà thôi.

Theo Monochrome Watches
78 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trúc Kiếm
ĐẠI BÀNG
2 năm
Các hãng giờ mẫu mã gần giống nhau, mình cũng máu thiết kế này nhưng chơi con này thôi: Longines
HydroConquest 41 Date Black Dial chứ Omega thì hơi căng.
Screenshot_2022-03-05-15-47-14-109_com.android.chrome.png
Mình vẫn trung thành với Seiko ..đơn giản là rẻ và bền bỉ ... lâu lâu đi lau dầu là dc
@Bão Xì Phố Mình lại làm biếng chỉnh giờ với lau dầu nên chơi máy pin luôn. Thực sự seiko giá tốt và chất lượng cũng ổn.
BEEE1885-22DC-4454-860E-CB53F1A82EE0.jpg
@Bão Xì Phố Sao e cảm giác đem đi lau dầu cứ sợ thợ họ làm không có tâm rồi làm hại đồng hồ nên 3 năm rồi chưa đi lau dầu. E seiko ssa365j1
@Hailstorm0704 Anh mua ở Hải Triều ..nên có j cứ đem cho các em gái chăm sóc ..xong thì lấy về 😆
dankimson
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cũng Bồ kết em nó nhưng rồi chốt đơn em aquaterra,
Hun cái nè
D3B9D988-29E9-42CF-B031-D0DE6DC0882D.jpg
lamminhhai
ĐẠI BÀNG
2 năm
@P.W Con này máy 8500 anh ơi
@lamminhhai À à nhớ ra rồi
dankimson
ĐẠI BÀNG
2 năm
@P.W Máy 8500 đời đâu bác ới, mừng mẹ 8900 nhưng rồi thôi, em vẫn còn đẹp lắm
matter
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dankimson mình mê cả Sea & speed master, hi vọng tương lai gần có thể rướt e về
PS: h đang đeo Tissot cũng mặt xanh :p
Hồi trước gần chỗ làm thấy góc NTMKhai với CMT8 có trụ đèn hộp hay qc đồng hồ Omega nhìn mê lắm, có con smp này.
Vì điều kiện có hạn nên cứ Seiko mà múc, chứ dư giả thì Omega với Rô léc mà chơi thôi anh em.
C3791872-A703-4698-9746-E73E63AE2BD6.jpg
yourdalink
TÍCH CỰC
2 năm
Cũng thích nhưng mua hàng cũ k biết ntn.
tuluan
TÍCH CỰC
2 năm
Vì giá bán mới của Omega khá cao, nên rất nhiều người săn hàng cũ với mức giá dễ chịu hơn. Cái khó là kiếm chổ mua uy tín, đảm bảo hàng đúng chuẩn.
ndohoa
ĐẠI BÀNG
2 năm
Màu xanh đẹp mê hồn luôn. Đẹp quá
Đẹp quá
Em thì vẫn dùng aw4 +ediffice(Casio)
camivacamiva
ĐẠI BÀNG
2 năm
hublot Nhật 😁
6BF23C3D-C4B2-45CE-A789-D72EF6C50FB2.jpg
Mình thì vẫn xài con Citizen Exceed này, 20 năm vẫn chạy tốt./.
E67152D9-C225-4A55-AA53-6C1647B2210A.jpg
benngo
ĐẠI BÀNG
2 năm
Năm 2005 mua chiếc này ở London giá 4525 Bảng = 9000$ tại thời điểm đó, nhưng em nó đã mang lại vận may cho mình, ngay đêm hôm đó đi Casino thắng được 5000 Bảng. Mặc dù có thêm 6 chiếc khác các loại nhưng vẫn giữ em nó lại làm kỷ niệm và khi nào có việc gì quan trọng lại lôi ra đeo thì vẫn gặp may mắn.
benngo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@SieuBanana Không phải là ổn mà là cực ổn!
benngo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nospecial Là cái Zenith trong hộp bạn ạ. Cái Breitling thứ 3 từ trái sang cũng là rose gold
Con này phiên bản mới giờ tầm 9x, cũng rát phết
hnthanh
ĐẠI BÀNG
2 năm
@vuhai6 Mình không biết chỗ bán giá này. Bên tictac phải trên 150
mxtacsy
ĐẠI BÀNG
2 năm
Size 38 hợp cổ tay nhỏ
2F7969C2-77CF-4660-A4D8-31C9959CAD3C.jpeg
The Vi Er
TÍCH CỰC
2 năm
@mxtacsy Omega có size 38 ạ
Lần trước qua boutique được giới thiệu 36 với 41 gì đấy nên đành chuyển hướng
duy2271995
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình rất thích dòng sport watch mà khổ nỗi cổ tay mình nhỏ, chỉ đeo vừa với đồng hồ size từ 39 trở xuống
CuogTR
TÍCH CỰC
2 năm
Cái này siêu ngon mà
Chơi đồng hồ cơ tốn kém lắm, nhất là các mẫu đồng hồ đắt tiền, tiến mua đã đành, thiền lau dầu bảo dưỡng .vân vân mây mây nữa
@asterix0108 chơi seiko giá rẻ cũng ổn mà bạn ơi.
@Lực lượng CSCT Seiko 5 đó hả bạn?
Omega có dòng Constellation là khác biệt so với các hãng khác. Seamaster có thể thấy đâu đó trong thiết kế của rolex, longines, seiko vì kiểu này quá đẹp nên dễ bị làm theo

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019