Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Chữa khỏi đái tháo đường type 2 không cần dùng thuốc trong 1 thử nghiệm lâm sàng bằng sóng siêu âm

Hassler
11/4/2022 1:51Phản hồi: 33
Chữa khỏi đái tháo đường type 2 không cần dùng thuốc trong 1 thử nghiệm lâm sàng bằng sóng siêu âm
Nghiên cứu mang tính đột phá này sử dụng công nghệ peripheral focused ultrasound stimulation (pFUS) được nhóm các nhà khoa học của GE Research phối hợp với đại học Y Yale, UCLA và Viện nghiên cứu y khoa Feinstein chia sẻ trên tạp chí Nature vài hôm trước.

Bằng cách này họ đã tập trung được các nhịp siêu âm vào 1 số mô xác định ở phần rãnh ngang của gan, nơi có các dây thần kinh thuộc tĩnh mạch cửa gan cùng với đám rối thần kinh cách tay làm nhiệm vụ kết nối thông tin trạng thái glucose và dinh dưỡng trong cơ thể lên não. Trước giờ việc tiếp cận đám dây thần kinh này rất khó khăn bởi chúng quá nhỏ để có thể cấy các điện cực vào để theo dõi.

Việc dồn bước sóng siêu âm tại đây đã giúp gan đảo ngược được hiện tượng tăng đường huyết ở 3 loại động vật có đái thảo đường được dùng trong thử nghiệm là chuột bạch, chuột và lợn. Nhóm nghiên cứu cho biết nếu thử nghiệm này cho kết quả khả quan thì họ sẽ phối hợp dùng sóng siêu âm để làm giảm lượng insulin và glucose trong cơ thể. Thời gian 1 liệu trình cũng rất nhanh, chỉ mất 3 phút mỗi ngày là đã có thể đưa lượng đường trong máu của các động vật trở lại mức bình thường.

Rất nhiều các nhà khoa học trên thể giới chia sẻ hứng thú đối với thử nghiệm này, bởi nó sẽ giúp mở rộng phạm vi ứng dụng của sóng siêu âm, không chỉ với bệnh đái tháo đường mà cả các bệnh lý liên quan đến trao đổi chất khác nữa.

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thử nghiệm trên người và dự kiến sẽ có kết quả vào cuối năm nay. Nếu thành công thì đây sẽ là bước đột phá đối với hàng triệu người bị đái tháo đường type 2 đang hàng ngày phải lo lắng về việc bổ sung insulin cho cơ thể.

Tham khảo Yale School of Medicine
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tin vui đây rồi.
Khoa học thật là tuyệt vời.
Tin tốt lành cho hàng triệu người, hy vọng sẽ sớm đưa vào áp dụng và về đến VN ko bị thổi giá 🤣
Hip vọng sẽ sớm thành công và áp dụng tại Việt Nam
Hay quá, mong sớm áp dụng vào đời sống, mình đã thấy một vài người trước khi ăn phải tiêm insulin vào máu!
x.dung
TÍCH CỰC
2 năm
Thong tin gia tri. Cam on ban !
chanmonk18
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bệnh tiểu đường loại 2 được hiểu như sau:
Tuyến tuỵ sau khi ăn sẽ sản xuất ra Insulin để đưa vào trong máu, lúc này Insulin có nhiệm vụ đưa đường từ trong máu vào tế bào. Sau đó lượng đường dư sẽ được đưa vào gan, cơ và mỡ để tích trữ.
Người bị tiểu đường loại 2 có 2 nguyên nhân: 1 đó là tuyến tuỵ không sản xuất đủ Insulin do đó đường vẫn còn trong máu. 2 là hiệu quả của Insulin bị giảm dẫn đến tuyến tuỵ phải sản xuất quá nhiều-> kiệt quệ -> mất khả năng sản xuất Insulin.
Nên vì thế họ nên tập trung ở tuyến tuỵ thay vì Gan.
Vì ở Gan lượng đường được lưu trữ sẽ được dùng khi cơ thể mình cần năng lượng những lúc mà mình không ăn thì đường sẽ được lấy ra từ gan và cơ để chuyển hoá thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Liệu pháp như bài viết trên mình thấy chưa thật sự hiệu quả
chanmonk18
ĐẠI BÀNG
2 năm
@cunhu96 Những người bị tiểu đường dùng thuốc mà tiêu biểu là Metformin 1000, nó có tác dụng giảm bớt lượng đường được lấy từ trong thức ăn, giúp cải thiện hiệu quả của Insulin để đưa đường từ máu vào trong tế bào, giúp Gan bớt giải phóng đường vào trong máu, từ đó giảm bớt gánh nặng cho tuyến Tuỵ, thế nên mình mới nói là nên tập trung cho tuyến Tuỵ thì sẽ tốt hơn
Only199623
ĐẠI BÀNG
2 năm
@chanmonk18 Bạn này nói theo kiểu kiến thức thường thức, bạn có biết nhưng chưa đúng và đủ nè, mình có đọc qua bài báo tóm lại thì nó không sai về cơ chế nhưng có vẻ tính thực thi còn hơi thấp. Các bạn nên phân biệt các nhóm đái tháo đường như: type 1, type 2, ĐTĐ thai kỳ, v.v,.. thật ra nếu nói về điều trị tại tụy thì nó đúng ở ĐTĐ type 1 hơn là 2, bởi vì ở type 1 nó bản chất là mô tụy bị tổn thương thật sự, còn ở type 2 ngoài việc tạo ra không đủ insuline nó còn có tình trạng đề kháng insulin nữa và vđ này mới nan giải, vì khi bạn đề kháng insulin thì tụy không còn là vđ căn nguyên mà phải điều trị đa cơ quan và hệ thống. Bản chất của các thuốc đái tháo đường cũng vậy, có tận 8 nhóm thuốc mà trong đó chỉ có 2 -3 nhóm tác động trực tiếp đến tụy, các nhóm khác có tác động đến các cơ quan khác như THẬN (nhóm SGLT2i), Gan (Nhóm Biguanide, Nhóm Alpha glucosidase), mà trong đó nhóm Biguanide nổi trội là thuốc Metformin là một trong nhưng thuốc đầu tay điều trị ĐTĐ 2 liên quan đến việc tổng hợp glucose tại GAN đấy bạn.
À mà các tạp chí hay website về y khoa uy tín các bạn nên đọc ở Nejm, Uptodate or NCBI hay các hiệp hội chuyên khoa của Châu âu, Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản (ACG, ESGE, AASLD,vv...) nhé @traithanhnam21 :v
À mà mình là BS từ lò YDS nhé. Để mắc công các bạn nói không có chuyên môn nữa. 😃
đtđ.png
chanmonk18
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Only199623 Bác nói đúng, mình thì cũng chỉ có một ít kiến thức cơ bản đủ dùng, kiến thức về bệnh học thì vô tận, và nếu nói cho hết những gì mình biết về nó thì chắc phải ngồi cafe. Nhưng vì bài viết đề cập cho những người uống thuốc nên mình chỉ tập trung cho Typ 2, ĐTĐ cho thai kỳ thì thường kết thúc được nên không quá tập trung.
Mình là người làm việc hằng ngày với nó nên mình quan tâm đến tính thực tiễn của các nghiên cứu và làm ntn để có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người, dĩ nhiên càng nghiên cứu được nhiều hướng khác nhau thì càng có nhiều cách để điều trị và cái đó rất tốt.

Các bác khác nếu muốn hỏi mình về kiến thức thì cũng có thể tự mình đọc ở trên mạng vì nó có đủ hết đó, tuy nhiên mình cũng muốn các bác hiểu là mình biết ĐTĐ là ntn, nguyên nhân từ đâu, cách thức như thế nào, có bao nhiêu loại, những rủi ro nào dẫn đến, bệnh biểu hiện ntn, thời điểm nào thì cao, lúc nào thấp, triệu chứng ra sao, cách xử lý thế nào, khi nào thì mới phải uống thuốc, lúc nào cần tiêm, tiêm ntn, tiêm ở đâu, tiêm loại Insulin nào, có bao nhiêu loại Insulin vân vân và mây mây. Mình thực tình là cũng muốn chia sẻ những kiến thức cơ bản dễ nắm bắt nhất để mn cùng giúp cuộc sống tốt hơn, chứ mình không muốn tranh cãi hay nói sốc nhau làm gì vì mình lên đây để cùng nhau học hỏi.
Tổ cha mấy thằng xứ dãy chết bị áp bức quá toàn nghiên cứu mấy thứ gì đâu không à.
Yêu quá
BrioPc
TÍCH CỰC
2 năm
Khi nào về Việt Nam ta, em mình bị, cứ trước giờ ăn là phải chích…
inkpot
ĐẠI BÀNG
2 năm
@BrioPc Bạn tìm hiểu theo video này thử. Em bé này bị type 1 từ nhỏ nhưng không cần chích insulin -> edit: có đeo máy bơm insulin nhưng đường huyết ổn định hơn sau khi thay đổi chế độ ăn.
hakatu
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tin quá tốt
Nghia NV
ĐẠI BÀNG
2 năm
Hay thấy quảng cáo trên Youtube lắm mà k bao giờ quan tâm 😁... Giờ thì quá hay rồi!
Hi vọng nghiên cứu thành công
Đái đường type 3. Loại này vẫn chưa có thuốc chữa 😆
images.jpg
Thời gian 1 liệu trình cũng rất nhanh, chỉ mất 3 phút mỗi ngày là đã có thể đưa lượng đường trong máu của các động vật trở lại mức bình thường -> quan trọng là cần bao ngày chưa có ha
tuluan
TÍCH CỰC
2 năm
Một tin vui cho bệnh nhân đái tháo đường. Hi vọng sẽ sớm được phổ biến phương thức điều trị.
hi vọng công nghệ này khi áp dụng lên người sẽ thành công, chứ các BN tiểu đường họ khổ lắm.
BTKahng
ĐẠI BÀNG
2 năm
Hiện nay mọi người sống khỏe với tiểu đường mà. Mình bị tiểu đường 25 năm từ khi vừa ra trường. Lúc ấy còn tiêm bằng syringe nắp đỏ của Đức cứ 1 ngày lụi 3 phát. Sau này theo bác Khánh rồi bác Quang dùng bút tiêm 4 mũi/ngày gồm 3 liều cho bữa ăn và 1 liều nền ban đêm. Việc khó của tiểu đường là kiểm soát đường huyết mà muốn biết lượng đường trong máu thì người bệnh chỉ còn cách duy nhất là trích máu đầu ngón tay, vừa đau lại bất tiện. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường lại có nhiều thiết bị dùng để kiểm soát đường huyết như của Johnson & Johnson mà thị trường VN đang phân phối là freestyle libre. Lúc trước mọi người thấy bà TT Anh có đeo là loại đó (phiên bản EU). Thị trường Mỹ thì nhiều loại Dexcom cho kết quả chính xác hơn (chênh lệch vs MARD là khoảng 9%). Kết quả đường máu này, tùy loại thiết bị người bệnh đeo, có thể hiển thị trên điện thoại hoặc monitor riêng biệt. Khi người bệnh nhìn thấy mức đường máu của mình thì sẽ làm gì? Nếu như đường máu cao thì họ phải có 1 liều correction để đưa đường máu về range mục tiêu (80-120mg/dL) việc này cũng bất tiện nếu người bệnh ở VN vì lại phải lôi bút ra lụi 1 phát. Trong trường hợp các bạn đang dùng bơm/pump thì sẽ ra lệnh cho pump tiêm. Trên facebook rồi zulip, instagram hiện nay có các nhóm phát triển phần mềm tự động. Nghĩa là sao? Họ kết hợp pump (đa số pump hiện nay là của Medtronic dùng giao thức RF/radio frequency) với thiết bị theo dõi đường huyết là dexcom/freestyle (đang dùng bluetooth sóng ngắn) và 1 thiết bị gọi là rileylink để dịch ngôn ngữ giữa pump vs thiết bị theo dõi đường huyết. Nếu đường huyết cao, pump sẽ automatic hiểu được và bắt đầu tính toán và tự tiêm liều correction. Nó như 1 vòng lặp/loop kín vậy và người bệnh sẽ chỉ phải tự tiêm liều khi ăn thôi. Tại sao vậy? vì hiện tại trên thị trường chưa có loại insulin nào đủ nhanh để có thể theo kịp lượng đường máu tăng cao khi người bệnh ăn vào cả. Ở Mỹ hiện có loại tác dụng chỉ sau 5p sau khi tiêm vào, thế là đã quá nhanh rồi trong khi hiện tại mình dùng các loại Novorapid hoặc Apidra. Vấn đề còn lại của người bệnh là cần phải theo dõi các side effect như tim, huyết áp, HDL, LDL ....Mình từ ngày loop đến nay sống khỏe, không hề bất tỉnh lần nào mặc dù có vài lần ngất ngư do chủ quan. Heehehehe. Vài kiến thức kiểm soát và sống tốt vs tiểu đường chia sẻ cùng các bạn.
tomitonie
ĐẠI BÀNG
2 năm
Nếu xử lý được căn nguyên tại tuyến tụy thì 1 lần là khỏi dứt điểm luôn. Dù sao thì cũng thêm 1 hi vọng cho bệnh nhân
dohoa23
ĐẠI BÀNG
2 năm
Nhà em ba đời chữa bệnh đái tháo đường. Và cách chữa là ko đi đái
Cười ra nước mắt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019