Ủa anh: Vì sao nước đóng băng trên mặt hồ còn dưới đáy nước vẫn lỏng?

Nam Air
10/4/2022 7:41Phản hồi: 81
Ủa anh: Vì sao nước đóng băng trên mặt hồ còn dưới đáy nước vẫn lỏng?
Chúng ta được học trong chương trình phổ thông đó là nước nóng sẽ nở ra và nổi lên trên còn nước lạnh sẽ chìm xuống dưới, tạo thành hiện tượng đối lưu của nước và hình thành hiện tượng sôi khi nước đạt 100 độ C. Vậy thì tại sao khi ở 0 độ C, nước lại đóng băng ở trên mặt thay vì đóng băng ở dưới?

Câu trả lời là do tính chất vật lý đặc biệt của nước. Nước là một vật chất rất đặc biệt, ở áp suất khí quyển thì nó nở ra khi gặp nóng và co lại khi gặp lạnh.

Khối lượng riêng của nước là 997kg/m3 ở nhiệt độ 25 độ C và “nặng nhất” là 1000kg/m3 ở 4 độ C.
tinhte-trong-luong-nuoc.png

Để dễ hình dung, anh em có thể bỏ 1 chai nước suối đang ở nhiệt độ phòng vào tủ lạnh rồi quan sát. Khi giảm nhiệt độ xuống còn dưới 10 độ C, chai nước có xu hướng bị móp do nước trong chai co lại vì gặp lạnh.

Tuy nhiên, ở 4 độ C thì nước có mật độ "đặc" cao nhất, lạnh hơn 4 độ C thì nước bắt đầu nở ra tương tự khi gặp nóng. Lúc này chai nước sẽ phồng ra và thể làm bung nắp nếu bị nén quá chặt.

tinhte-nhiet-do-nuoc.png

Chính vì vậy khi nhiệt độ xuống dưới 4 độ C, nước bắt đầu nở ra, làm cho nước lạnh nổi lên và nước nóng chìm xuống dưới, cho đến khi nước ở bề mặt bị đông đá nếu nhiệt độ đạt 0 độ C. Điều này giải thích cho lý do vì sao nước đá lại nổi lên trên, đơn giản là vì nước đá nhẹ hơn nước lỏng.

tinhte-nuoc-da.jpg

Về cấu tạo hóa học, phân tử nước H20 cấu thành bởi 2 nguyên tử Hydro liên kết với 1 nguyên tử Oxy. 2 nguyên tử hydro (của phân tử H20 này) liên kết yếu với nguyên tử oxy (của phân tử nước kia).

tinhte-cau-tao-nuoc-lanh.png

Nhiệt độ lạnh làm cho nước bị giãn nở, tức là mật độ phân tử của nước đá sẽ "loãng" hơn của nước bình thường, tạo thành cấu trúc hình lục giác, liên kết này của nước đá bền vững hơn nước ở nhiệt độ thường, chính vì vậy mà nước đá sẽ cứng hơn nước thường.

Ngược lại, độ mật phân tử ít hơn sẽ làm cho nước đá nhẹ hơn và nước ở nhiệt độ thường và nổi lên trên -> sông, hồ, biển chỉ đóng băng trên mặt. Lớp băng trên mặt hồ sẽ là vách ngăn không khí “làm lạnh” phần nước dưới mặt hồ, vì vậy nước dưới hồ vẫn là dạng lỏng.

Quảng cáo


Theo Wtamu
81 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Giống mod Nam vậy, bên ngoài lạnh nhưng bên trong ấm áp
Mr_Khuyen
TÍCH CỰC
2 năm
@xecatang Nếu nước đóng băng từ trên xuống đấy thì sẽ gây ra hiện tượng ách tắc dòng chảy. Vậy nên các kỹ sư đã giải quyết bằng cách là chỉ cho đóng băng phần nổi bên trên, bên dưới dòng chảy vẫn lưu thông được.
TRK
TÍCH CỰC
2 năm
@xecatang Kiếm mod nướng... củ khoai đi!
1st January
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Mr_Khuyen trời lạnh quá thì vẫn đóng băng cả hồ luôn nhá :v
LamTung91
ĐẠI BÀNG
2 năm
@xecatang neptune xin hân hạnh...
Tưởng do lõi trái đất nóng nên bề mặt tiếp xúc với nước ấm nên không đóng băng. Bên trên tiếp xúc với không khí lạnh trước nên đóng băng
@Bucky Ngạo Nghễ ĐÚng rồi,. nhưng mà phần đáy tiếp giáp cũng ko phải gọi là tiếp xúc trực tiếp với lõi nóng chảy đâu mà là cả các lớp trầm tích nữa, nên dưới đáy nhiệt độ cũng thấm chỉ khác là chưa tới mức đóng băng thôi, chứ ko hẳn là lõi nóng mà gây nước nó ấm nên ko bị đông như ông trên kêu lý do cả tỉ km vãi con số
L.T.D
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nguyenduytu111 Cũng vì hàng tỷ km nên nó chỉ làm cho bớt đóng băng thôi là đúng rồi (mà ko tới hàng tỷ đâu)!
@Bucky Ngạo Nghễ Đơn giản là từ xưa đến giờ nó vậy rồi áh…
@nguyenduytu111 Bán kính trái đất hơn 6000km thôi thím. Hàng tỷ thì nó đến mẹ sao diêm vương rồi.
Đã ôn lại kiến thức phổ thông 😁 cám ơn chủ thớt
vhhai_c3
TÍCH CỰC
2 năm
Mình từng thắc mắc, các đặc điểm và các con số tròn trịa của nước: không màu, không mùi, không vị, 1 lít nước nặng 1kg, 1 mét khối nước nặng 1 tấn... đó là sự tình cờ của tạo hoá hay tại vì nước là khởi nguồn của sự sống nên được con người lấy các đặc điểm của nước làm chuẩn cho các hệ đo lường 🤔
MUFCVN
TÍCH CỰC
2 năm
@vhhai_c3 Ng ta thường lấy những thứ phổ biến nhất, dễ dàng, ai cũng biết nhất để làm tham chiếu, tiêu chuẩn. 1 lít nc tại mực nc biển 1atm, thể tích 1000cm3, nặng 1kg, sôi ở 100 độ C, nóng chảy ở 0 độ... Nhưng trong nghiên cứu khoa học thì ng ta sẽ sử dụng nhiệt giai Kevin (độ K) chứ ko phải là độ C
@vhhai_c3 coi lại kiến thức, ko phải 1 lít nước nặng 1kg mà ngược lại đó, dùng khối lượng 1 lít nước làm chuẩn để quy ước gọi là 1kg đó, xem lịch sử hình thành của kg nhé
@vhhai_c3 Nhưng 1 mét thì lại k.
@vhhai_c3 Đơn vị đo lường có sau nước và lấy nc làm chuẩn, bẩu sao số k đẹp 🤣🤣🤣🤣
Bởi vậy mấy thím cứ kêu phổ thông học nhiều, giờ lòi ra kiến thức được dạy từ lớp 6 rồi mà quá trời người ko biết. 😆)
Nhỏ không học, lớn học lại =))))
Ủa em, sao hỏi anh, google miễn phí nhá =))

Đò là người khác sẽ nói thế, mình chỉ lườm 1 phát thôi
Giải thích bùng nhà bùng nhùng
ONE NO!
TÍCH CỰC
2 năm
@hieu ngoduc nhấn vô tên nó, xong ra tường nhà nó mà nó chặn cmnr sao block đc thím 😔(
hungbya
TÍCH CỰC
2 năm
@ONE NO! Mình cũng bị. Mod nào xem dùm thử @Duy Luân, @Nam Air .
Screen Shot 2022-04-13 at 5.59.36 PM.png
@hungbya Để mình chekc thử, cảm ơn bạn
@hungbya cái này vừa fix, bạn thử lại giúp mình xem được chưa nha
DrakeLe
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ủa em google ra rồi còn hỏi anh chi lol
nathai
TÍCH CỰC
2 năm
@Methanol Đi đâu cũng thấy dấu răng của nó khó chịu thật
@nathai cái này fix rồi nha bạn, bạn vào lại thử nha
nathai
TÍCH CỰC
2 năm
@Duy Luân Được rồi nha. Thanks mod
@nathai Yeah, cảm ơn bạn
Hỏi thế mà cũng hỏi. Anh chị về đọc lại sách đi.
Đấy là các thầy cô sẽ nói thế.
Theo cách nghĩ đơn giản là vì nhiệt độ bên trên tiếp xúc với không khí lạnh nhiều hơn nên lạnh hơn, giống li đá bỏ tủ lạnh thì bên ngoại đông đá trước rồi từ từ mới tới bên trong
luanduynhat
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ủa @Duy Luân Nay dùng nick @Nam Air để post mấy bài cho đủ target à
@luanduynhat Gắt thế
Cười vô mặt
Bên ngoài căng mọng
Bên trong toàn nước
hanith
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bớt khí thải carbon lại thì từ từ cũng đóng băng hết nhé
@hanith Kỷ băng hà trên trái đất không phải do nhiều oxy và ít cabonic nhé. Thời khủng long oxy rất dồi dào. Nguyên nhân kỷ băng hà do mặt trời bị che bởi bụi núi lửa và gần nhất là 65tr năm trước thiên thạch đâm vào trái đất gây ra kỷ băng hà ngắn nhé.
Tôi thích những bài như này. Có những kiến thức tôi không biết thậm chí chưa từng nghe vào đọc để mở mang đầu óc mọi người trao đổi biết đâu ngày mai vận dụng vào cuộc sống. Đó là vì sao đợi rồi tôi bầu cho Namair. Và 1 chút rubi Như so cute.
Thay vì mấy cái post nói ra chút sự thật thì bị 1 nhóm nào đó công kích rồi tranh cải 2 3 phe.
Vẫn mong mod Orange quay lại. Rất thích xem video của mod với bé gì quên tên rồi
@Bucky Ngạo Nghễ Tui thấy nhiều cái ông ko biết nhưng hay phát biểu liều.
Lần này thì khiêm tốn hơn 😊
@Bucky Ngạo Nghễ Dâm Điên Lạnh 1981 hà
Góp ý anh chút nên ghi chuẩn là “H2O” nhé . Ghi ntn là H và 20 rồi 😁
image.jpg
"...đơn giản là vì nước đá nhẹ hơn nước lỏng...." nhìn vào sơ đồ thì chưa chắc nha
Jinnie KTL
TÍCH CỰC
2 năm
ôi giờ mới thấy thắc mắc
JackPhan123
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình nghĩ do mặt nước tiếp xúc với không khí lạnh nên đóng băng, còn bên dưới do có dòng chảy và nhiệt độ không khí chưa đủ lạnh để đóng băng đến phía dưới đáy. Ví dụ để chay nước hay cốc nước vào tủ lạnh, phần nước trên mặt sẽ đóng đá trước, rồi đến bên ngoài cốc rồi đến 1 lúc nào đó nó sẽ đóng đá cả bên trong.
hay quá đấy, giờ mình cũng mới hiểu rõ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019