Nhiều người Mỹ chọn an nghỉ dưới đáy đại dương, lý do tại sao?

Lê Huyền Vân
19/4/2022 10:43Phản hồi: 120
Nhiều người Mỹ chọn an nghỉ dưới đáy đại dương, lý do tại sao?
Trở về với đất hay trở thành cát bụi là cách chôn cất truyền thống được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng ngoài phong tục tang lễ đó, ít ai biết rằng còn có cách chôn cất dưới biển.

Đối với đám cưới mọi thứ dễ dàng hơn, thời thế thay đổi cũng tác động và thay đổi nghi thức. Người ra ngày càng sáng tạo, làm mới đám cưới bằng các hình thức hiện đại, thời thượng hơn. Tang lễ thì không tự do như thế, nó vẫn ràng buộc trong những sự nghiêm ngặt nhất định. Tuy nhiên việc chôn cất ở biển hầu hết được các tôn giáo trên thế giới cho phép và ngày càng có ít người lựa chọn đi theo tôn giáo nên nghi thức tang lễ cũng có chút biến chuyển.

Chôn cất dưới biển thật ra không phải câu chuyện mới


Chon_cat_duoi_bien1.jpg
Nó không mới, nhưng cũng không phải nghi lễ phổ biến được chọn. Theo số liệu từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ vào năm 2020, có 162 người California được chôn theo hình thức này. Trong số 27.000 tang lễ diễn ra ở nhà tang lễ Armstrong và nhà tang lễ McKenzie tại Los Angeles, có khoảng 175 trường hợp chọn chôn dưới biển.

Khá ít người biết đến hình thức chôn cất này. Họ thường cho rằng nghi lễ lạ lẫm này chỉ dành cho quân đội. Hoặc các tình huống đặc biệt như thuỷ thủ tử vong trên biển và việc đưa thi thể trở về đất liền khó khăn thì người ta mới chọn cách chôn cất này.


Thực chất việc an nghỉ dưới biển tiết kiệm tài chính khá nhiều so với nghi lễ truyền thống. Chôn cất tại nghĩa trang tiêu tốn ít nhất là 20.000 USD (thông tin chia sẻ từ Judah Ben-Hur, chủ sở hữu nhà mai táng Argos), trong khi đó nếu chôn người dưới biển tốn khoản mua quan tài hoặc tấm vải liệm sau đó thuê thuyền, tổng chi phí chỉ dao động 5.000 đến 10.000 USD.

Không huỷ hoại môi trường


Chon_Cat_Duoi_Bien.4.jpg
Hình thức chôn cất này cũng mang lại lợi ích cho môi trường, đây là một trong những lý do người ta chọn chôn dưới biển, theo chia sẻ của Natasha Mikles, giáo sư tại Đại học bang Texas, ông cũng đang viết sách liên quan để chủ đề tang lễ thời Covid-19.

Những người xem biển như gia đình điển hình như các thuỷ thủ có lẽ là người hiểu nhất về đại dương, họ cũng có tình yêu nhất định dành cho biển cả. Thuyền trưởng Diane Berol mới đây đã tổ chức tang lễ và chọn biển là nơi an nghỉ cuối cùng cho John Berol - chồng của bà, đồng thời cũng là một thuỷ thủ. Diane Berol là một nhà bảo vệ môi trường, khi chồng bà còn sống, hai người cũng đã tự nhủ sẽ xử lý cơ thể một cách sinh thái nhất có thể sau khi đã chết.

“Việc hỏa táng sẽ tạo ra CO2 trong không khí. Chúng tôi muốn đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai của sự sống trên hành tinh”, Diane Berol cho biết.

Việc đưa một chiếc quan tài xuống đáy biển có nhiều góc nhìn cho rằng nó tựa như việc xả rác. Tuy nhiên theo góc nhìn khoa học lại không phải như vậy.

Người điều hành nhà tang lễ Armstrong, Ken McKenzie nói rằng những con tàu chìm dưới đáy đại dương sẽ hình thành một hệ sinh thái mới, những chiếc quan tài cũng sẽ làm điều tương tự. Theo thời gian chúng sẽ trở thành rạn san hô. Quan điểm này nhận được sự đồng tình từ Milton Love, một nhà nghiên cứu sinh vật học tại UC Santa Barbara, ông cũng chỉ ra rằng quan tài sẽ trở thành môi trường sống cho các loài động vật đại dương. Milton Love cũng bổ sung rằng điều này tốt cho sinh vật này nhưng cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật khác như giun hay cua, nên chôn cất dưới biển có tác động xấu đến môi trường không còn tùy thuộc vào quan điểm của bạn.

Nếu không dùng quan tài, thi thể sẽ được bọc xung quanh bởi một ấm vải liệm, điều này sẽ ít ảnh hưởng đến môi trường hơn nhưng nó cũng cần thời gian để có thể phân huỷ. Trong một số trường hợp ước xác bằng formaldehyde nó cũng có thể gây hại cho một số sinh vật biển, nhưng Love cho biết nó cũng không phải điều gì nguy hiểm và đáng lo ngại nhiều.

Quảng cáo



“Nếu tôi ở dưới đại dương, tôi có thể trở thành mưa trên đỉnh núi”


Chon_cat_duoi_bien.jpg
Không cần phải là thuỷ thủ, nhiều người thích chôn cất dưới đại dương vì điều đó khiến họ hạnh phúc và nó mang lại nhiều ý nghĩa cho họ.

Lois Woodburn là một người yêu đại dương, bà không muốn bị mắc kẹt dưới lòng đất nên trước khi qua đời, bà đã tìm đến những người thợ lặn để hỏi về việc chôn cất dưới biển. Như mong muốn, năm 2021 Woodburn đã được gia đình đưa thi thể ẩn dưới làn sóng. Điều này cũng truyền cảm hứng đến các thế hệ sau của bà, gia đình con gái của Woodburn cho biết họ mong muốn sau này sẽ được chôn cất theo cách tương tự.

Olivia Bareham là một nữ hộ sinh đồng thời là người sáng lập Viện Thánh giá và Nhà tang lễ ở Los Angeles, cô cho biết nghi lễ chôn cất dưới biển mang những ý nghĩa sâu sắc. Sự rộng lớn vô tận của đại dương cũng như hình ảnh về sự vĩnh hằng và khi đi thuyền đến nơi chôn cất, ta cảm thấy như được đi đến không gian linh thiêng.

“Tôi thích ý tưởng trở thành một giọt mưa, và nếu tôi ở dưới đại dương, tôi có thể trở thành mưa trên đỉnh núi”, “Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta là một giọt nước trong đại dương của hạnh phúc, thì việc quay trở lại đại dương là điều hoàn toàn hợp lý”, Bareham chia sẻ về những điều cô từng nghe. Ý nghĩa này khiến cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn, khi chúng ta không biến mất đi mà lại có thể là hạt mưa, rơi xuống đại dương rồi lại được thành mưa trên đỉnh núi.

Để tạm biệt người đã khuất, các thuyền trưởng sẽ điều khiển thuyền ngược chiều kim đồng hồ vòng quanh, điều này tượng trưng cho thời gian ngưng đọng. Sau đó mọi người sẽ ném hoa xuống nước. Người thân sẽ có toạ độ vị trí tạm biệt nơi người thân họ an nghỉ để có thể ghé thăm.

Quảng cáo



Các quy định khi chôn cất dưới đại dương


Chon_Cat_Duoi_Bien.2.jpg
Theo quy định liên bang, tất cả mọi người đều có thể lựa chọn nghi thức chôn cất trên biển. Việc chôn cất sẽ phải cách xa bờ biển ít nhất ba hải lý, quan tài phải được đưa xuống độ sâu ít nhất 600 feet nước.

Để đảm bảo không ô nhiễm đại dương, quan tài được khuyến khích sử dụng chất liệu thép không gỉ, không chứa vật liệu nhựa. Nếu không dùng quan tài thi thể cần được bọc trong một tấm vải liệm có thể phân hủy sinh học. Trọng lượng cũng là một yếu tố được đề cao, quan tài yêu cầu phải có 20 lỗ hổng rộng 2inch để nước ngập vào giúp quan tài chìm xuống. Tương tự với tấm vải liệm, nó phải có cân nặng đảm bảo thi thể rơi xuống đáy đại dương.

Trước khi thực hiện dịch vụ chôn cất này, cần báo với cơ quan trong vòng 30 ngày để xác nhận sự cho phép.

Nguồn: LosAngelesTimes
120 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chốt lại chắc chỉ những ai thực sự gắn bó với biển & đại dương mới thích an nghỉ theo cách này, còn bình thường vẫn luôn chọn cách chôn dưới đất & hoả táng 🤓
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
Screen Shot 2022-04-20 at 15.19.02.jpg
rongict
CAO CẤP
2 năm
@crazysexycool1981 Chốt lại thì ai thích chết kiểu nào thì chết.
@rongict 😆
bjdatjnh93
ĐẠI BÀNG
2 năm
@rongict đang nói về việc chôn cất mà bác. chết thế nào là chuyện khác rồi.
Làm sao cho đừng nổi lên sau vài ngày là được 😂
@annaphuong yên tâm đi, dìm xuống xa bờ mà, sẽ thành thức ăn cho cá sớm thôi
VAdaihiep
TÍCH CỰC
2 năm
@annaphuong Làm bằng thép lại có lỗ thì không nổi được đâu.
@shinkt vỏ được làm bằng thép mà sao cá rỉa được?
nonono86
ĐẠI BÀNG
2 năm
@shinkt Thực ra là động vật nhuyễn thể và giáp xác sẽ xử lý
@JerryKist thì ông kia bảo trường hợp nó nổi lên được thì có đội dọn rác đại dương xử lý thôi
chứ bt để trong quan tài đó làm sao mà nổi
hay thật đấy, cái này có vẻ hợp với mấy người mà sau này sợ là hỏa táng sẽ bị nóng, ra biển tha hồ mát mẻ.
@-KhangThien- Ra biển lại sợ lạnh và vs thuỷ quái 😆
@Lương Minh Nguyễn ra biển làm cướp biển chứ 😆
toidang
TÍCH CỰC
2 năm
Người Việt đầu tiên sử dụng phương pháp này là em Ngô Thanh Vân đóng vai gì trong phim Chiến binh bất tử ấy.
lee0803
TÍCH CỰC
2 năm
@toidang phim đúng ngầu
The Old Guard
Playgirl.xyz
ĐẠI BÀNG
2 năm
@toidang cứ chết đi sống lại bao nhiều lần, sợ vãi đái
@toidang Năm 90 Vn có phim về thuỷ táng này rồi.
@Playgirl.xyz vụ gì vậy bác thông não hộ em?
Cũng dc, đỡ tiền chôn
liệu làm như vậy rồi còn dám tắm biển hay lặn biểm ngắm san hô nửa hay không??? 😆)
-----------------------
nhật ký đôi mắt/
@quynhpmkd Người ta mang ra rất xa bờ á, và cũng không nằm trong vùng san hô khai thác du lịch nè
Cái thiên táng ở Tây Tạng mới ghê
@lxhxxnxxx Thật ra thì Thiên táng hay Điểu táng đều là cách gọi một hình thức mai táng. Chốt lại cuối cùng là làm đồ "nhắm" cho chim kền kền mà.
@Nguyễn Tiến Thành 12 Thiên Táng ở Tây Tạng nhìn có vẻ ghê nhưng đó là hình thức mai táng hợp vệ sinh môi trường nhất rồi. Chưa kể loài người chết đi thì cũng về với cát bụi . Còn hơn nhiều ở Ấn thả trôi sông
@Khiemauto bốc mùi cả xóm chứ ngồi đó mà thân thiện 😆
Hoang Miiu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Khiemauto Không phải thân thiện môi trường, nó ảnh hưởng đến môi trường chứ. Nhưng đó lại là vấn đề tư duy nhân đạo của người Tây Tạng, làm thức ăn và cứu đói cho loài kền kền, nơi mà môi trường khắc nghiệt và đồ ăn rất thiếu thốn với nhiều loài vật.
Chết rồi thì đem thiêu cho khoẻ ( khoẻ cho cả mình lẫn con cháu ):
Thứ 1 là chuyện đi tảo mộ.
Thứ 2 là về tiền bạc, thiêu rẽ hơn xây mộ nhiều, bây h xây 1 cái mộ nhìn được được cũng hơn chục triệu rồi
@LocNguyen6495 Chục tr đủ tiền công bác ơi.
ides
CAO CẤP
2 năm
@LocNguyen6495 Họ trên tầm mình. Họ nghĩ tới môi trường nữa.
[Zeus]
CAO CẤP
2 năm
@LocNguyen6495 Khác biệt tôn giáo nên không “khoẻ” như VN đâu. Ở Mỹ thiêu rồi cũng ra nghĩa trang lập mộ cho cái hủ ấy chứ đâu mang về nhà or gửi chùa or rải bay theo gió.
Nên vẫn xây mộ thôi. Chỉ khác 1m2 đất rẻ hơn 2m2 đất. 😅
@LocNguyen6495 Trên người ta có nói rồi đó, con cháu phải gánh phần chi phí hỏa táng với CO2 của việc đốt. Còn đem bỏ xuống biển tiết kiệm nửa chi phí so với đốt.
@lucky10000 Không biết chi phí thiêu bên mĩ bao nhiu, hôm rồi có bà cô vừa mất, thiêu hết có 4tr thôi bác, mà bây h hình như có thiêu bằng điện rồi, k có thiêu bằng củi hay gas như trước, nên cái vấn đề co2 phát sinh chắc cũng k nhìu
Má T đã từng uống nước biển. Nghĩ mà cay bọn Mỹ.
kidboyltt
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dlv.thickgame t tung ia xuong bien ne
@dlv.thickgame Thế bro nghĩ nước thải sẽ chảy đi đâu
Cười vô mặt
Gioan Dinh
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dlv.thickgame xl bạn
mình từng đái và tiếp tục đái xuống biển =))
caocao_203
TÍCH CỰC
2 năm
lâu lâu mới có 1 con tàu chìm rặng san hô còn phát triển được. còn với con người thì chết liên tục, san hô còn chưa kịp mọc thì đã bị đè lên, nó sẽ chồng lên nhau, thành một bãi nghĩa địa ở giữa đáy đại dương. Sẽ không có gì có thể sinh trưởng được dưới đáy biển quanh khu vực thả quan tài.
@caocao_203 Chém tầm bậy.
phantkien
ĐẠI BÀNG
2 năm
Sợ bị truyền nhân của Mô Kim Hiệu Uý vs Ban Sơn Đạo Nhân trộm mất mộ chứ sao
@phantkien Hỏi xíu là bác có phải nghe truyện từ kênh YT Nguyễn Thành không nhỉ 😁
@Di Hoa Tiếp Ngọc Do đọc “Ma thổi đèn” 😆
@Dr Xuan Thuy Ở dưới biển cũng bị Đản Nhân " hỏi thăm "
Thấy cũng hơi ghê ghê
LiemPT
CAO CẤP
2 năm
Mình cũng quan niệm, chết là về với cát bụi nên làm sao không ô nhiễm môi trường là được. Chứ đúng là giờ hỏa táng, địa táng đều gây ô nhiễm. Giờ chỗ chôn cũng đắt đỏ chứ có rẻ đâu.
kemkem87
TÍCH CỰC
2 năm
Cầu kỳ phết, chết thì còn mỗi cái xác, mình thích đc chôn dưới gốc cây hoặc hoả táng thành tro đem ra sông hồ, bón gốc cây cũng đc =))
@kemkem87 Tớ thích phóng thẳng ra không gian! Hay đi thẳng vào mặt trời ngoài không gian cũng được... 😃
@kemkem87 Chôn gốc cây thì tối tối đừng hù doạ ai là được 🤣
Thanh275.dn
ĐẠI BÀNG
2 năm
Hoả táng cũng hại môi trường, cách này hợp lý nhất
CellonC
CAO CẤP
2 năm
Mình cũng muốn như vậy
hoacuclon
TÍCH CỰC
2 năm
Linh hồn tách biệt khỏi thể xác, khi thể xác không còn nữa thì linh hồn sẽ đi về đâu???
hoacuclon
TÍCH CỰC
2 năm
@Gioan Dinh Thế giới đó là vô hình và tách biệt với thế giới chúng ta đang ở hả bạn? Nó tồn tại theo kiểu gì b?
Gioan Dinh
ĐẠI BÀNG
2 năm
@hoacuclon Thế giới đó vô hình như linh hồn vậy, bạn không thể thấy được linh hồn dù cho công nghệ có tiên tiến cỡ nào
Nó như là không khí vậy, bạn biết có sự tồn tại của không khí vì bạn đang hít thở nó nhưng bạn lại không thể thấy nó
hoacuclon
TÍCH CỰC
2 năm
@Gioan Dinh Cho dù là không khí đi nữa thì nó vẫn là vật chất, vẫn có thể nén lại thành dạng lỏng để có thể nhìn thấy, nhưng cái chuyện về linh hồn và thể xác này Mông lung và mơ hồ vs mình quá, thôi thì ai rồi cũng sẽ chết, tới đó rồi biết bạn ha
Gioan Dinh
ĐẠI BÀNG
2 năm
@hoacuclon hehe..chết rồi biết ^^!
Ở đâu cũng như vậy thôi nếu không hoả táng. Chôn dưới đất thì lại phân huỷ cát bụi trở về thành cát bụi.
cũng là 1 cách hay, ngoài ra nếu muốn có ích thiết thực và nhanh hơn thì nên hiến xác 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019