Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[QC] Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trước vấn đề an toàn bảo mật

TTKM
22/4/2022 0:1Phản hồi: 1
[QC] Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trước vấn đề an toàn bảo mật
An toàn bảo mật đang ở mức độ cấp bách chưa từng có khi liên tiếp các vụ tấn công mạng xảy ra, nhưng hầu hết các chủ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn lúng túng trong việc triển khai các biện pháp phòng chống.

Việc tin tặc phát tán mã độc, khai thác lỗ hổng trong các tổ chức, doanh nghiệp không mới. Tuy nhiên, từ khi Covid-19 bùng phát, giới bảo mật chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các cuộc tấn công nhắm vào cơ sở hạ tầng, làm gián đoạn hoạt động của các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu. Hồi tháng 5/2021, công ty điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu Mỹ Colonial Pipeline phải đóng toàn bộ mạng lưới sau cuộc tấn công mã độc tống tiền. Một tháng sau, công ty cung cấp thịt JBS cho biết hệ thống máy chủ của họ ở Bắc Mỹ và Australia bị tấn công mạng, làm trì hoãn một số giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp.

Những cuộc tấn công dạng này đang giúp tin tặc gặt hái nhiều thành công, do phần lớn các hệ thống thông tin đã cũ kỹ, lạc hậu, khả năng phòng thủ mạng không theo kịp sự tiến hóa tinh vi của tin tặc. Không ít chủ doanh nghiệp tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau vốn không coi mình là công ty công nghệ, nên ít đầu tư nâng cấp, khiến hệ thống của họ dễ bị xâm phạm hơn.

1.jpg
Doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro về bảo mật khi tiến hành chuyển đổi số

Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung ngân sách nhiều hơn vào các công việc trước mắt để thúc đẩy và duy trì vận hành thay vì đầu tư vào bảo mật thông tin. Họ cũng thường chỉ điều phối 1-2 nhân sự phụ trách về bảo mật, thậm chí chỉ là kiêm nhiệm, trong khi các giải pháp được ứng dụng trong doanh nghiệp, tổ chức thường rời rạc, thiếu liên kết.

Giữa lúc đó, nguy cơ về bảo mật lại càng tăng lên khi xu thế chuyển đổi số trở thành bắt buộc trong đại dịch. Hàng triệu người chuyển sang làm việc từ xa, nhiều nhân viên được cấp quyền truy cập vào hệ thống quan trọng của công ty ngay tại nhà, trong khi mã độc có thể được hacker triển khai chỉ bằng cách dụ nạn nhân bấm vào một đường link mạo danh trong email.

"Trước những tác động của đại dịch, các công ty đã chuyển đổi dần môi trường làm việc truyền thống sang môi trường số để củng cố sự kết nối với khách hàng, đẩy mạnh làm việc từ xa. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các rủi ro an ninh mạng ngày càng lớn hơn", ông Đoàn Đăng Khoa , Phó Tổng Giám Đốc tại FPT Smart Cloud, cho hay.

Tại Việt Nam, các cuộc tấn công mạng được ghi nhận tăng gấp năm lần trong năm 2019-2020 và ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong khi các giải pháp bảo mật truyền thống không đáp ứng được sự thay đổi này. Khi bị tấn công, doanh nghiệp đối mặt với hàng loạt nguy cơ như dữ liệu bị phá hủy, năng suất sụt giảm, bị đánh cắp dữ liệu cá nhân và tài chính, làm gián đoạn hoạt động, tốn chi phí cho việc điều tra, khôi phục dữ liệu, tổn hại danh tiếng...

Câu hỏi đặt ra lúc này là các chủ doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu, cần làm gì để đảm bảo an toàn an ninh hệ thống trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự bảo mật, trong khi ngân sách cho công nghệ gặp nhiều hạn chế do đại dịch.

Để giúp các chủ doanh nghiệp gỡ bỏ những vướng mắc trên cũng như có cái nhìn tổng thể về tình trạng bảo mật trong hệ thống nội bộ, FPT Smart Cloud triển khai chương trình cung cấp miễn phí gói dịch vụ "Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược an ninh thông tin cho doanh nghiệp" vốn có giá 2.000 USD. Chương trình dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam với quy mô trên 200 người dùng.

2.jpg
FPT Smart Cloud hỗ trợ doanh nghiệp 2000 USD cho công tác đánh giá bảo mật an ninh mạng

Gói dịch vụ này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu sâu và rõ về tình trạng an ninh an toàn của mình, mà còn được đánh giá sẽ khắc phục được một hạn chế cơ bản trong các doanh nghiệp là vấn đề thiếu nhân sự bảo mật.

FPT Smart Cloud sử dụng CSAT - công cụ đánh giá an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp theo chuẩn an toàn thông tin quốc tế Microsoft Zero Trust và CIS Control version 8.0, từ đó tư vấn và đề xuất hướng triển khai và khắc phục cho doanh nghiệp nếu phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn.

Để tham gia, doanh nghiệp có thể đăng ký trước ngày 30/5 tại đây.

FPT Smart Cloud là đối tác kinh doanh cấp I và đối tác Vàng của Microsoft, đồng thời là đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ giải pháp, hạ tầng và ứng dụng cao cấp từ Microsoft tới gần hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Trực thuộc FPT - Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, công ty sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường địa phương và giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn, cung cấp và hỗ trợ triển khai các dịch vụ của Microsoft.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019