Hải quân Mỹ thành công truyền 1.6 kW điện không dây qua khoảng cách 1 km

Lư Thế Nghĩa
23/4/2022 16:23Phản hồi: 75
Hải quân Mỹ thành công truyền 1.6 kW điện không dây qua khoảng cách 1 km
Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Research Laboratory - NRL) đã thành công trong việc truyền tải năng lượng không dây. Bằng cách sử dụng vi sóng (microwave), NRL đã truyền đi 1.6 kW điện qua khoảng cách 1 km tại khu Nghiên cứu Thực địa Quân đội Mỹ (U.S. Army Research Field) ở Maryland.

Ý tưởng truyền tải điện năng trên khoảng cách xa mà không cần dây dẫn đã có từ lâu. Đến những năm 1970, công nghệ này đã có đủ độ chín để trở thành yếu tố quan trọng trong ý tưởng của nhà vật lý người Mỹ - Gerard K. O’Neil - đề xuất xây dựng các trạm thu năng lượng mặt trời từ ngoài không gian rồi truyền ngược lại trái đất. Nguyên tắc của việc truyền điện không dây khá đơn giản. Đầu tiên điện năng được chuyển đổi thành vi sóng, sau đó được hội tụ thành chùm tia và “bắn” đến đầu thu - thứ được chế tạo từ những thành phần gọi là rectenna (ăng ten chỉnh lưu). Đây là những thành phần đơn giản, gồm ăng ten lưỡng cực băng tần x (x-band dipole antenna) với diode RF. Khi vi sóng tác động đến rectenna, các phần tử sẽ tạo ra dòng DC.

scope-m_power_wirerless_microwave_tinhte-1.jpg
Ăng ten chỉnh lưu (rectifying antenna) được lắp đặt vào ăng ten thu, nơi nhận chùm tia vi sóng 10 GHz phát ra từ đĩa phát vi sóng (microwave dish transmitter) ở ảnh đầu bài, rồi chuyển hóa thành dòng điện 1 chiều DC. Ảnh: NRL

Rectenna là từ ghép của Rectifier (chỉnh lưu) và Antenna, xuất hiện trong nửa cuối thế kỷ 20. Rectenna mô tả công nghệ sử dụng cho phương pháp truyền năng lượng không dây mà thiết bị thu dùng các ăng ten thu năng lượng tín hiệu sóng điện từ, sau đó chuyển đổi thành năng lượng dòng điện 1 chiều DC. Rectenna gồm các thành phần chính: nguồn tạo chùm tia năng lượng, ăng ten thu, bộ lọc phối hợp trở kháng và mạch chỉnh lưu. Hiệu suất của rectenna phụ thuộc vào hiệu suất của các thành phần cấu tạo.

Bất chấp những nghi ngờ ban đầu, hóa ra việc “bắn beam” bằng vi sóng lại tỏ ra có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Đội ngũ NRL được Bộ Quốc Phòng Mỹ giao trọng trách phát triển dự án SCOPE-M (Safe and COntinuous Power bEaming - Microwave) để khám phá về tính thực tiễn của công nghệ này.

scope-m_power_wirerless_microwave_tinhte-2.jpg

NRL sử dụng chùm tia vi sóng 10 GHz và thiết lập thử nghiệm SCOPE-M ở 2 địa điểm: U.S. Army Research Field ở Blossom Point, Maryland và HUSIR (Haystack Ultra Wideband Satellite Imaging Radar) ở MIT tại Massachusetts. NRL chọn tần số 10 GHz vì 2 lý do chính: có thể truyền đi trong điều kiện mưa lớn nhưng mức tổn thất năng lượng dưới 5%, và an toàn khi sử dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với động vật, chim chóc hay con người. Điều này giúp cho việc truyền điện không dây đơn giản và an toàn hơn so với các hệ thống dựa trên laser trước đây. Thử nghiệm SCOPE-M ở Maryland cho thấy mức hiệu suất đạt được là 60%, trong khi đó thử nghiệm ở Massachusetts không đạt được mức công suất cao nhất như Maryland, nhưng lại có công suất trung bình cao hơn, vì vậy truyền tải được nhiều năng lượng hơn.



Trong tương lai, công nghệ SCOPE-M có thể được sử dụng để truyền tải điện năng trên mặt đất, hoặc từ ngoài không gian ngược lại trái đất. Không giống như các nguồn năng lượng sạch khác thường tạo ra điện nhưng không liên tục, việc thu năng lượng mặt trời từ ngoài vũ trụ có thể cung cấp điện năng xuyên suốt 24/7/365. Tuy nhiên đối với Bộ Quốc Phòng Mỹ, ứng dụng trước mắt của SCOPE-M là để truyền điện cho các binh lính trên thực địa, loại bỏ việc vận chuyển nhiên liệu vốn rất dễ bị tấn công.
75 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hippiaboi
ĐẠI BÀNG
2 năm
Chơi Red Alert 2 bên Russia có con tank Tesla thì phải, giật cứ gọi là phê. Chắc tương lai sẽ có cả Laser tank nữa 😁
Kid_Alone
TÍCH CỰC
2 năm
@hippiaboi Laser tank thì trong đó cũng có mà =)
Cần gì tương lai.
chosanbo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Kid_Alone Prism tank.
hippiaboi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Kid_Alone Ý là xe thật ngoài đời ấy bạn. Kk
Sạc ko dây ah!? Đi xuyên qua người có sao ko nhỉ!?
@SoGetSu theo mình nghĩ nếu bạn đi lướt qua nhanh thì ko sao chứ đứng yên mà hứng 1 hồi thì sẽ có chuyện đó, hihi
cuong12399
ĐẠI BÀNG
2 năm
@batrung2906 Đúng rồi bác, 1.6kw là khoảng 62dBm. Đa số thiết bị dân dụng chỉ được giới hạn ở mức 30dBm thôi. Đây lại còn là beamforming nên nếu bác đi bộ ngang đường thẳng Line of Sight giữa trạm phát và trạm thu là đủ mệt mỏi rồi 😅
@cuong12399 Đi ngang qua người sẽ ấm lên , chớ không nóng lên như trong lò vi sóng đâu 😭
@batrung2906 Mình ko biết nhưng cường độ cao như vậy mà qua thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Nhất là với 1 người đã từng bị dòng điện chạy qua. Để lại nhiều cháy xém.
grozar
CAO CẤP
2 năm
Mơ ước của Tesla
ngocquangit
ĐẠI BÀNG
2 năm
@NHOCTI007 Vật lý phổ thông thì ko nói về vấn đề này và dạy các lý thuyết xa xưa nên nhiều bạn ko hiểu các công nghệ. Nếu thuần truyền tải thì DC truyền tốt hơn AC nhưng công nghệ xử lý phức tạp và hạ tầng truyền dẫn đắt hơn.
@ngocquangit Đúng rồi bạn, thực ra thằng nào cũng có giá trị riêng của nó, nên ông nào kêu cái này phải thay thế cái kia thì buồn cười quá :V

còn dúng như bạn nói, vật lý phổ thông không theo kịp những gì phát triển của kỹ thuật nữa rồi.
@ntherol Truyền tải 500KV còn dùng AC , từ 1000KV trở lên lại dùng DC ít hao hụt hơn
@MinhHy Nguyen Tương lai là có thể , vì tất cả các thiết bị tiết kiệm điện đời mới đều từ AC chuyển sang DC như máy lạnh , tủ lạnh , quạt máy , máy giặt ...phía sau phía sau có kèm chử Inverter 😁 ... còn bếp từ , bếp điện , adapter sạc điện thoại , đèn 1,2 m xài led ....
đều dùng được điện DC
Jikhatmau
ĐẠI BÀNG
2 năm
cụ tesla nhập... để hoàn thành những thứ còn dở dang ;))
Những điều trong phim viễn tưởng, trong truyện Doraemon dần trở thành hiện thực.
ussh999
TÍCH CỰC
2 năm
Công nghệ mới bắt đầu. Nếu đạt 90% hiệu suất, công suất ổn định thì lưới điện thành phố sẽ gọn nhẹ thành từng cụm nhỏ.
ussh999
TÍCH CỰC
2 năm
@laiviet Bước sóng, tần số được coi là an toàn mà bạn. Đâu phải cái lò nướng khổng lồ.
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@ussh999 Nhưng bạn quên một điều là "công suất" nữa. Bước sóng/Tần số an toàn chỉ khi nó đi cùng với "công suất" đủ nhỏ thôi.
ngocquangit
ĐẠI BÀNG
2 năm
@ussh999 Dạng microwave thì không có cái nào là hoàn toàn an toàn cho người cả, chưa tính tới việc tập trung thành dạng Beam truyền p-t-p, cắt ngang cũng có hại chứ nói chi tới xuyên qua hàng ngày. Xử lý dạng thu phát điểm - điểm rồi toả ra trong khu vực nhỏ bằng dây thì có lý hơn.
ussh999
TÍCH CỰC
2 năm
@ngocquangit Mình nói cấu trúc này mà. Mỗi khu phố có 1 trạm biến áp với đầu vào dạng sóng. Gọn nhẹ, độc lập, dễ triển khai.
Có 1 km mà hiệu suất chỉ có 60% thì công nghệ này chỉ có một chỗ đứng cho nó là sọt rác thôi.
@dlv.thickgame Mấy thằng phát minh nghiên cứu sáng tạo rồi từ từ hoàn thiện nâng cao chất lượng. Còn mấy thằng vô tích sự thì ngồi chê.
@Cái Nồi Cháo Heo Hi hi , sạc không dây cách 1cm hiệu suất còn bao nhiêu ... còn 10cm 😁
ngocquangit
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dlv.thickgame Động cơ đốt trong bây giờ hiệu suất có 35-35% rồi có đem xe hơi đi vứt sọt rác ko bạn? Tào lao.
@ngocquangit Vứt đi thì lấy cái gì để biến xăng dầu thành công cơ học với hiệu suất cao hơn đây? Còn cái ko dây này vứt đi thì còn cái truyền qua dây điện hiệu suất 99,99% đó, vừa hiệu suất cao lại còn ổn định nữa.
Thế là cái joke bắn cho 500 điện thành sự thật rồi 😆
Rồi sau này đi mua điện kiểu: bắn cho 10k điện nhé...😃
crownchip
ĐẠI BÀNG
2 năm
Áp dụng cho drone thì hay, binh lính di chuyển đến đâu luôn có sự hỗ trợ giám sát kẻ thù từ trên không, thêm 1 góc nhìn thứ 2 không ngừng nghỉ 24/7
@crownchip drone giờ nó cũng 24/7 chứ đâu, bay vài ngày về đổ xăng thì có con khác lên thay
crownchip
ĐẠI BÀNG
2 năm
@If you dont mind Ý mình là ko bị gián đoạn giám sát, con khác lên thay phải chờ con trước về mới có chỗ để vào đúng vị trí ban đầu
@crownchip Làm gì mà bị gián đoạn, con mới lên thì con cũ về, giờ Nga nó đang giám sát 24/24 cái nhà máy thép đó, bất cứ cái gì chuyển động nó hoá vàng luôn
60% cũng là con số tốt cho hiện tại, hy vọng trong vòng 10 năm nữa nó sẽ bước ra đời thực
Sunny Nignt
ĐẠI BÀNG
2 năm
1.6kw chỉ đủ cho Nhat1981 còm nhảm trong 1 ngày thôi
Rồi có nhà máy nhiệt điện ngoài không gian lấy nhiệt năng từ mặt trời truyền về trái đất
gabaybong
ĐẠI BÀNG
2 năm
@trung tâm vpp 97 lê duẩn pleiku Không chừng sao này lên tận mặt trời khai thác năng lượng luôn ấy !
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
2 năm
@trung tâm vpp 97 lê duẩn pleiku Giá thành vận chuyển lên không gian đủ rẻ thì sẽ có thôi.
buonban2u
TÍCH CỰC
2 năm
numbẻr one
Ryo116
TÍCH CỰC
2 năm
Trả tiền bản quyền cho cụ Nikola Tesla đi
Cười vô mặt
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@Ryo116 Mãi mới có một cụ comment có nhiều chất xám. Tiếc cho thiên tài Tesla, nghiên cứu giỏi mà thương mại hóa kém.
Hot.Buns
TÍCH CỰC
2 năm
Cái này ko mới nó được ứng dụng trong RFID hàng thập kỷ nay, cái mới là hiệu suất truyền lần này lớn hơn thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019