Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Kem tản nhiệt cho CPU, GPU: Liquid Metal hay Thermal Paste?

Lư Thế Nghĩa
17/4/2022 5:35Phản hồi: 70
Kem tản nhiệt cho CPU, GPU: Liquid Metal hay Thermal Paste?
Kem tản nhiệt là thứ không thể thiếu trong quá trình lắp ráp hệ thống máy tính, đồng thời cũng là 1 lựa chọn để cải thiện hiệu quả tản nhiệt cho các thành phần khác (card đồ họa chẳng hạn). Thị trường có rất nhiều thương hiệu và sản phẩm kem tản nhiệt khác nhau, tuy nhiên có thể chia chúng thành 2 loại về hiệu năng: liquid metalthermal paste.

TIM


TIM - Thermal Interface Material - hay chúng ta thường gọi là kem/keo tản nhiệt là 1 loại vật liệu được thêm vào giữa 2 mặt tiếp xúc để tăng cường sự dẫn nhiệt giữa chúng, mà trong trường hợp của bài viết này là giữa bề mặt CPU IHS hoặc nhân GPU với đế tản nhiệt. Dù nhìn bằng mắt thường, anh em có thể thấy rằng bề mặt của CPU, GPU hay đế tản nhiệt rất bằng phẳng, bóng bẩy, thực chất bề mặt này không phẳng, có rất nhiều “ổ voi, ổ gà” siêu nhỏ. Chính sự không bằng phẳng này khiến cho hiệu quả tản nhiệt giảm sút nghiêm trọng, vì ở những khoảng hở sẽ là không khí - vốn có tính dẫn nhiệt kém. Đây là lý do mà TIM ra đời.

TIM được phát triển để lấp đầy những lỗ hổng, tăng cường hiệu suất dẫn nhiệt. Trong các ngành công nghiệp, người ta có những loại TIM như:

liquid_metal_thermal_paste_tinhte-1.jpg

  • Thermal paste: Thường sử dụng trong điện tử, tạo thành 1 lớp mỏng chen giữa 2 bề mặt tiếp xúc. Thermal paste không có độ bền cơ học nhưng có sức căng bề mặt và hiệu ứng kết dính, không đóng rắn, khi ứng dụng với 1 lớp mỏng, độ nhớt của thermal paste sẽ giúp giữ chúng không bị chảy và giữ nguyên vị trí trong suốt quá trình sử dụng.
  • Thermal adhesive: Tương tự như thermal paste nhưng có độ bền cơ học sau khi đóng rắn, nhờ đó nó có thể được ứng dụng với lớp dày hơn.
  • Thermal gap filler: Là thermal paste đóng rắn nhưng không dính (còn được biết đến như là non-adhesive thermal glue), cho phép tháo rời dễ dàng hơn.
  • Thermally conductive pad: Chủ yếu được làm từ silicone hoặc vật liệu tương tự, dễ sử dụng do là dạng tấm có thể cắt theo các hình dạng và kích cỡ tùy ý, có độ dẫn nhiệt kém hơn.
  • Thermal tape: Dạng băng keo dẫn nhiệt, dán dính lên bề mặt, không cần thời gian đóng rắn.
  • Phase-change material (PCM): Vật liệu chuyển pha là vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao, nóng chảy và đông cứng xung quanh một nhiệt độ ổn định, có khả năng thu nhận hoặc giải phóng nhiệt lượng lớn. Khi PCM đông cứng, nó tỏa nhiệt và khi nóng chảy, nó thu nhiệt. Khi đạt đến nhiệt độ nóng chảy, nó chuyển sang trạng thái nửa lỏng và lấp đầy các khoảng hở giữa 2 bề mặt.
  • Metal TIM: Có độ dẫn nhiệt cao nhất do là hợp chất kim loại dưới dạng lỏng, thường của đồng, titan, nhôm và niken, có khi vật liệu chính là gallium.

Thermal Paste


liquid_metal_thermal_paste_tinhte-2.jpg
Ảnh: Tom's Hardware

Kem tản nhiệt loại này anh em có thể mua được dễ dàng ở các cửa hàng điện tử hay tin học, với giá “thượng vàng hạ cám”, dĩ nhiên đi cùng với mức giá là chất lượng cũng như hiệu năng dẫn nhiệt. Như đã nói, có nhiều loại thermal paste khác nhau dựa trên những thành phần của nó, có thể gồm kim loại, silicone và ceramic.

Điểm mạnh

  • Rất phổ biến, dễ mua, giá thành rẻ và nhiều lựa chọn.
  • Dễ sử dụng, trét sai thì vệ sinh rồi trét lại.
  • Đặc tính không dẫn điện nên anh em có thể trét kiểu nào cũng được, không cần lo lắng hỏng hệ thống.

Hạn chế

  • Giá rẻ thì chất lượng thấp, dẫn nhiệt kém.
  • Không thể so sánh hiệu năng dẫn nhiệt với liquid metal, loại tốt nhất cũng chỉ có độ dẫn nhiệt khoảng 15 W/mK.

Liquid Metal


liquid_metal_thermal_paste_tinhte-3.jpg

Quảng cáo


Liquid metal không phổ biến bằng thermal paste, đồng thời giá của nó cũng khá đắt. Loại này thường các cửa hàng điện tử không có, anh em phải tìm đến những cửa hàng tin học lớn.

Điểm mạnh

  • Khả năng dẫn nhiệt rất tốt, độ dẫn nhiệt trung bình khoảng trên 70 W/mK, nghĩa là hơn gấp 4 lần so với loại thermal paste tốt nhất.

Hạn chế

  • Giá đắt hơn so với thermal paste.
  • Kim loại lỏng nên có khả năng dẫn điện, vì vậy cần rất cẩn thận khi sử dụng. Chỉ cần liquid metal nằm sai vị trí hay dính vào các linh kiện rất nhỏ ở gần đó, anh em có thể chào tạm biệt hệ thống máy tính của mình khi nhấn nút power rồi.
  • Các liquid metal với vật liệu chính là gallium có xảy ra phản ứng hóa học với nhôm, vì vậy không thể dùng với các bề mặt bằng nhôm hay chứa nhôm trong thành phần.

Liquid metal hay thermal paste?


liquid_metal_thermal_paste_tinhte-4.jpg

Câu trả lời là tùy mỗi người. Liquid metal có hiệu năng dẫn nhiệt rất tốt, do đó có thể cải thiện khả năng tản nhiệt đáng kể, nhưng độ dẫn điện của liquid metal khiến cho người dùng phải hết sức cẩn thận. Ngoài ra, liquid metal cũng đắt hơn so với thermal paste. Trong khi đó, kem tản nhiệt thường có giá thành dễ chịu, dễ sử dụng và thậm chí chẳng cần quá cẩn thận cũng không gây ảnh hưởng gì đến hệ thống. Bù lại, độ dẫn nhiệt của thermal paste chỉ khoảng 1/4 so với liquid metal. Nếu anh em đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lắp ráp máy tính và tính cẩn thận cao, liquid metal sẽ là lựa chọn cải thiện nhiệt độ của CPU, GPU rất nhiều.

Quảng cáo

70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

becoivn
ĐẠI BÀNG
2 năm
Vậy dùng liquid metal chỉ cho lượng bằng hạt đậu r úp vô thôi ah bạn?
@nhd1986 Thì cái này đâu phải cho người dùng phổ thông. Ai muốn tối đa hiệu năng hoặc dân ép xung mới xài, hiệu quả thì như bài viết gấp 4 lần keo thường, và xài thì cũng chỉ nên xài cho mấy chip khủng nhiều nhân nhiều luồng ngốn vài trăm w điện khi đó nó nóng thì tụt xung, chứ chip bình thường ăn mấy chục w thì bôi vào cũng chả hơn keo thường là mấy vì nó có nóng mấy đâu. Đúng nữa là phải cạy nắp cpu ra bôi trực tiếp trên chip, xong mài mỏng bớt cái nắp để dẫn nhiệt tối đa, và tất nhiên chỉ dân chơi mới làm vì mất bảo hành và làm sai cách thì đi con cpu trước khi cắm máy luôn
Leg2601
ĐẠI BÀNG
2 năm
@becoivn bác xem thử cấu tạo bộ tản nhiệt của mấy con latop ROG á, người t nói rất rõ về cái kim loại lỏng này
@nospecial người dùng phổ thông thì cứ keo tốt tốt là được rồi
Mình hay xài keo mx-4 thấy rất ok 😆 bình thường 1 năm mình mở máy ra thay keo 1 lần nhưng từ lúc xài mx-4 thì sau 1 năm mở ra thấy vẫn ướt mẹp chưa bị khô nên mình để thêm 1 năm xem sao. Hiệu quả là giảm tầm 10 độ so với keo của hãng.
Sửa lại chỗ này đi Mod, dẫn điện mới đúng 👍👍
Screenshot_2022-04-17-13-30-42-122_com.android.chrome.jpg
@zozolozozove Cảm ơn bạn, mình gõ nhầm 😁
@zozolozozove Đã xử lý thằng đánh máy rồi bác.
Hồi đó xài cái của Coolermaster mx-3 hay 4 gì đó. Trét 3 năm xong tháo ra vẫn chưa khô. Mua 105k, xài chưa được phân nữa phải bỏ.
@Jacky_Knight_90 Giờ còn bán ko ta
grozar
CAO CẤP
2 năm
Thermal Paste thôi, trét kem Gấu Kryonaut bao mát.
ndta13
CAO CẤP
2 năm
Sửa lại chỗ so sánh 2 loại paste với gal nhá, dẫn điện chứ ko phải dẫn nhiệt, vì thằng nào chả dẫn nhiệt
killua123
TÍCH CỰC
2 năm
1 thời delid + liquid 🤣
Xperios
TÍCH CỰC
2 năm
Liquid Metal đỉnh của chóp về khả năng truyền nhiệt rồi.
Năm trước mua Xe Ôm trên taobao về, nóng quá phải mở ra để trét lại, dùng MX-4 không thấy ăn thua lại phải mò lên lazada đặt Thermal Grizzly Conductonaut từ nước ngoài về.
Công nhận hiệu quả ảo thật, làm xong nhiệt độ CPU giảm gần 20 độ.
Cái này dành cho Nhiệt Thủ thôi chứ dân thường như mình thì MX4 là đủ ngon rồi, lại còn dễ dùng.
anfang
TÍCH CỰC
2 năm
Dùng keo tản nhiệt noctua ht-2 hoặc kryonaut là xịn rồi. Kim loại lỏng trét ko lường được tản ép xuống có tràn keo là dễ đi cả máy.
@anfang Có một loại ít người biết đến ( thermal pad liquid metal ) , thường thấy trong một số laptop loại tốt , nó là một miếng kim loại mỏng 0,2 mm dán lên nắp CPU có nhiệt nóng chảy khoảng 60 độ đến 90 độ , sau đó thổi hơi nóng vào tấm tản nhiệt cho đến khi miếng kim loại chảy lỏng ra chiếm vào những chỗ hở , sau đó để nguội
Còn liquid metal không phải hoàn toàn bền vững đâu , sau vài năm tháo CPU ra thấy lổ chỗ , chỗ đặc chỗ lỏng như hòa tan với đồng ấy
@Hoàng Dương Liệt có phải trông giống như lá thiếc phải không bạn
@anfang Dùng 1 loại dung dịch cách điện bôi lên xung quanh CPU để nhỡ có tràn ra thì cũng k gây chập cháy là dc à.
akabela
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Hoàng Dương Liệt hình như là hàn thiết giữa die chip với IHS, nhớ hồi nào intel làm kiểu này sau thì bỏ chuyển qua dùng keo nên mới sinh ra nghề delid + liquid
@alancabata Đúng rồi
Toàn dùng artic silver 5, thấy dùng tận 2 năm keo vẫn không khô. Còn mấy loại kem tản nhiệt dùng 1 thời gian nó cứng như vôi 😆
Mình dùng Cooler Master gel pro v2 thấy cũng ổn. 9w/mk giá 75k lazada.
dntphuc
TÍCH CỰC
2 năm
Với laptop, thermal pad cũng không hẳn là tệ. Nhất là khi heatsink/heatpipe dễ bị cong khi tháo lắp, siết ốc không đều làm vênh tản, ảnh hưởng đến khả năng truyền và tản nhiệt dù cho sử dụng loại thermal paste tốt.
Không biết Mod đã trải nghiệm thử loại thermal pad nào khá khá 1 tí cho cpu laptop chưa ( TPM 7950 chẳng hạn)
lúc mình build con pc bạn bán hàng bảo mua tuyp kem gì 150k loại xịn, cũng chẳng biết hãng gì, mà dùng có tý, đang còn nguyên 😆
tiachop22
TÍCH CỰC
2 năm
con 9900k của mình bị quá nhiệt mỗi khi chạy full tải bị giảm xung chạy cà giật nhìn rất bực trong khi đã dùng tản nước, sau này delid rồi dùng AS5 vẫn không ăn thua, chuyển qua Liquid metal thấy kết quả rõ rệt hẳn, chạy mát rượi. Có điều khi thực hiện cần thao tác cẩn thận, bôi kem kim loại hơi khó khăn, chỉ dùng lượng thật ít vì nó rất lỏng khi thao tác, bám dính vào linh kiện là mệt.
Hồi còn làm member voz, chơi oc các kiểu, mẻ bà nó core sứ của con AMD Athlon gì đó quên rồi
nguyenquan1
ĐẠI BÀNG
2 năm
uầy, cuhiệp cũng có acc vOz nữa cơ á 😐

nếu tản dổm hoặc không có nhu cầu oc tranh giải quốc tế thì dùng kem cho nó nhanh gọn an toàn, hiệu quả vẫn thế chứ không khác biệt nhiều so với liquid
vinhhoang244
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nguyenquan1 thế bác k biết sự tích của tinhte có đc là vì cuhiep bị kích bên v0z nên cay cú về lập ra tinhte đó
@vinhhoang244 Giờ thì 1 ng giàu vc, còn thằng admin kick ngta chắc vẫn ăn bữa nay lo bữa mai 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019