"Ấm lên toàn cầu tạo cơ hội cho virus dễ lây lan hơn từ loài này sang loài khác, kể cả loài người"

_vphlinh_
29/4/2022 3:13Phản hồi: 20
"Ấm lên toàn cầu tạo cơ hội cho virus dễ lây lan hơn từ loài này sang loài khác, kể cả loài người"
Biến đổi khí hậu đang khiến các loài động vật có vú phải đối mặt nhiều hơn với các nguy cơ ảnh hưởng đến việc sinh tồn và phát triển, đặc biệt làm tăng nguy cơ đối mặt với các loài virus gây bệnh dịch nguy hiểm, khi mà hiện tượng ấm lên toàn cầu tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh dễ lây lan hơn từ loài này sang loài khác - bao gồm cả việc lây nhiễm bệnh dịch từ động vật sang người. Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, dự kiến vào năm 2070, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng như dự đoán thì có khả năng sẽ dẫn đến tổng cộng 15.000 “sự kiện lây nhiễm virus” giữa các loài mới.

Trong số ít nhất 10.000 loài virus ở động vật có vú có khả năng lây nhiễm sang người, hầu hết trong số chúng vẫn sẽ chỉ thực sự tạo ra chuỗi lây nhiễm giữa các loài động vật trong tự nhiên. Tuy vậy, điều đáng lo ngại chính là nhiều loại virus trong số đó đang trên đà tiến hóa để có thể lây nhiễm sang con người, làm tăng nguy cơ xảy ra thêm những đại dịch khác tương tự như đại dịch COVID-19 đã hoành hành khắp thế giới suốt hơn 2 năm qua.

Gregory Albery, nhà sinh thái bệnh học thuộc Đại học Georgetown cho biết, những công trình nghiên cứu mà ông cùng các đồng nghiệp thực hiện đều cho ra nhiều bằng chứng không thể chối cãi rằng những thập kỷ tới, Trái đất sẽ không chỉ dần trở nên nóng hơn mà các dịch bệnh cũng có thể phát triển theo hướng tồi tệ hơn. Theo đó, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, nhiều loài động vật có thể cần phải di cư để tìm nơi ở mới có khí hậu phù hợp hơn, ví dụ như những nơi từng quá lạnh so với chúng sẽ trở thành nơi sinh sống lý tưởng khi nhiệt độ toàn cầu tăng. Việc di cư như thế cũng đồng nghĩa với việc chúng sẽ mang theo mầm bệnh đến những nơi đó, tạo điều kiện cho các loài virus có thể lây lan đến các địa điểm và các loài mới mà trước đây chúng không thể tiếp cận được. Quá trình này có thể đã và đang diễn ra, và các nhà khoa học cần phải nhanh chóng theo dõi, tìm kiếm và cố gắng tìm ra cách để có thể kiểm soát chúng (nếu có thể).

Các nghiên cứu mới liên quan đến vấn đề này đang được thực hiện. Trong đó, các nhà khoa học đã xem xét những thay đổi có khả năng xảy ra trong phạm vi địa lý của hơn 3.000 loài động vật có vú. Họ cũng nghiên cứu về việc sử dụng đất hiện nay, chẳng hạn như từ việc phá rừng và xu hướng phát triển đô thị ở khắp nơi trên thế giới... có thể gây ra những thay đổi như thế nào đối với hiện tượng trên.

Nghiên cứu cho thấy, trong tương lai, có thể có hơn 300.000 “cuộc chạm trán” giữa các loại động vật khác nhau nếu Trái đất trải qua hai thời kỳ ấm lên toàn cầu trên mức tiền công nghiệp, hầu hết là diễn ra ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Những “cuộc chạm trán” này có thể dẫn đến 15.000 sự kiện lây truyền virus, trong đó sẽ tạo điều kiện cho ít nhất một loại virus mới di chuyển từ loài này sang loài khác. Phần lớn sự kiện lây nhiễm virus dự kiến đều sẽ có liên quan đến dơi, loài động vật có vú duy nhất có thể bay từ lục địa này sang lục địa khác trong số các loài động vật có vú. Tuy không phải mọi loại virus lây lan từ động vật sang người đều có thể gây ra dịch bệnh, nhưng Albery đã lưu ý rằng khi một loại virus lây nhiễm từ loài này sang một loài mới thì hoàn toàn có thể tạo ra các điều kiện phát triển lý tưởng giúp virus trở thành một loài “đặc biệt phù hợp hoặc có điều kiện phát triển tốt để lây lan sang người”.

Đại dịch COVID-19 xuất hiện ngay sau khi nghiên cứu này vừa hoàn thành, và các tác giả cho rằng cần phải cấp bách chuẩn bị cho các đại dịch khác có khả năng lây nhiễm rộng rãi hơn nữa. Các nhà nghiên cứu cho biết, chúng ta cần phải nghiêm túc thừa nhận rằng biến đổi khí hậu chính là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy cho sự phát triển của các loài virus gây bệnh, làm gia tăng khả năng xuất hiện các đại dịch có thể còn nghiêm trọng hơn cả COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, mối liên hệ về điều kiện sống giữa khí hậu, con người và động vtaaj là không thể chối cãi, và chúng ta cần phải ngay lập tức thay đổi lối sống để có thể hạn chế nhất có thể sự biến đổi khí hậu và hiện tượng ấm lên toàn cầu đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng mặt, nếu như loài người không muốn ngày nào đó, việc diễn ra các đại dịch như COVID-19 lại trở thành một “bình thường mới” khác trong tương lai.

Theo Theverge
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tuyệt vời ! Tks Poster
Tính đi quy ẩn mà đi đâu cũng thấy có quá nhiều người. Xưa vào SG 2 bên quốc lộ toàn rừng với rất nhiều cây mây. Giờ thì 1 cây nhỏ cũng ko có.
@SoGetSu Đường lên Đà Lạt cũng vậy đó bạn, chứ gần SG thì... khỏi nói. Khu vực xung quanh toàn tuyến QL20 thuộc Lâm Đồng bây giờ chủ yếu là đồi trọc hoặc cùng lắm là trồng cây công nghiệp như chè, cà phê. Rừng rậm chỉ còn lác đác ở các khu vực vùng sâu vùng xa như Bidoup, núi Bà, Đam Rông, Tà Năng. Bây giờ còn thêm cao tốc Dầu Giây-Liên Khương-Prenn thì trong tương lai toàn tỉnh này chắc còn đồi trọc mà thôi.
@Frozen Cat Lâm Đồng thì dân địa phương nói phải đi vào sâu 20km may ra còn rừng. Còn ngoại lộ thì thôi! Chỉ còn cây thông dc bảo vệ nghiêm ngặt thôi!
Vậy là tương lai sẽ còn tiêm vaccine dài dài đúng ko =)))
@ntroppld Bài viết này làm nền cho H5N1 đó. Anh em chuẩn bị thắt dây an toàn đi.
@ntroppld Giấy tiêm in đến mũi 7, cứ tận hưởng đi.
Tóm tắt: "loài có vú nào cũng thật đáng sợ và quá nguy hiểm"
ntherol
TÍCH CỰC
2 năm
@Ting Tưởng Chính xác phải là loài có vú to.
Nguy hiểm quá
kemkem87
TÍCH CỰC
2 năm
Sợ quá, cbi tiêm vx loại mới thôi =))
nóng nhẹ thì di cư ,lây bệnh chéo
nóng bự thì băng tan ,mầm bệnh thời ông nội anh sẽ lan tỏa : |
Lạnh cũng sợ, ấm lên cũng sợ 😔
toiyeulexus
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thành trụ hoại diệt thôi. Nóng quá thì phải có tác nhân nào đó để đào thải bớt. Trước đọc bài gì của Warren Buffett ông ý bảo tương lai còn nhiều lần khủng hoảng sinh học hơn cả covid nhiều. Đây mới chỉ là bắt đàu =)))))
oldman20
TÍCH CỰC
2 năm
@toiyeulexus ủa tưởng ông bốc phét đó chi chơi chứng nhể bác 😆
ồ nếu thế thì cấp thiết phải thay đổi và giúp bảo vệ môi trường thôi
Bọn giàu và siêu giàu nó có qtam đâu…
oldman20
TÍCH CỰC
2 năm
@Dollarssssss chuẩn r. Giờ nắng nóng lũ lụt thì ng nghèo chịu đầu nc, chứ tinh hoa họ ở biệt phủ, vina, khu quy hoạch lấy đâu ra thấy ô nhiễm, nóng nắng, lụt lội triều cường...
Kevinlei
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tin vui nhất trong ngày , covid chỉ là màn dạo đầu thôi , rồi loài người sẽ phải trả giá , trong đó có mình 😆
hiện tượng ấm lên toàn cầu tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh dễ lây lan hơn từ loài này sang loài khác

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019