Chúng ta có nên bỏ các bài báo khoa học bằng giấy?

Lê Q Khánh
29/4/2022 11:14Phản hồi: 44
Chúng ta có nên bỏ các bài báo khoa học bằng giấy?
Nếu nhiều anh em làm khoa học thì mỗi hai tuần hay mỗi tháng thường có mấy tập san chuyên ngành công bố những thử nghiệm hay tin tức khoa học trong ngành. Ngày xưa sếp mình đi công tác nước ngoài cũng hay mang về những cuốn tập san như thế và dần dần trên kệ của văn phòng chất đầy các tập san khoa học đến nỗi mỗi lần dọn văn phòng là một cơn ác mộng. Những cuốn tập san đứng đó chịu ẩm mốc, bụi bặm của thời gian vì không ai rờ tới khi cần một thông tin hay kết quả khoa học trong ngành vì bây giờ chỉ cần lên internet là có tất cả (hoặc gần như tất cả nếu không trả tiền đăng ký đọc). Nhưng những cuốn tập san đó là cách xuất bản có hàng trăm năm nay trong giới làm khoa học: vẫn còn những bài báo khoa học, vẫn còn phải gửi để thẩm định (peer review), vẫn phải có những biên tập viên cho phép bài báo đó được xuất bản trên tạp chí của họ hay không.

Hệ thống này có nhiều vấn đề, nếu không muốn nói là lớn. Vấn đề nổi cộm hơn cả chính là thiên kiến xuất bản (publication bias), nghĩa là người bình duyệt và người biên tập có xu hướng cho xuất bản những bài báo có kết quả tích cực hoặc đáng xem. Hệ quả là các nhà khoa học có xu hướng tạo ra kết quả “tốt hơn” bằng nhiều cách khác nhau trong thiết kế nghiên cứu, và đôi khi còn gian lận để tạo ấn tượng với những người cho phép xuất bản. Điều này làm méo mó cái nhìn của chúng ta về những gì đã thực sự xảy ra.

Cách các tập san xuất bản các bài báo khoa học có thể được điều chỉnh theo một số cách khác nhau. Chẳng hạn như quyết định xuất bản một bài báo có thể được dựa trên phương pháp của nghiên cứu đó, hơn là kết quả của nó (và hiện tại nhiều tập san đã làm theo cách này). Hay các nhà khoa học cứ mặc định công bố tất cả nghiên cứu của họ, và các tập san sẽ quản lý, hơn là quyết định, kết quả nào sẽ cho bàn dân thiên hạ biết. Hoặc có thể chúng ta bỏ hoàn toàn các bài báo khoa học. Các nhà khoa học bị ám ảnh với các bài báo - cụ thể là có tên trên nhiều bài báo khoa học sẽ “làm đẹp” CV của họ hơn. Nên nếu đề xuất bỏ hoàn toàn bài báo thì có vẻ hơi “quá trớn”. Nhưng sự ám ảnh đó chính là vấn đề.
publishingscience_1.jpg

Thêm nữa là chuyện chỉnh lỗi. Những bài báo khoa học vẫn mắc lỗi. Lấy một ví dụ, khi khảo sát hàng ngàn bài báo tâm lý học, người ta thấy rằng hơn 50% trong số đó có một lỗi thống kê, và hơn 15% có một lỗi nghiêm trọng có thể đảo ngược kết quả. Sửa chữa những lỗi này với bài báo giấy thì vất vả gian truân: tác giả phải viết đến tập san, rồi bức thư đó cần được đọc bởi những người biên tập lúc nào cũng bận rộn, và thuyết phục họ xuất bản một bài báo ngắn để sửa lỗi. Nhiều nhà khoa học khi yêu cầu sửa lỗi cảm thấy vô cùng bế tắc, và nhiều khi bị các tập san lờ đi. Từ đây, chúng ta có thể thử tưởng tượng được số lỗi trong các bài báo không được chỉnh sửa nhiều như thế nào.

Cuối cùng, dữ liệu. Ngày xưa, việc chia sẻ dữ liệu thô của bài báo với độc giả gần như là không thể. Nhưng bây giờ chuyện này vô cùng đơn giản bằng cách tải dữ liệu lên các kho lưu trữ mở. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang sống trong thời kỳ xa xưa chứ không phải là kỷ nguyên hiện đại: các bài báo vẫn không có dữ liệu kèm theo; do đó, không cho phép người đọc và người xem xét thấy được bức tranh toàn cảnh.

Giải pháp cho tất cả vấn đề này đó là sử dụng internet. Chúng ta có thể chuyển các bài báo thành các trang web nhỏ để công bố kết quả của nghiên cứu. Điều này không chỉ cho mọi người một cái nhìn toàn cảnh từ công đoạn thu thập dữ liệu cho đến phân tích và viết bài - dữ liệu sẽ được bổ sung trên website cùng với đó là mã thống kê để phân tích, và ai cũng có thể phân tích và kiểm tra xem kết quả có giống như trên bài báo hay không - nhưng bất kỳ sai sót nào đều có thể được sửa một cách nhanh chóng và hiệu quả, với thông tin thời gian của những bản cập nhật đều được ghi dấu.

Điều này sẽ là một cải tiến lớn cho tình trạng hiện tại, khi mà phân tích và viết bài hoàn toàn là chuyện ít ai biết, sau đó các nhà khoa học quyết định liệu có công bố kết quả hay không. Chắc chắn là việc công khai dữ liệu và mã phân tích thống kê có thể sẽ tạo ra những kết quả khó giải thích khi người đọc tự chạy kết quả của riêng họ dựa trên dữ liệu và mã thống kê được cung cấp - nhưng đó mới chính là bản chất của khoa học. Ngoài ra còn có những lợi ích khác của việc ứng dụng công nghệ vào việc xuất bản, ví dụ như nếu đó là một nghiên cứu dài hạn về khí hậu hoặc về sự phát triển trẻ em, việc thêm dữ liệu qua các năm sẽ mang tới một bức tranh tổng thể tốt hơn.
publishingscience_3.jpg
Biết là thế nhưng trước mắt vẫn có những rào cản để thực hiện những thay đổi vừa liệt kê ở trên. Một số rào cản liên quan tới kỹ năng. Viết bài bằng Word rồi gửi tới tập san như hiện tại dễ dàng hơn rất nhiều so với làm một trang web nhỏ và đưa dữ liệu, mã phân tích thống kê cũng như diễn giải lên đó. Quan trọng hơn, vai trò của thẩm định (peer review) sẽ như thế nào? Một gợi ý có thể là các nhà khoa học thuê những nhóm chuyên gia để tìm những lỗ hổng trong các phát hiện của nghiên cứu. Nhưng ai sẽ trả tiền cho những chuyên gia này vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Tuy loài người đã có những bước tiến phi thường trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, chúng ta vẫn bị mắc kẹt ở mô hình xuất bản cũ và có nhiều thiếu sót. Một số tập san đã theo hướng sử dụng trang web thay vì xuất bản giấy. Có lẽ đã đến lúc để thay đổi.
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cũ quá gom lại bán ve chai là ok. Để đó đóng bụi dọn mệt, cũng không ai coi hết 😁
Bapbi
TÍCH CỰC
2 năm
Kinh vãi
phải bằng báo mới in ra nhiều người đọc cùng một lúc được, chứ mà dùng digital thì máy đâu cho đủ chỗ công cộng
@Phuongkak Mấy bài báo khoa học thì có mấy ai đọc đâu mà lo nhiều.
Cười vô mặt
Để ra báo giấy hay tạp chí chuyên san thì người ta kiểm duyệt rất kỹ, người chịu trách nhiệm là tổng biên tập ... nên một bài báo khoa học trên báo giấy hay tạp chí lúc nào cũng đáng tin cậy.
unwrittlaw
TÍCH CỰC
2 năm
Nói tào lao, đăng online xong lỡ sai thì sửa giống báo mạng à, thế còn gì là trách nhiệm nữa.
unwrittlaw
TÍCH CỰC
2 năm
@phuongbigbig Ghê, xin hỏi giáo sư tiến sĩ đang công tác ở đâu ạ cho em mở rộng tầm mắt.
@unwrittlaw Đây là ORCID của tôi: 0000-0003-1747-5195, đừng tiện tay vơ "nhầm" là đồng tác giả vào các bài đăng junk journal của bạn là được 😆
unwrittlaw
TÍCH CỰC
2 năm
@phuongbigbig Thôi ông đừng tưởng bở, tôi k phải tiến sĩ giấy nên cái mớ báo đó với tôi chỉ như giấy lộn mà thôi.
vunh94
CAO CẤP
2 năm
Làm sp rồi mới tin, cả hàng trăm tỷ báo cáo khoa học rồi cũng nằm trên giấy tờ...
vunh94
CAO CẤP
2 năm
Làm sp rồi mới tin, cả hàng trăm tỷ báo cáo khoa học rồi cũng nằm trên giấy tờ...mấy ông giáo sư tiến sĩ có 1 điểm yếu là kĩ năng mềm lại k có, thích thượng đẳng, khi ngoại giao thì lại luôn k thích ng khác hơn mình
@vunh94 stereotype
vinhan73
TÍCH CỰC
2 năm
Cho lên PDF hết !!! Nhúng blockchain smart constract hết ( gắn theo mã số thuế - bán là góp thuế ) để bảo vệ bản quyền !
vinhan73
TÍCH CỰC
2 năm
@KimBee Đề tài cấp nhà nước ! Mong bộ giáo dục giao đề tài cho các trường đại học tranh đua, trao giải thưởng ! Xong triển khai đến các thư viện trường chuyển qua PDF_NFT ===> bán cho mọi người từ SV, giáo viên, phụ huynh, ... như bán quyên góp từ thiện !!! Là sẽ được ngay 1 phần mềm ngon lành cành đào thôi ! 🤣🤣🍻🍻🍻
vinhan73
TÍCH CỰC
2 năm
@vinhan73 kkk ... chém gió xong mớ sực nhớ : lỡ họ bán thì mình lấy cái gì để cất nhỉ ? Cất trong HDD ? cất trong tk ngân hàng ? cất trong ví MetaMask ? Cất vào đâu thì được nhỉ ??? kkkk
vinhan73
TÍCH CỰC
2 năm
@vinhan73 Người bán họ chứa ở đâu thì mình cũng bắt chước cất ở đó thui !! kkk
KimBee
ĐẠI BÀNG
2 năm
@vinhan73 https://vnexpress.net/nghich-ly-web-3-0-4457947.html
vnexpress có bài rất hay về "Ngịch lý web3.0". Cái này sẽ trả lời cho bạn là bạn sẽ cất nó ở đâu?
Mà theo Oreilly thì nó sẽ phát triển khi bóng tiền mã hóa vở tung.
Ngoài ra ở thuật toán tìm kiếm nữa. Có thể các nhà xuất bản lớn họ sẽ làm từng giai đoạn. Tài sản vể khoa học, khác với hàng hóa khác. Tính độc quyền rất cao. Cái quyền lực mềm này ghê gớm lắm. Chứ nghĩ đến áp dụng kỷ thuật cao, đâu chịu đứng sau đâu. Ở Việt Nam, vừa rồi giới Blockchain có hội nghị lớn ở HN, chắc họ cũng có những chiến lược riêng.
K.M.Huy
ĐẠI BÀNG
2 năm
"Chúng ta" là ai?
namdong2982
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bài báo có một nhiệm vụ quan trọng là thông báo kết quả nghiên cứu. Với nhiều nghiên cứu quan trọng và có giá trị, việc đi kèm theo dữ liệu sẽ dễ làm cho nó bị ăn cắp, đạo nhái vì đôi khi chỉ cần chỉnh vài số trong dữ liệu là kết quả số của nó đã khác. Việc công bố toàn bộ các kết quả và dữ liệu cũng sẽ gợi ý hướng và phương pháp nghiên cứu cho người khác, cho đối thủ. Đây là điều không công bằng trong khoa học. Vậy nên việc công bố toàn bộ dữ liệu là không cần thiết.
@namdong2982 Đăng trước là đã win toàn tập rồi, cần gì so đo nữa. Chuyện đạo nhái và gợi ý hướng nghiên cứu là hoàn toàn khác nhau, ko có sự tiếp nối thì khoa học ko phát triển đc.
Không nhé
đây là bài bác này tự viết hay cóp nhặt đâu đó về mang lên đây thế? riết diễn đàn này toàn những bài như rác nhỉ.
KimBee
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đọc bài này mà lòng buồn vô hạn! Không biết bắt đầu từ đâu để truy vấn bài viết này. Thôi thì cũng đành viết ra vài ý suy nghĩ vậy!
_ Thứ nhất tiêu đề nhắm vào là: "Bài báo khoa học bằng giấy"!
1. Nên dùng là bài báo khoa học trên nguyên liệu giấy. Không có bài báo nào làm bằng giấy cả.

2. Từ bài báo làm bằng giấy, ở bài viết đã đánh tráo khái niệm hay chuyển mèo thành cáo đó là tập san bằng giấy.

3. Sau đó là đổ dầu vào lữa: "Thêm nữa .. là lỗi". Lúc đầu là lỗi thống kê, sau đó là dữ liệu.

4. Những ngôn từ khó hiểu như "Người đọc tự chạy kết quả riêng của họ", "mã thống kê được cung cấp" gây cho người đọc giật mình vì không biết mình lạc vào cái thứ gì đây?

5. Và cuối cùng cái gì đến nó đã đến: đó là do loài người và nhân loại cả!

_ Thứ hai là vài ý nghĩ, định gõ bàn phím tí xíu cho vui nhưng thôi "speechless"!
@KimBee Bài dịch cắt tỉa dặm mắm dặm muối thôi mà.
Loài người có phát triển tới đâu ăn cắp vẫn cứ luôn tồn tại. https://www.theguardian.com/books/2022/apr/11/the-big-idea-should-we-get-rid-of-the-scientific-paper
@bibinguyen Bài gốc của Guardian cũng nhảm bỏ xừ, mở đầu bằng việc so sánh in giấy với bản in điện tử, tưởng đang đề cập khía cạnh môi trường, xong rồi sau đó bẻ lái sang reviewing process.
Reviewing process thì ko đề cập đc giải pháp thực tế nào mà chỉ "maybe" và chèn vào các dẫn chứng từ cách review mới của 1 số tạp chí đang thực hiện, tóm lại là ko đưa ra được giải pháp mới.
Phần phân tích đúng sai của cách review truyền thống thì bị thiên lệch, chắc do người viết ko thực sự làm khoa học, vì phần nhiều các tạp chí bây giờ đều đòi hỏi transparency và methodology rất cụ thể, đều yêu cầu github code và deposit raw data chứ không phải tuỳ ý mà được. Toàn bộ than phiền ở nửa cuối bài viết như những tiếng kêu gào từ cách đây 20 năm, khi mà hầu hết những vấn đề đó bây giờ đều đã giải quyết rồi.
KimBee
ĐẠI BÀNG
2 năm
@phuongbigbig Tác giả bài viết là Naomi ...., không có tóm tắt lý lịch gì cả. Nói chung là không đáng đọc để phiền lòng.
Các bạn chủ thớt viết một bài là tốn bao nhiêu thời gian công sức. Dịch một bài rồi phân tích ý nghĩa bài đó cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực ấy. Nên chọn một bài viết từ nước ngoài có ý nghĩa và chuyển ngữ cho anh em đọc để đỡ mất thời gian.
Còn khi bước chân vào nghiên cứu và được đăng tải trên các tạp chí uy tín của thế giới, rất khó khăn. Không phải giỏi tốt là được đăng đâu! Chứ chưa nói là hàng xạo.
Cách đây cũng đã hơn 20 năm rồi, một anh bạn muốn gởi lên tạp chí lancet, nghiên cứu về case study thôi. Bài viết qua mấy tay rồi, chuyển ngữ từ Pháp sang Ăng lê vẫn chưa trôi. Tôi hứa giúp ổng, dịch mấy lần, sữa mấy lần. Đến khi gởi sang lancet, họ không chịu đăng vì một lẽ. Lancet chỉ cho USA thôi.
Còn có ngon thì đụng vô NIH đi! Nhận một đống tiền grant của thiên hạ, ngồi đó mà xạo với nằm mơ. Cứ 6 tháng là phải báo cáo kết quả. Khó lắm để làm dịch chuyển cái bánh xe này. Những người đang điều hành nó là phi thường, những người đổi mới đó phải là siêu phi thường.
Còn có chổ nào để cho chúng ta luận bàn.
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
Bạn mang vấn đề này lên tinh tế bàn luận là sai từ trong trứng nước rồi. chưa kể title và nội dung lệch nhau. mình k hiểu bạn muốn cái gì luôn.
Ko nên vì vẫn còn 1 cơ số rất lớn những người quen dùng loại hình báo giấy 🤓
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
hieunhaque
TÍCH CỰC
2 năm
Tác giả không hiểu về bài báo khoa học rồi :v
In lên giấy hay không thì có thay đổi bản chất của bài báo khoa học đâu. In với peer review thì có liên quan gì nhau :v
lâu rồi mình ko cầm trên tay 1 tờ báo giấy hoặc 1 quyển tạp chí
Camlole
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bạn tự viết bài hay dịch lại bài này từ một bài tiếng anh vậy ạ? Nếu có bài viết bằng tiếng anh dùng để tham khảo các vấn đề này, có thể cho mình xin link được không ạ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019