[Infographic] Gần 600 năm phát triển của ngành in ấn, từ sơ khai đến hiện đại

Ng Minh Hằng
17/4/2022 11:41Phản hồi: 19
[Infographic] Gần 600 năm phát triển của ngành in ấn, từ sơ khai đến hiện đại
Công nghệ in ấn và những chiếc máy in quen thuộc ngày nay đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm. Từ những năm 1400, thế giới ghi nhận sự xuất hiện đầu tiên của máy in Gutenberg, mang đúng nghĩa in “ấn” với cách dùng lực nhấn để truyền mực từ bản in lên giấy hoặc vải. Printing press do thợ kim hoàn Johannes Gutenberg phát minh mặc dù có kích thước đồ sộ nhưng vẫn di chuyển được, có tốc độ in đến 3600 trang mỗi ngày, trở thành 1 trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong thiên niên kỷ thứ 2.

Những năm 1900, máy in bắt đầu phát triển nhanh chóng hơn với các kiểu in và công nghệ in đa dạng, từ in lụa đến in phun và laser. Năm 1991, người ta đã có thể in trực tiếp từ máy tính bằng các lệnh kỹ thuật số. 19 năm sau, công nghệ in 3D ra đời, tính đến thời điểm hiện tại đã được nghiên cứu ứng dụng vào rất nhiều mặt của cuộc sống, từ những mô hình giải trí đến các cơ quan nội tạng hỗ trợ sự sống cho con người.

Evolution-of-Printing-Technology.png

Infographic Journal
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mushu
TÍCH CỰC
2 năm
@Nam Air Bài cũ của @Nam Air có vẻ chính xác hơn. In kim (trong bài gọi là ma trận điểm) đâu có dùng trong photo bây giờ nữa đâu. Máy photo toàn thấy là in laser thôi.
Jero.xgo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nam Air B vẫn xịn hơn
Nản với bài viết kiểu này
@người quan họ chạy KPI 😆
Hyper But
TÍCH CỰC
2 năm
Mình nghĩ lịch sử phải hơn 600 năm chứ
tethien
CAO CẤP
2 năm
@Hyper But Chắc chỉ tính ở phương Tây.
Phương đông có kỹ thuật in khắc gỗ có tuổi chắc lâu hơn nhiều.
tethien
CAO CẤP
2 năm
Bạn Mod @Majaaa không hiểu kỹ thuật.

In lụa không phải là in trên lụa bạn nhé. Vẫn là in trên giấy nhưng dùng 1 hoặc nhiều tấm lụa làm nền. Muốn in bao nhiêu màu thì dùng bấy nhiêu tấm lụa.
Kỹ thuật in này bây giờ vẫn còn dùng.

Bài này chắc bạn Việt hóa, không phải là tác giả.
Nhưng mình cũng muốn nhắc là còn có 1 kỹ thuật in khắc gỗ chắc chắn có tuổi cao hơn rất nhiều.
Bản in còn tồn tại được in bằng kỹ thuật khắc gỗ từ thời nhà Đường ( quãng năm 600-900)
Congcu
CAO CẤP
2 năm
@tethien Còn chỗ như "kỹ thuật này sử dụng 2 tờ giấy" =)) hiểu chết liền
Bài viết kiểu gì vậy trời, hình minh họa và diễn giải lung tung sai bét ... in lụa là in nhiều màu trên vải ??? chạy ngay ra phố in xem in lụa là gì xong về đây viết bài nhé, người ta bọc toan lụa lên khung quét chất quang hóa rồi dán phim lên rồi phơi sáng, cái phần hóa chất bị che sáng ko cho mực đi qua rồi người ta lấy cái đó quẹt thanh mực lên trên bản in ông ơi.
VTP21
TÍCH CỰC
2 năm
@boyngo1988 Chuẩn ! Bài sơ sài, minh hoạ và giải thích không đầy đủ, thiếu. In typo, offset, flexo… đâu rồi?
Tôi đã từng vận hành máy in offset vài năm trong vài xưởng in nên khá hiểu về mảng này.
@VTP21 không biết bao giờ người ta phát mình cái máy in offset có cuộn kẽm điện tử nhỉ, ko cần phải canh bo với xuất phim xuất kẽm nữa, vừa tốn tiền vừa mất thời gian.
VTP21
TÍCH CỰC
2 năm
@boyngo1988 Mình nghĩ bản chất máy in offset nó là cơ khí tự động hoá, nếu cải tiến theo hướng bạn nói nó sẽ là cái máy mới với tên khác, không phải offset nữa.
Máy offset đời mới cũng nhiều cảm biến và điện tử rồi, canh căn chỉnh bây giờ cũng diện tử và có màn hình, không như hồi tôi làm những năm 90 đầu 2000 hầu như chỉnh cơ và cần kỹ năng người thợ nhiều, thay vì pha mực theo kinh nghiệm thì giờ nếu cần pha đã có máy tính, còn cơ bản CMYK thì không nói.
knight2255
TÍCH CỰC
2 năm
máy in 3D là đột phá của nhân loại rồi 😁
Robie
TÍCH CỰC
2 năm
bài tào lao
piaosi
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bài viết sai lệch thông tin thế này thì nên xem lại mod phụ trách mảng này hoặc cần có người chuyên môn. Nhận tiền làm mod mà làm ăn như vầy để lại hậu quả lớn về lỗ thủng kiến thức đấy ạ. Bây giờ chưa thấy tác hại nhưng lâu dần là chết đấy.
“ Những năm 1900, máy in bắt đầu phát triển nhanh chóng hơn với các kiểu in và công nghệ in đa dạng, từ in lụa đến in phun và laser” Những năm 1900 là khoảng +- 20 năm quanh mốc đó thôi. Mà như thế thì sai rồi vì laser có ở nửa cuối thế kỷ 20 mà? Phải nói là thế kỷ 20 mới đúng.
Thú vị 😁
Làm infographic thế này thì chết, 1910 in lụa đem hình máy in màu khổ lớn. Nên tìm hiểu kỹ trước khi làm infographic

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019