Tại sao các chương trình tự sửa chữa của các hãng công nghệ thiếu khả thi?

bk9sw
18/4/2022 9:44Phản hồi: 31
Tại sao các chương trình tự sửa chữa của các hãng công nghệ thiếu khả thi?
Samsung, Google hay Apple đều đã công bố các chương trình cho phép người dùng tự sửa chữa thiết bị. Mô-tuýp chung là người dùng hay đơn vị sửa chữa độc lập sẽ có thể mua linh kiện thay thế, công cụ, hướng dẫn sửa chữa chính hãng một cách dễ dàng hơn thông qua các đối tác như iFixit. Dù động thái này được cho là ủng hộ "quyền được tự sửa chữa" của người dùng nhưng thực tế, các chương trình này không đặt người dùng là trọng tâm mà thay vào đó chỉ là một cách khác để hãng sản xuất kiếm thêm lợi nhuận. Theo góc nhìn của AndroidAuthority:

Thay thế chứ không phải sửa chữa: một chiến lược đắt đỏ và sai lầm


051 S21 battery replacement.jpg
Việc có thể tiếp cận các linh kiện quan trọng của thiết bị, đặc biệt là những linh kiện dễ hỏng như cổng sạc hay pin là một trong những khía cạnh quan trọng của khả năng sửa chữa thiết bị. Tuy nhiên, nhiều thiết bị điện tử hiện đại lại khó có thể sửa chữa. Chẳng hạn như hầu hết các smartphone của Samsung bao gồm dòng Galaxy S22 có pin được dán cứng vào mặt sau của màn hình. Điều này không có gì là lạ nhưng lạ là ở chỗ Samsung không dùng keo dẻo để kéo rồi tháo pin như nhiều hãng khác vẫn làm.

Với kiểu thiết kế này, để tháo cục pin thì bạn sẽ cần đến nhiều cồn isopropyl để làm bong keo, từ đó mới có thể nạy cục pin ra. Pin Lithium-ion khá là nhạy cảm với tác động vật lý như kéo dãn, bóp méo và lại càng nhạy cảm với nguồn nhiệt. Thế nên giải pháp sấy để bong keo không thể áp dụng trong tình huống này.

Samsung có lẽ nhận ra rằng hãng không kỳ vọng tất cả người dùng sẽ có thể tự thay pin một cách an toàn. Thế nên trong chương trình tự sửa, hãng không bán cục pin rời mà thay vào đó bán cả cụm màn hình với pin dán sẵn phía sau, tức là thay pin là thay cả màn hình. Điều này chỉ khiến chi phí sửa chữa bị đội lên, đặc biệt là trên những chiếc điện thoại flagship với màn hình cao cấp. Người dùng chỉ muốn thay pin, sao lại ép người ta thay cả màn hình trong khi màn hình không hỏng?


051 MacBook keyboard rivet.jpg
Không chỉ Samsung làm điều này với chương trình tự sửa chữa, Apple cũng đã làm điều tương tự với MacBook khi bàn phím lại được tán dính vào mặt C của máy trong khi hầu hết các laptop khác dùng ốc vít. Thêm vào đó là bàn rê của máy cũng được dán vào pin. Nếu chiếc MacBook của bạn hết bảo hành thì lỡ như có hư bàn phím thì phải thay nguyên bệ và chi phí sẽ đội lên rất nhiều so với việc chỉ thay phần bàn phím thôi. Điều này cũng có thể xảy ra với chương trình tự sửa chữa của Apple khi quả táo có thể bán cả bệ gồm mặt C và bàn phím thay vì chỉ bán riêng từng phần.

Kiểm soát phần cứng và phần mềm


051 iPhone 13 screen replacement.jpg
Câu chuyện này trước đây xảy ra với Apple nhưng giờ là cả Google với Pixel 6. Đó là các phần cứng sẽ cần được đăng ký và đồng bộ với nhau, cho dù sử dụng phần cứng chính hãng thay vào máy thì một hoặc một vài tính năng có thể bị vô hiệu hóa nếu không được đồng bộ. Chẳng hạn như iPhone 13, khi thay màn hình từ máy này sang máy kia, 2 máy đều mới toanh chính hãng thì camera trước, FaceID sẽ không hoạt động. Phải đến tháng 11 năm ngoái thì Apple mới phát hành một bản cập nhật để khắc phục tình trạng này. Google Pixel 6 cũng đang gặp vấn đề tương tự là cảm biến vân tay sẽ không thể hoạt động nếu thay hay sửa màn hình. Google cũng đã phải phát hành một công cụ cân chỉnh để phục hồi chức năng cho cảm biến vân tay dưới màn hình nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

051 Pixel 6 fingerprint sensor.jpg
Có thể thấy các vấn đề trên có thể được giải quyết bằng phần mềm nhưng phương án được các nhà sản xuất chọn là người dùng cần phải đem máy đến trung tâm bảo hành hãng. Điều này sẽ không thành vấn đề nếu máy vẫn còn bảo hành nhưng sẽ trở thành trở ngại lớn với máy hết bảo hành, người dùng muốn tự sửa chữa hoặc sử dụng dịch vụ sửa chữa phía thứ 3. Chi phí sửa chữa bên ngoài có thể rẻ hơn so với chi phí sửa chữa từ hãng bởi nhiều phần cứng có thể được lấy từ những thiết bị cũ, hỏng cái này nhưng còn xài được cái kia. Việc lấy phần cứng từ những thiết bị cũ này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn được xem là giải pháp bảo vệ môi trường.

Để người dùng có thể tự sửa chữa, nhà sản xuất phải phát hành cả phần mềm độc quyền cho người dùng để giúp phần cứng mới thay vào máy có thể được nhận diện và mở khóa các chức năng. iFixit cho biết các kỹ thuật viên được ủy quyền của Apple sử dụng một phần mềm đám mây để xác thực và đồng bộ số serial của linh kiện thay thế với máy chủ Apple. Tuy nhiên tại sao lại cần một giải pháp như vậy? Thử hình dung khi bạn sửa xe, bạn không nhất thiết phải mua linh kiện chính hãng cũng như không cần phải sử dụng một phần mềm độc quyền chỉ để thay cái lốp xe?

Không dành cho tất cả


051 Pixel 4 parts.jpg
Các hãng triển khai các chương trình tự sửa chữa theo cách riêng, hạn chế thiết bị hỗ trợ cũng như chỉ có tại một số thị trường. Chẳng hạn như Apple công bố chương trình tự sửa chữa từ 6 tháng trước nhưng đến hiện tại chương trình này vẫn chưa được mở. Hãng chỉ hỗ trợ một số dòng điện thoại mới như iPhone 12 và 13 series, có hứa là trong tương lai sẽ hỗ trợ thêm máy tính Mac. Như vậy có thể thấy chương trình này chỉ dành cho những ai đang xài iPhone 12/13, cũ hơn thì không có linh kiện chính hãng để mua. iPhone SE 2022 mới ra mắt cũng chưa được hỗ trợ theo chương trình này.

Quảng cáo



Trong khi đó chương trình của Samsung cũng chỉ giới hạn với các dòng Galaxy S20/21 và Galaxy Tab S7. Cũng không khó hiểu khi Samsung mỗi năm ra mắt rất nhiều thiết bị.

Chương trình của Google thì hứa hẹn hơn khi hỗ trợ từ Pixel 2 ra mắt vào năm 2017 trở đi. Tuy nhiên Google không nói rõ là có hỗ trợ các dòng a series như Pixel 3a, 4a, 5a hay không.

Ngoài ra các hãng cũng chỉ mở chương trình tự sửa chữa này tại một số thị trường. Ngoài Mỹ, Google cho biết người dùng tại hầu hết các thị trường châu Âu nơi Google Pixel được bán chính hãng sẽ có thể mua linh kiện từ iFixit. Trong khi đó Samsung và Apple chỉ hỗ trợ Bắc Mỹ.

Liệu động thái của các hãng có thật sự ủng hộ quyền được tự sửa chữa?


Sau nhiều năm thờ ơ thì các hãng công nghệ rốt cuộc cũng đã phải thay đổi trước áp lực từ phong trào tự sửa chữa. Các cơ quan quan lý trên thế giới cũng đang xem xét can thiệp bằng pháp luật và có thể buộc các nhà sản xuất từ bỏ các biện pháp chống sửa chữa chẳng hạn như pin dán. Nghị viện châu Âu gần đây đã bỏ phiếu ủng hộ việc cấm sử dụng các loại pin không thể thay thế. Động thái này có thể khiến Samsung và nhiều hãng khác phải thay đổi thiết kế sản phẩm và chấp nhận khả năng sửa chữa thực sự của thiết bị.

Nhìn chung, chương trình tự sửa chữa của các hãng hiện vẫn chưa khả thi với các giải pháp được cung cấp nhưng chúng sẽ góp phần thúc đẩy mối quan tâm của công chúng, mở ra các giải pháp mới trong tương lai.

Quảng cáo

31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bigbangn91
TÍCH CỰC
2 năm
Mấy công ty càng lớn thì càng evil, chỉ quan tâm lợi nhuận thôi chứ chả quan tâm đến cái gì cả. Họ chơi theo kiểu lách luật, bị chính phủ EU ép quá phải tìm cách đối phó. Mà người dùng đa phần hoặc là gà mờ hoặc là dân có tiền nhiều, chưa hư đã vứt. Rất ít người chịu bỏ thời gian ngồi cạy cục pin ra thay, họ chỉ việc mang ra thợ làm, chỉ có dân sửa chữa chuyên mới lợi nhiều
@Best DLV Killer Dùng sai từ trong kinh doanh thôi mà khó tính quá vậy bạn ui?
Sửa cũng hơn mấy ngàn cây máy nhưng nói thiệt ăn của ngoại ko dễ
Ng dùng sắp trở thành nô lệ của các hãng rồi
Hyper But
TÍCH CỰC
2 năm
Gặp mình cũng ngại sửa chữa, chỉ lo các sự cố về cháy nổ
Mod cứ nhìn cái điện thoại (1 thiết bị liền khối, ráp bằng keo) và nhìn theo góc nhìn ở VN thì ko hiểu nổi tầm quan trọng đâu.
1/ Vd nhé, ở vn cái laptop hư bàn phím hay cái loa, ra ngoài có sẵn linh kiện cũ, hàng trung quốc..... tràn lan, thay cái 1 là xong. Ở mỹ thì ko dễ kiếm, và người dùng họ muốn dùng linh kiện đã dc hãng xác thực độ tương thích (thay cái quạt laptop hàng trôi nổi ai biết rpm nó có đạt thông số thiết kế cái laptop không).
2/ Mỗi hãng có hàng chục, hàng trăm thiết bị, ko chỉ mỗi 1 cái dt hay cái laptop. Có những thiết bị khá hiếm người dùng và có hư thì đem ra thợ cũng ko biết sửa và KO CÓ LINH KIỆN (hoặc lên web tàu kiếm cũng đắn do vì ko biết có tương thích hay không) chẳng hạn như kính VR, mini handheld PC (steam deck sắp tới chẳng hạn), Việc các hãng sx bắt buộc phải có 1 trang web chứa các linh kiện được xác thực và có thể order dc (có thể thông qua bên thứ 3 cũng được) là rất quan trọng. khách hàng chỉ cần lên chọn model, order bộ phận - tự sửa hoặc ko biết thì có thể mang ra tiệm nhờ sửa -> ko sợ bị chém giá linh kiện ở tiệm
3/ Cái này sâu xa hơn chút là sẽ bắt nhà sx phải thiết kế các thiết bị CÓ THỂ SỬA CHỮA dễ dàng được, chứ ko chỉ liền khối, hư rồi bỏ. -> Chẳng hạn như việc pin thay được (swappable battery) trở lại trên dt, laptop.... Sâu xa hơn nữa là tăng tuổi thọ, vòng đời thiết bị
Nói chung việc bắt các nhà sx phải cung cấp linh kiện chính hãng cho người dùng, cho phép người dùng tự do sửa (hoặc nhờ sửa) thiết bị, bthiết kế sp mà người dùng có thể tự sửa được là tốt cho người dùng, tốt cho môi trường,... chỉ có ko mang lợi gì cho hãng thôi. Và bạn nên ủng hộ điều này chứ ko nên nghĩ thay cho các cty tỷ đô kia
1st January
ĐẠI BÀNG
2 năm
@arisato1508 ở mỹ lên alibaba hay amazon nó bán cả mớ chứ ở đấy mà kêu hiếm. kể cả taobao nó cũng ship đc luôn
@1st January Hiếm là khi muốn mua trực tiếp, xem hàng, thử trước bộ phận đó bạn ơi. Chứ order thì ở đâu chả order dc. Ở vn ra tiệm sửa thì thợ đưa bộ phận đó cho mình kiểm tra xacq nhận. Tự ra nhật tảo mua thì cũng tự cầm nắm, mang cái hư ra so sánh, mua nhằm thỉ đổi. Tự order tàu thì ko vừa, ko đúng, sai model thì tự chịu khỏi back. Lúc trước ở mỹ còn radio shack còn vô mua linh kiện tận tay được, giờ linh kiện vô micro center cũng rất khó
Con máy Dell từ lúc mau tới giờ mình tháo ra hết, bảo hành Main 1 lần, màn hình 1 lần, vỏ thay vài lần do hư touchpad, thay cả bàn phím. Hôm trước làm hư ốc thay luôn cả cái vỏ mặt sau. Giờ còn mỗi cái ổ cứng là zin 😆))
Ram card wifi pin nâng cấp hết rồi.
jealings
TÍCH CỰC
2 năm
Không chỉ như vậy, không chỉ các module mà bản thân linh kiện nhỏ như 1 vài chip xử lý tín hiệu hay nguồn, các hãng lớn còn đưa vào hợp đồng cung cấp điều khoản cấm bán cho bên thứ 3, vậy nên người dùng hoặc các đơn vị sửa chữa nhỏ có tay nghề muốn thay cũng ko thể mua nổi linh kiện nhỏ như vậy để thay. Nói chung các hãng đang làm rất đối phó cho cái luật right to repair này.
Một tương lại khi đồ vật mua về không hoàn toàn thuộc về chính chúng ta không còn xa nữa...
wannaback
ĐẠI BÀNG
2 năm
Nói chung mấy hãng muốn ăn dày. nào là bỏ củ sạc, bỏ tai nghe… mà giá bán cũng giảm đâu và lại ăn thêm từ tiền cấp phép cho mấy hãng sx phụ kiện. Bảo vệ môi trường => trò hề.
@wannaback Nah
thấy sàm nhất là thay pin thay luôn màn hình nha, thấy cái này căng quá, lỡ làm 1 em flagship rồi thấy căng
Tôi ngược lại, đt tôi hỏng tôi chỉ muốn đưa vào những bên uỷ quyền để sửa. ĐT giờ nó chứa nhiều dữ liệu quan trọng. Uỷ quyền hay chính hãng họ có các công cụ riêng, nhân viên được training tốt hơn.

Cho nên dù Apple hay SS có cho phép bên thứ 3 sửa ntn tôi vẫn mang vào hãng.
@airwalker Totally agree
@airwalker 1. Hãng thì nhân viên đc train chính xác phù hợp với sp cty.
Có thể hình dung 1 thợ sửa xe cực giỏi các loại xe, và 1 thợ chỉ chuyên đúng 1 loại xe. Thì thợ chuyên sẽ biết những thứ "ngóc ngách" tốt hơn thợ kia.
2. Hãng là đứa có tóc. Data mình bị steal thì xách shotgun ra mà xả.
3. Hãng thì sau khi prepare xong họ sẽ cho chạy tests lại để đảm bảo đúng chuẩn của họ. Bên ngoài thì miễn
Nên nếu thật sự có tài chính thì nên chơi hãng, còn bên ngoài thì risk hơn nhưng cheap hơn.
Tùy chọn lựa
@SoulEvil Nhiều ng cứ có tâm lý mang vào hãng bị chém abc xyz nhưng nó làm cẩn thận, còn cân chỉnh bằng app chuyên dụng, và ko có chuyện luộc đồ. Còn bên ngoài tuỳ đạo đức thợ.
@airwalker Nhưng nếu có thợ "ruột" và đã qua n lần đáng tin thì cũng...uh :v
ifan, samfan, gfan Bắc Mỹ và châu Âu có quyền lực cao hơn các khu vực khác.
Sắp thay pin được rồi. Thiết kế không gắn keo nữa mà dùng tape
hunggh
CAO CẤP
2 năm
Chả có thằng bán hàng nào quan tâm khách hàng hơn là lợi nhuận của nó cả.
Và cũng chẳng có thằng bán hàng nào ko quảng cáo rằng tao lấy khách hàng làm trung tâm cả.
Thực tế thì anh em biết rồi đấy
Không bao giờ các hãng muốn bạn sửa chữa, chỉ muốn mua mới thôi, kể cả ô tô xe máy,linh kiện chính hãng do họ làm ra để thay thế, chất lượng kém xa loại họ lắp vào xe lúc đầu.
Samsung là chán nhất. Ai đời dán 1 mới keo chắc nịch dưới quả pin, tháo được nó ra đúng là thử thách khó như thi đại học 😆 Quả pin là thứ hao mòn theo thời gian, nếu hỏng có thể cháy nổ gây nguy hiểm tính mạng ng dùng, vậy mà gắn chết vào khung máy bằng rất nhiều keo. Nói chung người dùng phổ thông mà tháo mấy con máy samsung thì rất khó để không làm hỏng 1 thứ gì đó, hoặc là mẻ kính, tróc sơn, cong vênh, toét ốc,.. Mình mong rằng EU sẽ có thể thành công đưa vào thực tế việc buộc các hãng phải làm pin tháo rời cho thiết bị của mình, chứ thế này thì lãng phí quá.
Người dùng tự sửa thì hãng vẫn có lợi nhuận, tự sửa mà hỏng rồi đem ra hãng sửa tiếp thì hãng lại càng có nhiều lợi nhuận
sửa lớ quớ cháy nổ chứ đùa 😆 .

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019