Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Podcast] Làm sao thoát khỏi bi kịch "chọn ở lại" thay vì "tự vẫn"

pro-k
12/5/2022 16:26Phản hồi: 56
[Podcast] Làm sao thoát khỏi bi kịch "chọn ở lại" thay vì "tự vẫn"
Mình chia sẻ với anh em câu chuyện qua video Podcast về câu chuyện tự vẫn

Đây là một chủ đề có thể gây tranh cãi nhưng ở góc nhìn của mình và từng thấy từng ở gần với những điều tiêu cực mình nghiệm ra nhiều thứ để chia sẻ với anh.



Đây là text của bài viết phòng khi anh em muốn đọc

Nếu có một câu để mô tả chính xác hành động bi kịch này thì có lẽ đó là Giọt Nước Làm Tràn Ly.


Tại cái Ly hay tại giọt nước.


Vấn đề tự tử nếu muốn dùng một câu để mô tả nó thì đó có thể là “giọt nước làm tràn ly”

Cái ly tràn là đề tài cho rất nhiều sự tranh cãi đổi lỗi tại sao ?
  • Tại giọt nước
  • Tại cái ly
  • Tại người rót
  • Tại nước trong ly

Tự vẫn ở dù là ở độ tuổi nào thì nó cũng là hậu quả của một quá trình rất dài của việc “rót nước”.

Bản thân người tự tử chính là “cái ly”, “tràn ly” nó chỉ là một sự kiện bùng nổ thôi, vì nếu “người rót nước” khéo vẫn có thể sửa chữa sai lầm, tuy có thiệt hại nhưng “cái ly vẫn còn nguyên vẹn”

Nước tràn không thể hốt lại nhưng rồi sẽ khô, cơ hội vẫn còn và mọi thứ cứ để thời gian nó tự chữa.

Nhưng nếu bản thân “người rót nước” lại không đủ khả năng kiểm soát tình huống, ngay giây phút “tràn ly” luống cuống, nước tràn không bao nhiêu nhưng sự hoảng loạn nó làm ta làm rơi cả ly vỡ tan, lúc đó không có gì có thể hốt lại được.

Đôi khi chưa cần đến “tràn ly” mới có thể khiến ly vỡ mà khi “rót nước” thì chính “người rót nước” đã không thật sự để tâm đến thể trạng của “cái ly” mà cứ hồn nhiên rót bất chấp loại chất lỏng nào đó, một cái ly thủy tinh mỏng không thể liên tục rót luân phiên nước nóng lạnh, nó sẽ vỡ ngay.

Quảng cáo


Chưa kể đến là chính sự quá tự tin của “người rót” về năng lực của “chiếc ly”, một chiếc ly sắt cứng chắc chắn nhưng nếu không để ý thì chỉ vài giọt acid cũng có thể dễ dàng hủy hoại.


“Người rót nước” có thể là bất cứ ai bất cứ tình huống nào
“Cái ly” có thể là bất cứ ai bất cứ độ tuổi nào bởi, có thể trẻ thành niên, có thể là thanh niên, trung niên hoặc ngay cả lão niên, mỗi một độ tuổi đều có những vấn đề của riêng


Càng sống lâu thì càng nảy sinh vấn đề, có vấn đề mới dẫn đến những tiêu cực.

Sự cân bằng của cuộc sống

Một người sống trên đời họ đạt được sự cân bằng giữa 3 thứ:

  • Niềm vui
  • Nỗi khổ
  • Sức chịu đựng
Niềm vui nhiều nỗi khổ ít chả ai muốn làm điều dại dột

Quảng cáo


Niềm vui và nỗi khổ cân bằng thì sức chịu đựng là thứ neo chúng ta lại
Niềm vui thì ít, nỗi khổ thì nhiều mà sức chịu đựng lại không thể trụ vững thì đương nhiên ta dễ buông xuôi.


Sống trên đời mọi hoạt động của bạn đều có tỉ lệ đem đến niềm vui lẫn nỗi buồn, nó là sự tương tác của bạn với cuộc sống chỉ có sức chịu đựng là do chính bản thân của bạn.

Mỗi một người có một ngưỡng chịu đựng khác nhau không phải người có sức chịu đựng kém dễ làm điều dại dột hơn người người có sức chịu đựng tốt.

Vì một người có sức chịu đựng tốt thường là do rèn luyện từ những điều không tốt trong cuộc sống.

Đến đây chúng ta có thể thấy rất đơn giản


Sự vận động của những vấn đề trong cuộc sống hầu hết nó đều là là sự tương phản tương hỗ của 3 đỉnh tam giác nào đó.


Tổng điểm của cả 3 đỉnh của một tam giác là 180


Sự mất cân bằng nó sẽ diễn ra khi một trong các đỉnh tam giác phát triển quá mức thành mũi nhọn và cực kì dễ gãy hoặc bị kéo dãn đến mức trở thành một góc tù thì 2 góc còn lại sẽ nhọn và mỏng manh dễ gãy.


Vậy thì tam giác đều cũng chưa chắc là điều tốt vì niềm vui, nỗi buồn và sức chịu đựng nó trở nên tương đương nhau và nếu chú ý thì nỗi buồn và sức chịu đựng nó đã tương đương nhau, nó chính là cái ngưỡng tràn.

Mô hình tốt nhất là tam giác vuông lý tưởng mà ở đó:
  • Niềm vui được 90 điểm
  • Sức chịu đựng 60 điểm
  • Nỗi buồn chỉ 30 điểm


Khi một ai đó rơi vào trạng thái hoảng loạn có thể dẫn đến tiêu cực thì bàn thân mình sẽ cần phải xem xét xem họ là ở trường hợp nào:


Là một sự thừa mứa của niềm vui nhưng sức chịu đựng quá kém ví dụ như niềm vui được 90 điểm những nỗi buồn thì 60 điểm trong khi sức chịu đựng chỉ có 30 điểm, đó là một tam giác lỗi.


Nói đến đây để ta hiểu diễn biến khiến cho một ai đó trở nên tiêu cực đến mức ra quyết định sai lầm nó chính là sự mất cân bằng của tam giác.


Có người thì cuộc đời thiếu thốn niềm vui nên dù có rèn luyện sức chịu đựng cũng không thể chứa được hết nỗi buồn.


Có người thì dù rằng họ thừa mứa niềm vui điều kiện sống tốt nhưng thiếu sự rèn luyện sức chịu đựng thì với một ít sự tổn thương nho nhỏ cũng khiến họ dễ vượt quá sức chịu đựng, người ta hay bảo “nhà giàu đứt tay như nhà nghèo đổ ruột” cũng có cái lí do của nó.

Muốn giảm nỗi đau từ những quyết định thì phải tìm ra được cái gốc của sự mất cân bằng tam giác vận động tâm lý của con người.


Câu chuyện thực tế:


Khoảng thời gian thơ ấu khi còn là trẻ con là thời gian mà chúng ta dung nạp rất nhiều niềm vui và năng lượng tích cực.


Ta hay xót thương những đứa trẻ “không có tuổi thơ” “thiếu tình thương cha mẹ” vì thay vì phải dung nạp nhiều sự tích cực, niềm vui thật nhiều trong giai đoạn sớm của cuộc đời thì lại phải đối mặt với sự chịu đựng và những nỗi khổ từ sớm.


Và nghịch lý là không phải chỉ những đứa trẻ không may mới gặp tình huống như vậy mà những đứa trẻ có điều kiện sống tốt về mặt vật chất, cha mẹ còn đủ nhưng thay vì được dung nạp nhiều niềm vui lại thì nó lại phải sống vì bộ mặt, ước mơ, khát vọng của người khác nhưng áp lực thì một mình gánh chịu. Đương nhiên là một đứa trẻ nó không hề biết, nó sẽ coi đó như việc mọi đứa trẻ đều phải làm cho đến khi nó đến một lúc nào đó khi nó hiểu, có nhận thức hơn thì mọi chuyện cũng đã có thể hơi trễ, lúc đấy con trẻ nó chỉ hiểu là nó khổ còn vui như thế nào thì nó chỉ được nghe qua lời kể của bạn bè, xem trên TV hoàn toàn không có ký ức và cơ hội nếm trải.

Chính những sự vui vẻ của tuổi thơ tuổi trẻ nó là thứ đi theo ta suốt cuộc đời, nó nhắc ta trong cuộc sống có những niềm vui như thế nào, được biết cảm giác của sự thảnh thơi, niềm hạnh phúc của một sự bình yên để khoảng giữa cuộc đời mỗi sự cố gắng, chiến đấu với xã hội, chỉ để mong khoảng cuối đời ta lại có lại cái khoảnh khắc bình yên đó một lần nữa.


Cho nên mới thấy việc trẻ hóa của những bi kịch mang tên tự kết thúc nó không chỉ là câu chuyện báo động về việc độ tuổi thiếu niên đang gặp vấn đề mất cân bằng nghiêm trọng ở một số đông trẻ nhỏ, chả phải riêng gì ở VN mà ở các quốc gia khác họ đều gặp phải như Nhật hay TQ đều gặp phải câu chuyện tương tự.


Mà vấn nạn bế tắc cuộc sống nó đâu phải từ thanh thiếu niên mới nghiêm trọng, ở bất cứ độ tuổi nào nó cũng đáng được quan tâm.


Với nhiều người ở độ tuổi 25 - 35 được coi là trẻ nhưng với những nước kiểu như Hàn, Nhật, TQ nó lại có 1 thứ áp lực về cuộc đời là “hoặc thành công hay vứt đi”, nhiều người họ bị áp lực từ chính xã hội và gia đình là phải thành công vượt bậc, tiền bạc rủng rỉnh, có nhà có xe, có công việc tốt nếu không sẽ trở thành người thừa trong xã hội, một thời gian dài xã hội chỉ là những lời tổng động viên về lao động, sáng tạo, dân giàu nước mạnh nhưng phải đến khi những câu chuyện dân số trở nên mất cân bằng người ta mới chậm lại, nhìn các vấn đề xã hội, mới bắt đầu chú ý việc chăm sóc sức khỏe tâm lý của con người và đương nhiên nó đã muộn, nó đã biến thành căn bệnh của thời đại ,cần thời gian mới chữa lành được.


Việt Nam mình cũng như thế, bản thân mình ở thời của mình cũng có áp lực học tập, nó đến tự nhà trường gia đình và chính bản thân mình tự tạo cho mình, mình nghĩ mình là một số ít thích cái áp lực của việc học lẫn công việc thành ra mình chưa bao giờ bị quá tải về công việc hay học tập nhưng tất nhiên mình không phải siêu nhân mình vẫn có những điểm yếu chí mạng mà bản thân mình từng tưởng đó là mạnh, phải đến khi mình gặp phải mình mới hiểu sự khủng khiếp của mất cân bằng.

Dù bạn có là ai, bạn đã từng xuất chúng thế nào nhưng luôn tồn tại những khe hở mà từ đó bạn sẽ bị xã hội tiêm thuốc độc vào trong bạn.


Và khi ở thời điểm đó, trong mọi sự hoảng loạn thói quen thường thấy của tất cả mọi người là cứ ra sức vá víu cái vết thương và tập trung toàn bộ sức mạnh thể chất lẫn tâm trí vào cái sự cố mà bạn gặp phải, cứ cố gắng đảo ngược nó, mong chờ một phép màu nào đó bây giờ tôi đi ngủ, mai tôi thức dậy mọi thứ tốt đẹp sẽ quay lại còn những chuyện xấu nó sẽ như kiểu một cơn ác mộng.


Nhưng đáng tiếc, cuộc đời nó không vận hành kiểu như thế, chúng ta đã nói đến việc của tam giác cân bằng giữa: Niềm vui - nỗi buồn - sức chịu đựng.


Bạn gồng quá mức thành ra bạn kiệt sức và nếu bạn cứ mãi ở trong vòng lặp chỉ gồng lên giữ cái mép nước đầy tràn đừng cho đổ thì việc rồi đến lúc bạn chỉ nghĩ “ừ thôi vứt cái ly cho rồi” thế là xong.


Rất nhiều người họ kết thúc cuộc sống của họ như thế, nói nó thiếu sự quan tâm của xã hội và người thân cũng có thể đúng cũng có thể không đúng vì có những thứ bạn không thể nói bạn không chắc là bạn nói ra nó có hợp lý không khi ngoài kia cả xã hội ai cũng như bạn hoặc xã hội họ bận việc của họ, cả đống việc đấy chứ.


Vậy làm sao ta có thể rời khỏi vòng lặp đó để không phải đi đến kết thúc trong bi kịch ?


Quay trở lại chuyện cái ly, nó đã đầy rồi, ở ngưỡng sắp tràn rồi, bạn quan tâm nó, cứ cuống cuồng với nó, giữ nó trên tay thì cái khả năng rơi vỡ là điều tất yếu, hãy đặt nó xuống, hãy kệ nó, cứ để nó yên, cứ để cái ly ở yên một chỗ với nỗi buồn đầy ứ ở đó, hãy đi làm việc khác, tìm những thứ có cơ hội tạo ra niềm vui mà làm.

Và bạn biết gì không khi bạn cứ để cái ly chứa đầy nỗi buồn ở yên đó, nó sẽ không đổ mà thời gian và môi trường xung quanh còn làm cho nước trong đó bốc hơi đi, lâu dần lâu dần bạn cái ly sẽ vơi bớt nước và khi bạn quay trở lại, lượng nước trong đó đã mất đi kha khá thậm chí có thể cạn khô luôn nếu trong lúc để kệ nó bạn đi tạo ra mặt trời chói chang đầy niềm vui, năng lượng tích cực nó vừa giúp bạn thêm cảm giác tốt đẹp mà lại hong khô sạch sẽ cái thứ nước bất ổn chứa trong ly cái ly kia.


Bởi vậy nguyên lý “đừng cố làm vơi nỗi buồn mà hãy nạp thêm niềm vui”, khi tam giác bạn nó quá nhiều nổi buồn, thì chỉ có cách dùng niềm vui để đưa nó trở về cân bằng.


Niềm vui nào và làm sao để tạo ra lại chính là nhờ vào khoảng thời gian trẻ thơ, chính bình yên và hạnh phúc bạn đã đi qua là thứ in sâu trong đầu bạn giúp bạn một lần nữa tìm cách tạo ra nó.


Và khi mọi thứ trở về cân bằng, bạn sẽ có lúc ngồi nhìn lại và hiểu rằng cách để chữa lành cho bản thân thế nào.


Nhưng không phải ai cũng có may mắn như thế, chính vì thế ở nhiều quốc gia trên thế giới khi đất nước phát triển họ bắt đầu hình dung đến việc phải ngăn chặn những bi kịch tiêu cực vì nó không chỉ là nỗi đau của một người của một gia đình mà nó là nỗi đau của cả một xã hội bạn không thể giấu những câu chuyện như thế và bất kì ai nghe thấy, đọc thấy, nhìn thấy nó cũng để lại vết thương cả.


Hãy nghĩ đến trường hợp của xã hội VN, nói nào ngay nó cũng có một chút buồn vì chúng ta chỉ kêu gọi “hãy ở lại” nhưng “làm sao để ở lại” thì quả thật không ai biết.


Cậu em với áp lực gia đình đã gieo mình xuống, nhà trường cũng là một trường chuyên, áp lực học tập là có vậy mình thắc mắc nhà trường có bộ phận nào để tháo gỡ tâm lý cho các em chứ, nếu có bộ phận ấy sẽ bảo vệ các em hay bảo vệ bộ mặt của nhà trường ?

Ngoài xã hội kia nếu bạn gặp bất ổn bạn sẽ phải gọi đến số hotline nào, mình cũng không biết nữa, nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu bạn có tiền bạn sẽ có rất nhiều số hotline để gọi, có rất nhiều dịch vụ chữa lành tâm lý đón chờ bạn, nhưng nếu bạn không có điều kiện kinh tế thì sao ? thật sự phải làm sao ?

Bạn có thể gửi thư hay gọi điện đến các tòa soạn, mục tâm sự chẳng hạn bạn sẽ được “chuyên gia” tư vấn, được ghi âm lại hoặc được viết thư hồi đáp NHƯNG nó lên thẳng trên báo và ở dưới sẽ có khoảng 300 đến 3000 comment chia sẻ, cười vô mặt bạn, chê trách, phê phán đủ thứ,.... Trong khi thứ mà bạn cần là không gian riêng.


Một MV có cảnh tự kết thúc cuộc đời đã bị cơ quan chức năng phạt, bị khiển trách, dư luận 2 chiều trái phải và bị cấm phát hành nhưng nó có phản ánh đúng phần nào của xã hội không nếu đúng sau khi cấm chúng ta có hướng đi nào để giải quyết không.

Còn ý kiến cá nhân mình thì MV hay bất kì sản phẩm nghệ thuật nào nói đến tiêu cực thì cũng chỉ nói đến mà thôi nó chả giúp những người trong cuộc thoát khỏi tiêu cực mà chỉ có sự tích cực mới xua tan được cái u ám thôi, mình không khuyến khích người khác coi những thứ tiêu cực nghe những câu chuyện tiêu cực để kiếm sự đồng cảm và quả thực năng lượng tiêu cực nó lây lan nhanh lắm, sự đồng cảm ở tiêu cực nó thực sự có ma lực lôi kéo người ta làm theo những điều mà họ nhìn thấy thành ra việc cấm lưu hành những tác phẩm có nội dung tiêu cực trong những thời điểm nhạy cảm cũng có lý đúng của nó.


Ở thời điểm mà tâm lý bạn vốn nát bươm người ta thường thích tiếp nhận những sự đồng cảm như một dạng thuốc giảm đau hơn là những cú tát vào mặt đúng vấn đề và họ cũng có xu hướng từ chối các niềm vui chỉ vì “vấn đề không được giải quyết” và những câu chuyện đồng cảm nó như liều thuốc giảm đau, nó khiến bạn ngủ được nhưng nó chả khác gì những liều thuốc độc chờ bộc phát cho đến một lúc bạn lờn thuốc, thì cái viễn cảnh “gieo mình” như đoạn cuối MV nó là chuyện rất hấp dẫn như kiểu một điều tất yếu phải diễn ra.


Thành ra trong suy nghĩ của mình về việc cái MV bị cấm vì có cảnh gieo mình nó có 2 thứ phải suy nghĩ là:
  • Nếu đứng khía cạnh quản lý, cấm hay thu hồi cái MV đó nó cũng hợp lý ở giai đoạn nhạy cảm, nhưng sau khi thu hồi xong thì sao, xã hội vẫn vậy các cơ quan có giải pháp gì không, chúng ta có số hotline hay đơn vị nào sẽ tiến hành các thay đổi để các vấn đề ai đó sẽ thôi tự quyết số phận cuộc đời mình không ?
  • Và mình nghĩ nếu bản thân cậu ca sĩ trong MV kia thật sự nhìn thấy và muốn giải quyết vấn nạn mà chính cậu nhìn thấy thì dù MV có thu hồi hay không thì với tầm ảnh hưởng của mình cậu vẫn có thể tiếp tục thực hiện rất nhiều chiến dịch tích cực bên lề ( trong trường hợp cậu đã chuẩn bị từ trước), nếu chưa thì bây giờ tiến hành vẫn kịp.


Tổng Kết


Tất nhiên việc rơi vào bi kịch có những trường hợp nó là sự lựa chọn rất dở của chính bản thân như cờ bạc, làm điều trái với pháp luật như tham ô, trộm cắp,..... Nhưng dù là thế nếu thật sự sáng suốt chọn ở lại, chọn chấp nhận rằng những sự việc đã diễn ra nó đã tồn tại, nó vẫn sẽ ở đó và việc của bản thân sau này là tự cái cột mốc đó đi lên, đừng cố gắng cải tạo một đoạn cuộc sống đã diễn ra nó không quay lại, bạn không thể thay đổi quá khứ như bạn hoàn toàn có thể tạo ra một tương lai mới và bạn biết không, khi bạn chọn “ở lại” để kiến tạo “tương lai mới” bạn chắc chắn đã biết cách vượt qua mọi sự tồi tệ bạn sẽ không bao giờ rơi vào nó một lần nào nữa hết, hãy nhớ cái gì không hạ gục được bạn nó chỉ làm cho bạn mạnh mẽ hơn.

Danh sách đồ chơi mình làm podcast này

  • Microphone của Blue Dragon Fly
  • Audio interface Scarlett Focusrite 2i2 gen 3
  • Tai nghe Sennheiser HD599
  • Arm Low Profile của Elgato
  • Đèn mặt: Amaran 60b
  • Đèn sau lưng: Nanlite 60
  • Đèn màu: Ulanzi VL249
  • Máy quay Sony Zv1
  • Capture card Elgata Camlink Pro
  • Arm Camera Thronmax
  • Ly uống nước Yeti Alpine Yellow
  • App OBS
  • Elgato Streamdeck support scene cut

    cám ơn anh em
56 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

namdh7
TÍCH CỰC
2 năm
Bài viết hay quá, nhất là đoạn kể về "Danh sách đồ chơi mình làm podcast này" 😁
nhd1986
TÍCH CỰC
2 năm
@namdh7 Cơ mà không biết niềm vui nỗi buồn như nào chứ bỏ vô 2 tỷ 3 lúc lấy ra còn 1 ngàn rưỡi thì dễ dẫn đến việc nghĩ quẫn làm liều lắm.
namdh7
TÍCH CỰC
2 năm
@nhd1986 2 tỷ 3 nó xuống 2 triệu 3 là đã nhảy cầu rồi, còn đâu nữa mà chờ 😁
FredLoc
ĐẠI BÀNG
2 năm
@namdh7 đọc xong list muốn trầm cảm luôn, khá là phản tác dụng =))
Lại 1 bài xàm kế tiếp bài tôn nghiêm thầy giáo 😆
Kent Light
TÍCH CỰC
2 năm
@huykhanh95hup xàm đối với bản thân bạn nhưng không xàm với nhiều người khác, không cảm được thì next, easy!
pro-k
CAO CẤP
2 năm
@huykhanh95hup Bạn không hiểu vấn đề mình muốn đề cập từ lần trước, tiêu đề dở cũng là lỗi mình.

Bạn thấy xàm không sao vì việc của mình cũng đã giúp được những người khác từ bài trước đến bài này.
@Kent Light Tôi cm dưới suy nghĩ bản thân tôi chứ ko phải bạn, ko đồng quan điểm thì next 😃
Đèn Amaran 60D Chứ sao lại 60B?
MeoMao121
TÍCH CỰC
2 năm
má mình lướt nhanh tưởng title là "Đừng tự vẫn hãy tự tử" 😆
Demah
CAO CẤP
2 năm
@tranhung214 Đúng ý mình đó.
Kiểu thích chơi chữ nhưng không hiểu hết sắc thái nghĩa. Đọc lủng củng không thanh thoát.
@Demah Cố kêu to ấy bác. Khuyên bác này làm content thì nên chọn thể loại vừa sức bản thân. Vì mục đích của ông này là bán đồ (aff thì phải), mà ng ta toàn vào chửi thay vì click. Nếu ông ấy đang xây brand theo hướng bị chửi thì lại khác.
Demah
CAO CẤP
2 năm
@vicktorbui Thế mà cứ tưởng là “người thầy tôn nghiêm”, cũng may cho nền giáo dục. 😂
iosha8x
ĐẠI BÀNG
2 năm
@MeoMao121 Bạn viết bài này trình độ còn non được mỗi cái chủ đề hot. Nếu nói về tâm lý học thì phải có kiến thức nền về não bộ, thần kinh, tiềm thức,... rồi mới liên hệ với tình trạng xã hội để có giải pháp được
cám ơn bạn
Dài quá, đọc chưa xong đã trầm cảm, bấn loạn. Tôi nhảy đây..
..
nhảy lên xe đi mua cafe cho tỉnh táo
Nên viết đúng, ít nhất là cái tiêu đề.
Đúng r làm sao tự tử đc. Buồn quá thì đi mua sắm như ổng là sẽ hết buồn. Còn tiền đâu thì ổng chưa chỉ
pro-k
CAO CẤP
2 năm
@thanh_satria Mình dạy nhiếp ảnh và trong lớp mình có dạy làm sao để tạo được vốn từ 500-1tỷ để build studio đầu tiên hoàn toàn nghiêm túc.

Bạn quan tâm thì có thể học, mình cam kết bạn không hài lòng mình đền gấp đôi tiền
Thành BMT
TÍCH CỰC
2 năm
Tác giả chọn đề tài rất "bánh cuốn", vừa là đề tài hot thời gian gần đây, vừa là chủ đề mà sức hút của nó luôn rất lớn, ngay cả trường hợp không có những vụ việc vừa rồi.
Cách đặt vấn đề cũng khá thú vị và độc đáo với việc mổ xẻ tình huống "giọt nước làm tràn ly".
Cơ mà đến phần sau thì mình cảm giác nội dung hơi quá tầm so với tác giả. Đoạn sau viết rõ dài nhưng nội dung thì lủng củng, ví dụ thì chung chung, và đặc biệt là phần giải quyết vấn đề quá hời hợt, đọc xong mình ko hiểu ý của bạn muốn đưa ra giải pháp gì luôn. Đọc hết bài, mọi chuyện vẫn ở lại nguyên đấy, người đọc, cụ thể là mình, ở trong một mớ lùng bùng lộn xộn, có cảm giác hơi bị "tràn ly" 😂
Trên đây chỉ là một vài cảm nhận cá nhân.
@Thành BMT Thậm chí đọc phân tích câu "giọt nước tràn ly" thấy tác giả còn làm phức tạp hóa vấn đề. Cho "cái ly" là bản thân người muốn tự tử nhưng lại bảo mọi tác động tiêu cực đều là do "người rót nước"? Việc tự tử là do sự tự nguyện kết thúc mạng sống của bản thân họ, cuộc sống khiến họ bị tác động và môi trường sống với suy nghĩ tiêu cực khiến "cái ly" không thể làm bốc hơi nước bên trong, hoặc chủ động nhờ "ai đó" đổ dùm ly nước. Khoảng khắc "giọt nước làm tràn ly" là lúc họ không còn suy nghĩ được hướng giải quyết cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Sức chứa của cái ly, hay sức chịu đựng đã đạt đến cực hạn thì họ có thể làm bất cứ điều gì để giải quyết, theo hướng tiêu cực chứ không chỉ có tự tử, nổi điên lên đánh nhau đến mức đổ máu, làm những việc điên loạn như đập phá không kiểm soát, đua xe,... tất cả để không còn "nước" nữa mà thôi
Macole
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bango123 Người bị trầm cảm giống như người chết đuối, cái họ cần là phao cứu nạn chứ không phải là thầy dạy bơi. Việc đầu tiên là đi tìm thầy thuốc ngay lập tức. Tâm sự với người khác sẽ khiến bạn khùng hơn vì hiếm có ai đồng cảm với người khác, nếu tìm được người đồng cảm thì quá tốt. Và cuối cùng, phải giữ 1 quan điểm duy nhất là tất cả những gì bạn cảm nhận chỉ là hóa học, mà đã là hóa học thì ta có thể thay đổi nó
@bango123 Nhìn lướt qua thì biết người viết bài chưa đủ tầm/chưa tiếp xúc thực tế để chia sẻ về vấn đề này.
Thà đưa cho người trầm cảm, định tự tử một cuốn sách/truyện nào đó còn có tác dụng hơn là đi đọc/nghe cái mớ này.
tydusalex
ĐẠI BÀNG
2 năm
haizz, sáng nay vừa tiễn đưa thằng em họ mới tự tử đêm hôm trc. Gần 40 tuổi đầu mà nghĩ quẩn, bỏ lại cha mẹ vợ con. Nhìn 2 đứa bé ngơ ngác vừa thương vừa giận bố chúng nó. Nó đập vỡ cái ly thì nước mắt cha me vợ con giờ rót vào đâu.
TLDR
Danh sách đồ chơi mình làm podcast này
Microphone của Blue Dragon Fly
Audio interface Scarlett Focusrite 2i2 gen 3
Tai nghe Sennheiser HD599
Arm Low Profile của Elgato
Đèn mặt: Amaran 60b
Đèn sau lưng: Nanlite 60
Đèn màu: Ulanzi VL249
Máy quay Sony Zv1
Capture card Elgata Camlink Pro
Arm Camera Thronmax
Ly uống nước Yeti Alpine Yellow
App OBS
Elgato Streamdeck support scene cut
Nat2104
TÍCH CỰC
2 năm
Chưa đọc bài, xuống đọc cmt trước xem như nào 😅
"chọn ở lại" tối nghĩa quá. 😂
t_snow
CAO CẤP
2 năm
đúng chủ đề đang quan tâm, bôkmark lại đọc sau. Chủ thớt mình cảm thấy là một người làm content và cách truyền đạt rất giỏi
TTTTT310
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đã chặn người dùng này

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019