Chú ý những triệu chứng khác biệt giữa sốt xuất huyết và covid-19 để không bị nhầm lẫn

Hassler
1/5/2022 8:22Phản hồi: 17
Chú ý những triệu chứng khác biệt giữa sốt xuất huyết và covid-19 để không bị nhầm lẫn
Bộ Y tế gần đây cảnh báo số ca mắc sốt xuất huyết năm nay có xu hướng tăng cao hơn mọi năm, đặc biệt ở trong khu vực miền Nam. Năm nay số ca mắc tăng sớm hơn dự kiến và giờ đã có khoảng 15 nghìn ca mắc, 6 ca tử vong. Riêng tại TPHCM con số này là gần 4.500 ca, trong đó có 2 ca tử vong. Cả sốt xuất huyết lẫn covid-19 đều do virus gây ra, chúng có 1 số biểu hiện na ná nhau vậy nên có thể gây nhầm lẫn, thế nên nếu bị mắc mọi người cần chú ý các triệu chứng đặc trưng riêng để phân biệt.

Quay lại lý do của việc số ca sốt xuất huyết năm nay tăng cao thì do căn bệnh lưu hành này năm nào cũng có, và thường sau 3-4 năm sẽ có 1 đợt tăng cao. Năm nay được cho là rơi đúng vào chu kỳ này và thêm nguyên nhân mùa mưa đến sớm hơn thường lệ nữa. Đáng lý cao điểm sẽ vào tầm cuối tháng 7 đến hết tháng 1 bởi lúc đó nhiệt độ nóng ẩm cao, là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn sinh nở, vậy nên số ca mắc mới cao như vậy.

Covid-19 thì thôi khỏi nói, chúng ta vừa vượt qua đợt bùng phát thứ 4 hay 5 gì đó và rất may giờ mọi thứ đã trở lại trạng thái ổn định để dần coi nó như 1 dạng bệnh lưu hành tương tự sốt xuất huyết.

Sự giống nhau trong triệu chứng của covid-19 và sốt xuất huyết đó là sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ, mệt mỏi hụt hơi. Đây là những triệu chứng rất chung chung ở nhiều dạng bệnh như sốt siêu vi, bị tay chân miệng, bởi khi cơ thể có vấn đề sẽ dẫn đến sốt để phản ứng chống lại, qua đó người bệnh sẽ thấy mệt mỏi đau mỏi... Điểm khác biệt giữa 2 dạng bệnh đó là cần chú ý xem người bệnh có thấy bị ban xung suyết hay xuất hiện lấm tấm dưới da hay không đối với bệnh sốt xuất huyết, còn đối với người bị covid triệu chứng điển hình là mất khứu giác, vị giác và 1 số triệu chứng khác.

Dưới đây là 1 infographic rất dễ hình dung để anh em tham khảo

covid-sxh.jpeg

Thường nếu bị nhẹ người mắc sốt xuất huyết sẽ tự khỏi trong vòng 7 này sau khi bị mắc. Nhưng có khoảng 5% số ca bệnh có nguy cơ trở nặng dẫn đến suy hô hấp, suy tim suy thận, rối loạn đông máu... dẫn tới nguy cơ tử vong. Điểm cần chú ý là do mỗi bệnh có đặc điểm lây nhiễm khác nhau, nên nếu không cẩn thận để đồng nhiễm hoặc chưa khỏi bệnh này mà nhiễm bệnh kia có thể sẽ dẫn đến hiện tượng cộng hưởng làm các triệu chứng trở nên nặng hơn, dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Giờ đã qua giai đoạn cao điểm của dịch covid-19 rồi, nên nếu nghi mình bị mắc bệnh thì nên đi khám, làm xét nghiệm máu để xem có sao không chứ đừng lo bị nhiễm covid khi đến cơ sở y tế nhé anh em!

Tham khảo 1, 2
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hôm nọ đi việc, một người quen chung bàn kể chồng của chị ấy mắc covid nhưng tưởng là sốt xuất huyết, tự trị theo phác đồ nhưng ko qua khỏi.
Chỉ thị 15/16/19, chống dịch như chống giặc, phun xịt từa lưa ngoài đường, không thắng không về, … thì đó là covid hay còn gọi là cúm Tàu trá hình.
valve
TÍCH CỰC
2 năm
@Team B thua đám khùng đó luôn
@Team B Đó là hình thức rửa tiền của ngành vô đạo đức mà! Phun xịt lung tung! Nó ở ngoài không khí thì sau vài phút, bám vào bề mặt thì tồn tại khoảng 2h!
Tuyên truyền cái Rọ mồm vô dụng nên đi ra đường thì người người đeo Rọ mồm! Mỗi ngày có thêm cả nghìn ca bệnh mới!
Chó thả rông ngoài đường thì không đeo Rọ mõm mà mỗi năm có vài ca chó cắn!
Ngành Y là ngành vô đạo đức! Vì kiếm tiền và lợi nhuận nên tuyên truyền láo toét! Có ai ho được vào mặt người khác??? Ho vào tay, sau đó bắt tay, sờ nắm mới dễ lây bệnh! Thế nên các BV lớn mới là các ổ dịch lớn!
@quanchilinkevn Khát nước ít thôi bác..cay vừa vừa thôi :v
Chung chung quá.
Cách đơn giản nhất là sốt đc 2 ngày thì làm xn máu xem có bị sxh hay chỉ bị siẻu vi thôi
@bestofstrongman Add thêm liền 😃
@Hassler Check lại lun nha bác. Vì hùi trước bé nhà mình trong mùa sxh, khi sốt bác sĩ đều hỏi sốt bao nhiu ngày để làm xét nghiệm xem có sxh ko? Số ngày hồi đó mình nhớ là 2 ngày là có thể test đc. Giờ có đổi mới j chưa thì bác check lại nha
RobotTT2
ĐẠI BÀNG
2 năm
Chuyên mục này sẽ gây cho người đọc ngộ nhận SXH là căn bệnh đơn giản, dễ dàng đối phó nếu đọc hết bài viết này, ĐIỀU NÀY HẾT SỨC NGUY HIỂM vì thông tin bài này thiếu rất nhiều chuyên môn, thiếu nhiều lưu ý quan trọng, v.v. ĐỐI VỚI CĂN BỊNH SỐT TƯỞNG NHƯ BÌNH THƯỜNG MÀ GÂY TỶ LỆ TỬ VONG CAO NGÚT NÀY. infographic trên chỉ có thể đúng trong một số ít trường hợp thôi, VÌ VẬY NẾU MỌI NGƯỜI ĐỀU ÁP DỤNG THEO SẼ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG, vì phải là bác sĩ chuyên khoa SXH mới có thể điều trị tùy vào thời điểm bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của căn bệnh mà sẽ có các phương pháp chữa khác nhau. VÍ DỤ NHƯ:"..cần chú ý xem người bệnh có thấy bị ban xung suyết hay xuất hiện lấm tấm dưới da hay không đối với bệnh sốt xuất huyết..": RẤT NHIỀU NGƯỜI BỊ SỐT XH 3,4 NGÀY - GIAI ĐOẠN CỰC KỲ NGUY HIỂM-MÀ VẪN KO CÓ TRIỆU CHỨNG ĐÓ.. HOẶC CÓ ĐẾN 4 CHỦNG SXH VÀ NGƯỜI NÀO MẮC BỆNH LẦN THỨ 2 THÌ NGUY HIỂM HƠN LẦN 1 BỘI PHẦN ..VÂN VÂN .. Liên quan đến những căn bệnh nguy hiểm chết người, thì chỉ cần khuyên đơn giản ngắn gọn để mọi người dễ nhớ lúc nguy cấp : khi có triệu chứng sốt cao thì nhanh chóng đến bệnh viện khám sớm nhất có thể ( BV nhiệt đới là địa chỉ đúng nhất để đỡ tốn thời gian và công sức cũng như tiền bạc) VÀ PHẢI TÌM MỌI CÁCH HẠ SỐT, ĐẶC BIỆT LÀ PHẦN ĐẦU CỔ ĐỂ KO GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN NẢO - NGAY TỪ GIAI ĐOẠN BAN ĐẦU..
ryuk_yagami
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ngắn gọn là nếu không có chuyên môn thì không nên viết những bài liên quan đến y tế như thế này bởi vì nó rất là buồn cười. Tất cả các triệu chứng bệnh ngoại trừ các dấu hiệu gọi là pathognomonic thì để chẩn đoán bệnh phải qua cái gọi là biện luận lâm sàng, cận lâm sàng, rồi từ đó mới đến phân độ, phân loại, nguyên nhân, biến chứng.
Nếu trên đời này chỉ có 2 bệnh thì dễ rồi hén, cũng không cần tới cái infographic này. Hôm nào có dịp ngồi phòng sàng lọc thử để biết cái gì gọi là non specific symptoms.
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
2 năm
Có bệnh thì đi gặp bác sĩ, tự mình phân biệt Covid với sốt xuất huyết làm gì?!
Sốt cao thì nên đến bệnh viện khám nhé,xét nghiệm máu sẽ cho ra KQ phù hợp hơn cho từng bệnh, đặc biệt nhà có trẻ nhỏ, không nên chủ quan vì 2 căn bệnh này đều nguy nhiểm như nhau cả
mọi người nên tham khảo để bảo vệ sức khỏe mình được tốt nhất
Các BV lớn là các ổ dịch lớn! Từ Bạch Mai, Việt Đức, C Đà Nẵng, K Tân Triều, Mắt TPHCM, Đức Giang.... Hay là vào đấy rồi cố tình tháo Rọ mồm để ho vào mặt người khác! Ngành vô đạo đức lải nhải thứ vô dụng chỉ vì lợi nhuận ngành!
Bệnh lây qua tay vì ho vào tay, sau đó bắt tay, sờ nắm...rồi người sau lại sờ tay lên mặt. Trong các BV thì cũng do lang băm, lấy tay sờ khám người bệnh rồi lại sờ khám những người sau nên thành ổ dịch lớn! Ở ngoài đường thì có những thành phần vô đạo đức ho được vào mặt người khác như tuyên truyền láo à!???
Cả XH thất nghiệp, chỉ có ngành là vất vả khuấy nước cho đục rồi kiếm chục nghìn tị tiêu vui!
Cúm hay Covid thì phơi nắng sáng là quan trọng nhất! Cứ nhốt trong phòng như ngành vô đạo đức tuyên truyền mới dễ die!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019