Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


P=U.I.Cosφ vậy đồ điện autovolt cắm nguồn 100V có ít hao điện hơn 220V không?

Nam Air
22/4/2022 6:17Phản hồi: 155
P=U.I.Cosφ vậy đồ điện autovolt cắm nguồn 100V có ít hao điện hơn 220V không?
Chúng ta đều biết là công thức tính công suất tiêu thụ điện là P = U.I.Cosφ ; vậy thì những món đồ điện autovolt (sử dụng điện áp 100V-240V), khi cắm với nguồn điện 100Vtiêu thụ điện ít hơn khi cắm với điện 220V, cụ thể là chỉ tốn bằng ½ không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Để so sánh, mình sử dụng 1 cái đồng hồ đo công suất tiêu thụ điện và 1 bộ biến đổi nguồn điện từ 220V ra 100V/110V/50Hz của LIOA, đo 1 cái tv LCD 55" 4K dùng nguồn điện auto volt thông số 100-240V/50-60Hz).

Lưu ý: Mình đang nói về công suất tiêu thụ của thiết bị khi cắm với nguồn điện 100 / 220V, không nói về hao phí của việc hạ áp nguồn điện 220V thành 100/110V.

Thử TV 4K với nguồn điện AC 220V/50Hz

Khi cho tv mở clip 4K HDR trên Youtube, độ sáng màn hình tối đa, công suất tiêu thụ (Pmax) lúc cao nhất gần 109W.


[​IMG]

Chuyển qua độ sáng màn hình tự động, vẫn mở clip trên Youtube. Lúc này công suất tiêu thụ (P1) loanh quanh ở mức 95 - 100W.
Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (11).jpg

Nguồn điện đo được là U = 229V ; I = 0.455A và Power Factor = 95% ==> P1 = 99W
Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (1).jpg

Thử TV 4K với nguồn điện 100V/50Hz

Khi cắm với nguồn điện 100V lấy từ bộ biến áp, công suất tiêu thụ (P2 = U2 . I2) đo được cũng TƯƠNG ĐƯƠNG với nguồn điện 220V, tức là 95 - 100W.


Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (3).jpg

Nguồn điện đo được là U2 = 104V ; I2 = 0.92A và Power Factor = 99% ==> P2 = 95W
Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (14).jpg
Vậy thì tại sao hiệu điện thế đã giảm còn một nửa nhưng công suất tiêu thụ vẫn bằng nhau? Câu trả lời là vì cường độ dòng điện I đã phải tăng gấp 2 để bù lại ==> I2 / I1 = 0.92 / 0.455 = 2

Quảng cáo


Thử loa nghe nhạc với điện 110V

Mình tiếp tục thử 1 món đồ autovolt là loa di động.


Điều kiện thử: đã sạc đầy 100% pin nhằm đảm bảo loa chỉ dùng nguồn điện AC, mở âm lượng 100%

Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (5).jpg

Điện đầu vào U3 = 113V/50Hz ; I3 = 0.159A ; PF = 58% ==> P3 = 10.5W
Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (18).jpg

Thử loa nghe nhạc với điện 220V

Cũng loa đó, cắm qua nguồn điện 220V

Quảng cáo


Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (4).jpg

Điện đầu vào U4 = 229V/50Hz ; I4 = 0.076A ; PF = 59% ==> P4 = 10.3W
Tinhte_Tieu_Thu-Dien_100V_220V (1).jpg

Tổng kết

  • Điện 100/110V mình lấy từ bộ ổn áp ra nên hiệu điện thế ổn định hơn nguồn 220V, cho chỉ số PF cao hơn 220V cỡ 1%
  • Nguồn điện 220V có Hiệu điện thế cao gấp đôi 100V/110V nhưng công suất tiêu thụ của thiết bị vẫn bằng nhau
  • Hiệu điện thế giảm ½ thì Cường độ dòng điện phải tăng 2
  • Điện 220V có ưu điểm dễ truyền tải hơn, ít hao phí hơn so với điện 100V
  • Công suất tiêu thụ của thiết bị autovolt đã được nhà sản xuất thiết kế mặc định để thiết bị hoạt động đạt 100% hiệu năng, không giảm xuống bằng cách hạ hiệu điện thế được
  • Khả năng tiêu thụ điện của thiết bị do nhà sản xuất quyết định
155 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

P = UI chỉ đúng khi tải chỉ là điện trở, còn tải thường sẽ có điện kháng và dung dẫn nên P = UI cũng chưa đúng, mà autovolt thì công suất thay đổi.
thienson062
ĐẠI BÀNG
2 năm
@p700i Mới đầu nghe báo chí nói này không giảm nhưng đánh liều mua về và kq là giảm rất nhiêu nha mọi người .
Giảm tiền trong tk tôi nè
hermex2009
ĐẠI BÀNG
2 năm
@thienson062 ông nào chế tạo được cái thiết bị tiết kiệm dc 10% điện năng thôi thì có khi đã đạt giải nobel rồi chứ đừng nói đến 40%. tất cả các thiết bị quảng cáo trung gian tiết kiệm điện đều là bịp hết.
@JackPhan123 Uhm, tụ bù là để giảm tổn hao truyền tải, trong hệ thống điện cũng dùng để giảm tổn hao đường dây
@p700i
Cười vô mặt
di_hoc
ĐẠI BÀNG
2 năm
Anh em tinh tế ko lẽ mất hết kiến thức lớp 7 hay sao ta!!!!
@SilverWolf501 Thế hệ sau học sớm, tương lai lớp 1 sẽ học điện
chikav
ĐẠI BÀNG
2 năm
@di_hoc dòng đời xô ngã kiến thức vật lý rồi =))
@di_hoc
Cười vô mặt
@di_hoc Một thí nghiệm vĩ đại! Dẫn đến kết luận ....chính xác!
Ngta dùng 100v vì mục đích an toàn ,tính mạng con người là trên hết chứ 100v tổn hao đường dây thiết bị lớn hơn ,P=R.I2 .nhìn công thức này nếu R không đổi nhưng dòng tăng thì công suất tiêu hao tăng lên..Nhìn con số người chết ở VN vì điện giật khá lớn ,có đứa đem ra bẩy chuột thành bẩy người!!
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
2 năm
@Firefox OS Chẹp 1/2 xác suất là lý thuyết và chỉ đúng nếu số thiết bị trải dài và đều ở các dải thôi.
Còn trên thực tế thì đa số đã ở mức lethal ở 110V rồi. Nên có giảm xuống 110V thì tỉ lệ rủi ro cũng không phải là sẽ còn 1/2.
hermex2009
ĐẠI BÀNG
2 năm
@anhcom67 I = U/R. U giảm 1/2, R không đổi thì I cũng phải giảm 1/2 chứ?
JackPhan123
ĐẠI BÀNG
2 năm
@tethien Không có dây nối đất nữa chứ. Mấy thiết bị dân dụng châu Âu hay Mỹ có 3 chấu về VN bẻ chân giữa mới xài. Nên khi rò điện ra vỏ, bị giật như chơi. CÒn khi có nối đất, rò điện là nhảy CB.
@hermex2009 Đó là U đầu vào, còn U đầu ra 5V, 12V, 19V, 24V... thì vẫn không đổi bạn nhé
Người ta chỉ so ít hao điện giữa các thiết bị khác nhau, chả ai đi so cùng 1 thiết bị dùng áp khác nhau cả, bản thân thiết bị nó đã có công suất định mức thì nó cứ uống từ nguồn cho đủ công suất của nó ( ít dòng thì nhiều áp, ít áp thì nhiều dòng, ngay ở công thức P=U.I đã thể hiện điều đó )
Topic đặt câu hỏi về 1 công thức đã được chứng minh, nhưng lại dùng nó làm luận điểm để thắc mắc về một vấn đề chưa biết rõ đúng sai( ít hao điện hơn hay không)(1+1=2, vậy có đúng là 2+1=4 không? wtf). Chính vì P=UI nên không có chuyện 110v ít hao hơn 220v. Đúng ra tiêu đề phải là “ cùng kiểm chứng công thức P=UI với các đồ dùng auto volt “ , nếu đúng là hao điện như nhau thì P=UI đúng, không thì sai.
Bài cũng đã đề cập đến Power Factor khi trong tải có thành phần cảm kháng, dung kháng, P=UI chỉ đúng với tải thuần nhiệt nên tiêu đề cũng sai công thức ( kể cả bếp từ, hông ngoại hay các thiết bị đun nấu dùng controller trigger triac cũng không thuần nhiệt)
hoang559
TÍCH CỰC
2 năm
@hqm_thunderlion này là kiến thức học ở các cấp chứ đâu cần ĐH
@hqm_thunderlion Ngày xưa thí nghiệm vật lý đại cương ở Bách Khoa thì chỉ có " Cùng kiểm chứng công thức .... bằng thực nghiệm" chứ không có chuyện mang công thức đã được công nhận để đi chứng minh một vấn đề phản bác lại công thức đó =]]]
@hoang559 Mình đang nói kiến thức trong comment của anh Kai
di_hoc
ĐẠI BÀNG
2 năm
@chikav Bài viết cho bác nào quên vật lý lớp 7 mà bác
Cười vô mặt
Cái P= U x I này còn phải nhân với hệ số cos (φ) nữa vì đây là dòng điện xoay chiều chứ không phải là 1 chiều. Công suất tiêu thụ thế nào do thiết bị quyết định chứ không phải là tăng hay giảm U vì mọi thiết bị đều cần một năng lượng tối thiểu để hoạt động
@nghaimin Không đọc kĩ bài rồi 😃
Vậy điện 220V và 110V lúc bị giật thì cái nào nguy hiểm hơn, ngoẻo nhanh hơn? 😃
vsphere
TÍCH CỰC
2 năm
@-Mr.S- Lý thuyết là 220V nguy hiểm hơn, nhưng 110V động vào vẫn hẹo như thường thôi.
@-Mr.S- Tùy bị giật bao lâu nữa bác, chớp mắt rút tay ra kịp thì không sao chứ dính luôn thì 100V cũng tèo.
@Nam Air Hỏi vui thôi, chứ ví dụ của mod trên nó như định luật bảo toàn năng lượng, công suất không đổi nên 2 đơn vị kia phải thay đổi.
thực tế ở những nơi điện yếu, ngta dùng ổn áp lioa để kéo điện về, nhưng vì yếu quá nên nó chỉ kéo được hiệu điện thế lên 220v chứ cường độ dòng điện không kéo nổi, nên cứ mở máy công suất cao là auto tắt ổn áp.
Vmemory
CAO CẤP
2 năm
@-Mr.S- Hồi xưa hình như ông thầy bảo 1A thì 1s là đi luôn rồi. U cao ngất ngưỡng nhưng I cực thấp cũng có thể... không sao
bài đăng còn chưa tính đến hao phí điện năng khi phải hạ áp từ 220v xuống 110v
@conankcbn7 Điều mình muốn nói là đồ autovolt vd PS5 cùng bán ở Nhật, Mỹ, VN thì công suất tiêu thụ có khác nhau không.
@Nam Air Dĩ nhiên công suất có ích không khác nhau, còn công suất hao phí có khác nhau chút xíu, tổng thể lại khác nhau chút xíu nhưng k đáng kể, chỉ vài %
Người ta đã đưa ra công suất định mức ở thiết bị mà ông vẫn đi đo cái này. Ôn lại kiến thức học sinh à😆
Mr 2k6
ĐẠI BÀNG
2 năm
U giảm thì I tăng và ngược lại. Định luật bảo toàn năng lượng mấy bác mod tinhte chưa học phổ thông hay sao lại có bài này lên trang nhất vậy anh em
Chốt lại là như nhau
Dùng điện áp thấp thì dòng lớn sẽ bị tổn hao điện năng trên dây dẫn nhiều hơn thôi.
@songcongnuicoc Nhưng bù lại tổn hao chuyển đổi điện áp sẽ thấp hơn
ủa, không nhân cosphi à?
@tuananhtd09.hacker Có kìa bác không đọc bài ư?
@Nam Air mình quên, mới đọc tít comment lun hihi
Công suất tiêu thụ điện mà P=U.I =]]]] xóa bài đi bậy bạ. Mé học cơ điện ra đi làm lần đầu thấy viết bài nhảm lên trang chủ tinhte. Cái trang Tinhte này sập là vừa.
Công suất toàn phần: S=U.I (VA)
Công suất hữu ích: P=U.I.Cos(phi) (W)
Công suất vô ích: Q=U.I.Sin(phi) (VAR)
Phân biệt được 3 cái trên rồi viết bài.
sentino
ĐẠI BÀNG
2 năm
@T.NC Chờ t đo mấy cục hiện giờ, chứ thế này thì quá cùi. Máy t có 18 step motor 600Vdc mà cos (phi) còn không tệ đến như thế này. Power factor t đo được cỡ 0.86.
sentino
ĐẠI BÀNG
2 năm
@T.NC T mới tìm hiểu thêm, cục adapter của bác hiệu suất thấp khủng khiếp. Có tài liệu làm các adapter hiệu suất trên 90% này. https://www.ti.com/lit/pdf/tiduds8a&ved=2ahUKEwjUnbv7sPD3AhWiTGwGHUMOAjMQFnoECEEQAQ&usg=AOvVaw001_2dTXzXvHeEjVXw4B4H
@sentino Lấy cái quạt con cóc ra, lúc bóp cánh quạt lúc lại nhả ra thì hiệu suất nó gồm từ 0 tới x nhé.
Ko phải tke cao hay thấp mà ngta chủ ý làm cos phi vậy nó mới hợp đấy
@sentino Nó là hệ số công suất chứ (PF) không phải hiệu suất. Adapter của bạn kia có PF = 0.58 không có nghĩa là 58% công có ích còn 42% biến thành nhiệt. Thực tế 42% này là công suất phản kháng trả về nguồn nên đâu cũng vào đó thôi, chỉ là nó làm tăng gánh nặng cho dây dẫn
🤣🤣🤣🤣🤣
Thiết bị điện tử cắm điện xoay chiều vào nó thành 1 chiều có hiệu điện thế cố định cho từng đầu ra sau khi qua cục chuyển. 220v hay 110v cũng đến cục chuyển là thôi thì ảnh hưởng gì đến công suất tiêu thụ của thiết bị đâu 😁
sentino
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nnkjsc Yes, mấy cái thiết bị xài dải AC đều có bộ chuyển DC ở trong hoặc ngoài thiết bị, nên công suất là cố định.
Đậu xanh, trong 12 năm ăn học mình có học cái này hả trời.
Cười vô mặt
@Hieu Nguyen. Em học khối B bác ơi.
Lý do vì sao phải sử dụng một số dây điện lõi lớn phía sau ổn áp khi có một vài thiết bị 100V trong nhà 😁
Vì ampe cao gấp đôi bình thường ahihi. Bài viết thực nghiệm lại kiến thức giúp anh em có cái nhìn trực quan hơn về việc áp dụng kiến thức vào thực tế. Cám ơn tác giả
@Ngon Bổ Xẻ Thanks bác ạ.
MDK125
ĐẠI BÀNG
2 năm
P nó đã cố định thì U giảm thì I tăng và ngược lại thôi
@MDK125 Dạ thanks bác, tóm tắt gọn mà đủ ý ạ.
se7max
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bác nên viết bài theo hướng là chứng minh điện áp không ảnh hưởng đến công suất, vì lý thuyết nó là thế.
Nguồn gốc 2 chuẩn 110 và 220 từ đâu.
Tại sao các thiết bị điện có thể chạy được cả 2 mức 110 và 220.
@se7max Thanks bác góp ý.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019