Thứ sáu, 19/4/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Chỉ báo RSI là gì?

RSI là chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.

RSI là viết tắt của Relative Strength Index - chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ báo RSI tính toán tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện tình trạng quá mua và quá bán của thị trường.

RSI là chỉ báo trong phân tích kỹ thuật, có thể áp dụng đối với nhiều loại tài sản như chứng khoán, tiền điện tử, hàng hóa, ... Chỉ báo này được ra đời vào năm 1978 bởi ông J. Welles Wilder.

Thời gian để tính toán độ dao động RSI thường lấy con số 14, ví dụ như 14 ngày nếu xem theo đồ thị ngày, 14 giờ nếu xem theo đồ thị giờ, .... Chỉ số RSI được tính theo công thức như sau.

Chỉ báo RSI là gì?

Giá trị của RSI được biểu diễn trên thang từ 0 đến 100. Trong đó, nếu RSI lớn hơn 70, về lý thuyết có nghĩa là cổ phiếu đang bị mua quá mức. Điều này cũng cảnh báo xu hướng tăng giá có khả năng bị đảo ngược.

Ngược lại, nếu RSI nhỏ hơn 30 có nghĩa là cổ phiếu đang bị bán quá mức, cho biết giá chứng khoán có thể gần chạm đáy và chuẩn bị quay đầu tăng.

Ở giữa mức 30 và 70 được coi là vùng trung tính, với mức 50 được là dấu hiệu không có xu hướng.

Để chắc chắn hơn các tín hiệu, nhà đầu tư có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua thay vì 30 và 70.

RSI vượt trên 70 cho thấy tình trạng quá mua.

RSI vượt trên 70 cho thấy tình trạng quá mua. Ảnh: TradingView

Bên cạnh việc thể hiện tình trạng quá bán hoặc quá mua, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng phân kỳ RSI để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.

Sự phân kỳ xảy ra khi giá chứng khoán di chuyển theo hướng ngược lại so với chỉ báo kỹ thuật. Điều này cảnh báo xu hướng giá hiện tại có thể đang suy yếu và nguy cơ dẫn đến sự thay đổi hướng của giá. Trong đó có hai loại là phân kỳ âm và phân kỳ dương.

- Phân kỳ dương: RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp, cảnh báo đà tăng mạnh bất chấp xu hướng giá giảm.

- Phân kỳ âm: RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá tài sản tăng tạo đỉnh cao hơn, cảnh báo giá có thể giảm mạnh.

Như với tất cả các chỉ báo kỹ thuật, RSI cũng có những điểm hạn chế trong phân tích. Trong thị trường biến động mạnh hoặc đi ngang, RSI có thể đưa ra những tín hiệu sai. Một số trường hợp, RSI liên tục duy trì trong vùng quá bán hoặc quá mua trong thời gian dài.

Ngoài ra, RSI chỉ đo lường sự thay đổi của giá chứ không phải các yếu tố khác như khối lượng giao dịch. Nhà đầu tư nên cân nhắc kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để có thể hạn chế rủi ro.

Bạn cần tư vấn gì?