Thứ bảy, 25/6/2022, 00:00 (GMT+7)

5 xu hướng bền vững trong hoạt động kinh doanh

Chuỗi cung ứng, thời trang, tài chính bền vững... là các xu hướng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong tương lai, theo dự báo của nhiều chuyên gia.

Tìm hiểu thêm về khởi nghiệp bền vững tại đây.

Tài chính bền vững

Một lĩnh vực quan trọng trong việc thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp và kinh doanh bền vững là tài chính. Các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) trở thành những yếu tố quan trọng các nhà đầu tư hướng tới. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nhận ra giá trị của mô hình "net zero" (Không phát thải ròng). Đồng thời, trong tương lai, hầu hết hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bền vững, do đó, các ngân hàng lớn bao gồm bao gồm Bank of America và JPMorgan Chase đã cam kết đầu tư hàng nghìn tỷ USD cho hoạt động giảm biến đổi khí hậu.

Tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) được các nhà đầu tư quan tâm. Ảnh: iStock.

Tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) được các nhà đầu tư quan tâm. Ảnh: iStock.

Chuỗi cung ứng bền vững

Tính bền vững của chuỗi cung ứng gắn với nỗ lực của các công ty trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường, con người trong hành trình sản phẩm từ việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến sản xuất, lưu trữ, giao hàng và liên kết vận chuyển. Hiện, các công ty như Salesforce thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn từ các nhà cung cấp của họ bằng cách nhấn mạnh vào yếu tố khí hậu và nhân quyền.

Theo TS Jens Dinkel, PwC Đức, tính bền vững cho phép chuỗi cung ứng hoạt động ổn định hơn. Để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, các chiến lược chuỗi cung ứng phải tính đến mối quan tâm về sinh thái và xã hội.

Du lịch bền vững

Khi các hoạt động du lịch dừng lại do đại dịch, du lịch bền vững trở thành chủ đề được thảo luận rộng rãi. Tuy nhiên, cơ hội chuyển đổi sang các mô hình phát triển bền vững trong du lịch chỉ thành công khi thay đổi về quy đinh, hành vi người tiêu dùng và áp dụng các công nghệ tiên tiến.

Trong ngành hàng không, các công cụ tìm kiếm chuyến bay như Google bắt đầu hiển thị số lượng khí thải carbon trong các chuyến bay thuộc một số hãng hàng không để khách hàng có thể tùy chọn trả tiền giúp bù đắp lượng khí thải carbon. Hiện nay, nhiều doanh nghệp sản xuất ô tô đang suy nghĩ về những cách thức mới để biến xe điện thành phương thức di chuyển cho tất cả mọi người. Các thành phố cũng xem xét đổi mới hệ thống quản lý giao thông, bãi đậu xe tiên tiến... để giúp giảm lượng khí thải và tắc nghẽn.

Thời trang bền vững

Ngành công nghiệp thời trang đang có lợi thế trong việc dẫn đầu xu thế bền vững. Có nhiều cách để giảm lượng khí thải, thúc đẩy quá trình khử cacbon và khuyến khích hành vi tiêu dùng bền vững (tái chế hoặc buôn bán quần áo cũ). Những thay đổi này tác động tích cực đến hoạch động kinh doanh và có thể mang lại các triển vọng về tài chính. Khoảng 60% các hoạt động thời trang bền vững sẽ yêu cầu đầu tư trả trước, nhưng đối với toàn ngành, 55% sẽ tiết kiệm được chi phí ròng. Người tiêu dùng cũng đang thúc đẩy ngành công nghiệp thay đổi, với 63% coi việc thúc đẩy tính bền vững của một thương hiệu là một yếu tố mua hàng quan trọng.

Thực phẩm bền vững

Phân tích dữ liệu và cảm biến có thể giúp quản lý thực phẩm tốt hơn trong một số ngành công nghiệp. Đối với việc đánh bắt cá, nhiều công ty vẫn còn dùng phương pháp đánh bắt truyền thống. Với công nghệ tiên tiến, ngư dân không chỉ tăng sản lượng đánh bắt đồng thời có thể bảo vệ một số loài cá khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Việc gia tăng tính bền vững trong hoạt động đánh bắt các có thể giảm chi phí khoảng 11 tỷ USD và cải thiện được nguồn tài nguyên đại dương. Ngoài ra, để việc đánh bắt trở nên chính xác hơn, cảm biến và bigdata sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Để tìm hiểu về "bí quyết" giúp các mô hình khởi nghiệp bền vững nhìn ra tiềm năng phát triển và thu hút vốn từ các nhà đầu tư, độc giả có thể mua vé tham gia workshop "Khởi nghiệp bền vững: Cơ hội dẫn đầu trong thời đại mới" được tổ chức từ 18h đến 19h30 ngày 29/6 tại Zion Sky Lounge and Dining (87A Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM).

Độc giả quan tâm có thể mua vé tại đây.

Workshop "Khởi nghiệp bền vững: Cơ hội dẫn đầu trong thời đại mới" thuộc khuôn khổ chương trình Startup Việt, sự kiện thường niên do VnExpress tổ chức nhằm tìm kiếm các startup tiềm năng tại Việt Nam. Trong lần thứ sáu tổ chức, chương trình mang chủ đề "Kỷ nguyên sáng tạo - The Innovation Era". Cổng tiếp nhận hồ sơ đăng ký Startup Việt 2022 được mở từ ngày 7/6 đến 22/7. Đăng ký dự thi Startup Việt 2022 tại đây.

Hồng Thảo (Theo Femaleonezero)

 

CEO TopCV: 'Thu hút nhân tài tạo nội lực cho startup'

CEO TopCV Trần Trung Hiếu chia sẻ ba cách xây dựng nội lực startup là thu hút nhân sự, giữ chân nhân tài và đào tạo, phát triển...

'Startup giá trị thật không lo thị trường biến động'

Lãnh đạo FPT, Smart Cloud, TopCV, OnusChain đều đồng ý khi đối mặt với biến động, startup đứng vững nếu sản phẩm thực tiễn, hữu...

Thách thức của startup Việt trong tương lai biến động

Câu chuyện startup có thể đối mặt hàng loạt "cú sốc" từ suy thoái, bất ổn chính trị, bão hòa công nghệ sẽ được bàn luận...

Microsoft Việt Nam: 'Nhiều ý tưởng startup tốt nhưng thiếu chiến lược'

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho rằng các ý tưởng khởi nghiệp giải quyết tốt bài toán trước mắt...

'Gọi vốn thành công chỉ chứng minh startup tiềm năng'

Theo bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư thiên thần Đông Nam Á, startup có thể bán giấc mơ, nhưng giờ là lúc cần...

Gala Startup Việt 2022 diễn ra ngày 14/12

Sự kiện công bố Top 5 và vinh danh quán quân Startup Việt 2022 sẽ diễn ra tại TP HCM chiều 14/12.

Cách Singapore thu hút dự án khởi nghiệp công nghệ

Sau khi tốt nghiệp Đại học quốc gia Singapore, Việt Dũng tham gia một startup rồi tự khởi nghiệp thay vì về nước sớm.

Top 20 startup Việt 2022 tham gia vòng phỏng vấn

Sáng nay, đại diện 20 dự án khởi nghiệp tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực đã tham gia buổi phỏng vấn với ban giám khảo cuộc thi...

Còn ba ngày bình chọn startup được yêu thích

Vòng bình chọn cho startup được yêu thích tại Startup Việt 2022 sẽ kết thúc vào ngày 21/10.

Năm startup được bình chọn nhiều nhất sau hai tuần

Top 20 Startup Việt đang thu hút hàng nghìn lượt vote sau hơn 10 ngày mở cổng bình chọn.

Bình chọn Startup Việt được yêu thích nhất

Cổng bình chọn Startup Việt được yêu thích nhất bắt đầu mở từ 28/9 đến hết ngày 21/10.

Cơ hội của Việt Nam trước cánh cổng Web3  

Việt Nam được nhận định có thể tận dụng thế mạnh về cơ sở hạ tầng Internet, lượng người dùng Web2 lớn để trở thành quốc gia tiên...

Công bố Top 20 Startup Việt 2022

20 dự án khởi nghiệp tiềm năng nhất thuộc nhiều lĩnh vực sẽ tiếp tục bước vào vòng tiếp theo tại cuộc thi Startup Việt 2022.