Thứ năm, 18/4/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Tâm lý FOMO trong đầu tư chứng khoán

Tâm lý sợ bỏ lỡ FOMO có thể dẫn đến các quyết định sai lầm của nhà đầu tư khi chứng kiến một mã cổ phiếu trên đà tăng trưởng hoặc giảm mạnh.

FOMO là viết tắt của cụm từ Fear of missing out, chỉ trạng thái tâm lý lo lắng, sợ bỏ lỡ cơ hội. FOMO dẫn dắt lòng tham và đánh thức nỗi sợ sâu thẳm của mỗi người nên thường được coi là "cái bẫy" với không chỉ các nhà đầu tư F0 mà còn với cả những người giàu kinh nghiệm.

Trong chứng khoán, FOMO phản ánh tâm lý của nhà đầu tư khi chứng kiến một mã cổ phiếu đang trên đà tăng trưởng hoặc giảm mạnh.

Khi thị trường tiếp đà tăng trưởng, FOMO sẽ dẫn dắt nhà đầu tư giao dịch theo tâm lý đám đông. Khi xuất hiện mã cổ phiếu tăng mạnh, tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội sinh lời khiến bạn không ngần ngại xuống tiền ngay lập tức. Đầu tư khi không hiểu rõ thị trường, doanh nghiệp và không ước chứng được rủi ro khiến nhiều nhà đầu tư dễ gặp thất bại.

Còn trong trường hợp thị trường trên đà giảm điểm, nếu bị chi phối bởi hiệu ứng FOMO, nhà đầu tư thường nảy sinh cảm giấc bất an, thiếu tự tin, từ đó dễ dẫn đến các quyết định sai lầm. Điều này ảnh hưởng đến kết quả đầu tư trong dài hạn.

Theo các chuyên gia của DNSE, tâm lý FOMO của nhà đầu tư chứng khoán thường xuất hiện từ 3 nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, do thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư F0 thường bị tác động bởi tâm lý đám đông.

Ngoài ra, những chiến thắng hay thất bại liên tiếp trong đầu tư cũng dễ khiến bạn rơi vào trạng thái này. Nếu liên tục chiến thắng, nhà đầu tư dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, đầu tư không chọn lọc vì sợ bỏ qua cơ hội kiếm lời tốt. Ở chiều ngược lại, khi liên tục thất bại, nhà đầu tư sẽ luôn tìm kiếm các cơ hội để gỡ lại. Tuy nhiên, không phải cơ hội nào cũng hấp dẫn và sinh lời.

Đồng thời, việc thiếu lộ trình rõ ràng cho dòng tiền đầu tư cũng là nguyên nhân được các chuyên gia phân tích. Vì không có hướng đi cụ thể, nhà đầu tư dễ bị nghiêng ngả bởi các luồng thông tin, khiến hiệu quả đầu tư không được cao như kỳ vọng hoặc mù mờ về các bước đi trong tương lai.

Để tránh bẫy FOMO trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi ra quyết định. Trong đó, thị trường và doanh nghiệp là hai yếu tố bạn cần quan tâm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của giao dịch. Nhờ nắm vững thông tin, nhà đầu tư sẽ đánh giá được tính chính xác của thông tin và tránh xuống tiền sai lầm vào các mã cổ phiếu không triển vọng.

Một cách hiệu quả khác để không bị cuốn theo làn sóng FOMO là chủ động xác định "biên an toàn" của bản thân. Ví dụ, nhà đầu tư nên vạch rõ giới hạn vốn mà mình có thể chịu đựng, xác định mục tiêu đầu tư ngắn hạn hay dài hạn và xây dựng lộ trình tuân thủ nguyên tắc đó. Do đó, kỷ luật là yếu tố thứ hai để nhà đầu tư không bị điều khiển bởi tâm lý FOMO.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để biết khi nào nên dừng lại để cắt lỗ. Trong điều kiện biến động của thị trường, nhà đầu tư không nên cố chấp nắm giữ cổ phiếu để gồng lỗ ở cuối chu kỳ tăng giá. Biết cắt lỗ đúng thời điểm cũng là lưu ý để tránh hiệu ứng FOMO được khuyên bởi chuyên gia.

Cuối cùng, để tránh bẫy FOMO, nhà đầu tư cần rèn luyện được tâm lý vững càng khi đối mặt với biến động. Không phải cổ phiếu giảm giá nào cũng là thua lỗ, cũng như không phải mua vào các mã đang lên sẽ sinh lời. Do đó, nhà đầu tư nên cẩn trọng quan sát thời điểm mua vào và bán ra thích hợp, cân nhắc đến những trường hợp tương tự đã xảy ra trên thị trường để tránh "đu đỉnh", "bán đáy" hay "bán lúa non".

Bạn cần tư vấn gì?